Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt hệ sinh dục nam, gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục gặp vấn đề, hoặc rối loạn chức năng cương dương của người bệnh.
1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì
2. Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt
3. Tác hại của ung thư tuyến tiền liêt
4. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tiền liệt
5. Điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt
6. Phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt
1. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư xảy ra ở tuyến tiền liệt - một tuyến hình quả ở nam giới sản sinh chất dịch tinh trùng nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Thông thường, ung thư tiền liệt tuyến phát triển chậm và ban đầu chỉ giới hạn ở tuyến tiền liệt, không gây hại quá nghiêm trọng cho người bênh. Tuy nhiên, trong khi một số loại ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và có thể điều trị thì một số khác lại phát triển và có thể lây lan nhanh.
Ung thư tuyến tiền liệt nếu được phát hiện sớm - khi nó vẫn còn giới hạn ở tuyến tiền liệt sẽ có cơ hội điều trị thành công bệnh cao hơn.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tiền liệt đó chính là người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như đái rắt, đặc biệt vào ban đêm. Nhiều lúc cảm thấy bí tiểu hoặc không tiểu tiện được, dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng.
Những dấu hiệu đường niệu như tiểu khó kèm theo đau toàn vùng niệu đạo, tầng sinh môn hoặc hậu môn khi đi tiểu xong, với đặc trưng chủ yếu là khó tiểu, nước tiểu trong.
Đau và rát khi đi tiểu: Do khối u tuyến tiền liệt ép lên niệu đạo gây cảm giác đau mỗi khi đi tiểu. Tuy nhiên đau mỗi khi đi tiểu cũng có thể là do một số bệnh khác như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt.
Nam giới khi bị bệnh này thường khó cương, cảm giác đau khi xuất tinh, thường xuyên bị đau và co cứng ở phần dưới lưng, mông và phần trên đùi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hôn nhân.
Có máu trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch. Tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn. Nguồn gốc của tiểu ra máu là từ niệu đạo - tuyến tiền liệt. Đa số trường hợp bệnh nhân tiểu ra ít máu, có tính chất nhỏ giọt và hiện tượng này tái đi tái lại nhiều lần.
Bị táo bón và các chứng về đường ruột: Người bị ung thư tuyến tiền liệt thường bị táo bón và các vấn đề đường ruột.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: tiểu đau rát kèm theo sốt, nôn mửa hoặc đau lưng, đau vùng bụng dưới, nước tiểu có màu đỏ hay màu sắc lạ thường mà không phải do ăn uống gây nên, đau khi đi tiểu và xuất tinh, chảy mủ ở dương vật; các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần mà không giảm thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám.
3. Tác hại của bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là một căn bệnh nguy hiểm cho nam giới. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh như vô sinh ở nam giới.
Người bệnh cảm thấy những cơn đau buốt khi đi tiểu, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng hôn nhân. Ngoài ra người bệnh còn phải đối mặt với nhiều bệnh về đường ruột khác nữa. Trong trường hợp xấu nhất, các tế bào ung thư di căn, dẫn đến người bệnh bị tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới có thể kể đến như tuổi tác, môi trường làm việc, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống.
Ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu khi một số tế bào trong tuyến tiền liệt trở nên bất thường. Các đột biến trong ADN của tế bào bất thường khiến tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào bình thường. Các tế bào bất thường tiếp tục sống, khi các tế bào khác chết. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u có thể phát triển để xâm nhập mô gần đó. Một số tế bào bất thường cũng có thể phá vỡ và lan truyền (di căn) tới các bộ phận khác của cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Giới tính, tuổi tác: Càng ở tuổi cao thì tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới càng lớn. Theo số liệu khảo sát thì số nam giới ở độ tuổi dưới 40 bị bệnh này rất ít, đa phần số lượng người bị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới tăng nhanh sau độ tuổi 50.
Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình cũng là một trong những yếu tố liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt. Người nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có bố hoặc anh em mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Biến đổi gen: Các nhà khoa học đã tìm thấy một số biến đổi gen di truyền được cho là có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông mắc hội chứng Lynch (một loại bệnh di truyền có thể dẫn đến ung thư đại trực tràng) sẽ gia tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt.
Chế độ ăn uống: Nam giới ăn nhiều thịt đỏ hoặc các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng đàn ông tiêu thụ nhiều canxi (thông qua thực phẩm hoặc bổ sung bằng thuốc) cũng dễ phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Làm việc trong môi trường độc hại: Môi trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất ô nhiễm, đặc biệt là những phế phẩm cháy độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Chẩn đoán
Thăm trực tràng: Thực hiện nhẹ nhàng vì ung thư tuyến tiền liệt khác với u xơ, có thể gây đau đớn. Bệnh nhân có một khối u lớn thể nhân, cứng, có hình dạng của tuyến tiền liệt nhưng ranh giới của nó không rõ ràng. Những rãnh bên đầy lên và đường lõm giữa của tuyến bị xóa hẳn. Khi tiến triển chưa trầm trọng thì chẩn đoán không phải dễ dàng. Tuyến tiền liệt giữ nguyên thể tích và hình dạng.
Siêu âm: Siêu âm sẽ cho hình ảnh đúng của bờ viền và của thể tích tuyến tiền liệt, cùng hình ảnh của các cơ quan lân cận như bàng quang, túi tinh. Phương pháp tin cậy này cho phép phát hiện ra ung thư nhỏ và hướng dẫn việc lấy sinh thiết.
Sinh thiết: Sinh thiết nhằm đem lại tư liệu về hình thái học để khẳng định chẩn đoán. Sinh thiết được tiến hành bằng chọc dò bằng kim. Nhờ sinh thiết mà bác sỹ có thể xếp loại giai đoạn qua xét nghiệm tổ chức học, và từ đó có thể đánh giá về tiên lượn.
Chất chỉ điểm ung thư PSA: Xét nghiệm PSA được xem là xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt, nếu trên 20 ng/ml thì nghĩ đến ung thư. PSA còn có giá trị để đánh giá kết quả điều trị và theo dõi sau điều trị.
Điều trị bệnh
Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn chỉ định đối với khối u khu trú tại chỗ, có khả năng phẫu thuật lấy toàn bộ tuyến tiền liệt, bệnh nhân không có các bệnh nặng khác phối hợp. Phẫu thuật cũng được áp dụng với trường hợp u tái phát sau xạ trị ngoài, xạ áp sát, không có di căn xa.
Điều trị nội tiết: Điều trị nội tiết nhằm mục đích loại bỏ androgen là yếu tố kích thích sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Các phương thức bao gồm cắt bỏ tinh hoàn hai bên và dùng thuốc, có tác dụng kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, sau khi đã cắt bỏ tinh hoàn, và có thể điều trị lâu dài.
Điều trị hóa chất:Chỉ định cho các trường hợp thất bại với điều trị nội tiết. Nói chung phương pháp này ít được áp dụng vì tính hiệu quả không cao.
Tia xạ: Điều trị tia xạ bao gồm xạ trị ngoài và xạ trị áp sát. Xạ trị ngoài không chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử xạ trị tiểu khung, viêm trực tràng, tiêu chảy mạn tính mức độ vừa và nặng, dung tích bàng quang nhỏ. Xạ trị ngoài có thể phối hợp với điều trị nội tiết, xạ trị thêm hạch chậu nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng. Xạ trị ngoài mang lại nhiều lợi ích như kiểm soát lâu dài được ung thư, giảm nguy cơ tiểu tiện không tự chủ, kiểm soát được ung thư tại vùng.
Khám và chữa trị ung thư Tuyến tiền liệt tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
6. Phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Bạn cần xây dựng và duy trì một chế độ ăn ít chất béo, không chất kích thích, không cay nóng nhưng tăng tối đa các loại rau xanh và hoa quả tươi. Hạn chế lượng đạm từ các loại thịt đưa vào và những thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo ngọt.
Tăng cường sử dụng các loại trà xanh để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa hình thành các tế bào ung thư.
Khi dùng bất cứ một loại thuốc gì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Với những trường hợp có người thân bị bệnh nên chú ý và cảnh giác hơn bởi đây là căn bệnh có liên quan đến cả yếu tố di truyền.
Thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm tế bào ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để đặt lịch khám và nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi