Triệu chứng ảo thị, nguyên nhân và cách điều trị
Ảo giác là khi có tri giác hay cảm giác nhưng hoàn toàn không có một kích thích ngoại lai hay nội tại nào tác động lên nhánh tận của thần kinh cảm giác. Ảo giác bao gồm có ảo thị, ảo thanh, ảo khướu… Trong đó, ảo thị là một trong những trường hợp thường gặp nhất.
1. Ảo thị là gì
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Triệu chứng ảo thị là gì?
Ảo giác không chỉ ảnh hưởng lên 5 giác quan mà còn kích thích tất cả các tín hiệu tri giác từ các cơ quan vận động hoặc thính giác (như ảo giác vận động) đến các cơ quan nội tạng (dị cảm). Để hiểu rõ hơn về ảo giác, bạn có thể xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
Ảo thị (optical illusion) là nhìn thấy một vật gì đó mà trên thực tế không có. Ảo thị hữu hình là có vật thật, còn ảo thị vô hình là ánh sáng hoặc hình ảnh vô dạng. Sự phân biệt này thường không tuyệt đối, cả hai loại ảo thị nói trên có thể cùng tồn tại. Một kiểu ảo thị hữu hình thường gặp và có lý thú là tự thấy hình ảnh của mình thời còn trẻ. Nội dung của ảo thị thường không có giá trị chẩn đoán khu trú.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ảo thị
Nhiều người trải qua ảo thị thường tránh bàn tán về chúng một cách công khai vì sợ bị quy kết tâm thần. Khi ảo thị không kết hợp với ảo thính thì thường không phải là bệnh tâm thần. Để biết được một người có mắc bệnh tâm thần hay không, cần phải dựa trên Các triệu chứng của bệnh tâm thần.
Ngoài tâm thần ra thì nguyên nhân gây ảo thị là rượu và các thứ thuốc khác, mất thần kinh cảm giác, mất thị lực, cơn động kinh. Có lẽ ảo thị hay xảy ra nhất là ở thời kỳ tiền triệu của chứng đau nửa đầu.
Người khỏe mạnh cũng có thể có ảo thị là lúc mệt mỏi hoặc mất cảm giác (ví dụ người leo núi, lái xe đường dài, sỹ quan bảo vệ mật ngủ). Có những người bình thường cũng bị ảo thị khi đi ngủ hoặc khi ngủ dậy. Khác với ảo thị khi đi ngủ hoặc khi ngủ dậy. Khác với ảo thị do bệnh tật gây ra, loại ảo thị này có thể tạo ra sự sảng khoái.
Ảo thị nhìn thấy chớp sáng gọi là đom đóm mắt (phosphenes hoặc photisms). Lấy ngón tay đè vào nhãn cầu cũng tạo ra đom đóm, giống như khi dịch kính co kéo võng mạc (nói cho đúng ra thì những thể lơ lửng trong dịch kính không phải là ảo giác mà là hình ảnh của những lỗ hổng dịch kính tạo ra trên võng mạc). Ở người bình thường tiếng động có thể gây ra đom đóm mắt do phản xạ giật mình, chẳng hạn như một người đang ngủ lơ mơ trong buồng tối bỗng nhìn thấy chớp sáng khi có tiếng động mạnh đột ngột. Đom đóm mắt định vị theo hướng xảy ra tiếng động và có thể đó là biểu hiện của mối liên quan với sự kích động thính giác. Hiện tượng này gia tăng ở những người trước đã bị bệnh ở đường dẫn truyền thần kinh thị giác, đom đóm xuất hiện ở vùng bị tổn hại. Đom đóm cũng xảy ra ở mắt bị viêm thần kinh thị khi mắt chuyển động, có thể là do sự tăng nhạy cảm của dây thần kinh bị viêm.
Ảo giác giải phóng phát sinh ở một số ít bệnh nhân bị mù hoặc có tổn hại mắt. Ảo giác giải phóng có thể xuất hiện trong quá trình mất thị lực và rồi biến đi khi mắt mù hoàn toàn hoặc lại phát triển sau khi đã mù. Những ảo thị này vừa hữu hình vừa vô hình. Những sự mô tả sinh động trong y văn có sức quyến rũ người đọc nhưng bản thân bệnh nhân thì hầu như luôn luôn khó chịu và lo âu. Mặc dù nội dung của ảo giác về bản chất không có gì đáng sợ hãi (ví dụ như nhìn thấy nhện hoặc những con quái vật tiền sử) nhưng bệnh nhân vẫn khó tập trung tư tưởng hoặc khó ngủ yên và có thể có ý nghĩ tự sát để thoát khỏi những hình ảnh ảo thị.
3. Chẩn đoán tình trạng ảo thị
Ảo thị cũng hay gặp trong lâm sàng, chỉ sau ảo thanh và thường kết hợp với ảo thanh. Ảo thị thường xuất hiện khi quá trình tri giác bị trở ngại như rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng), khi quá mệt mỏi, hoảng hốt, hay khi điều kiện ánh sáng thiếu (đêm tối, hoàng hôn).
Nội dung của ảo thị rất đa dạng như: thấy ngọn lửa, thấy đom đóm, thấy khói, sương mù, màu sắc mơ hồ hay hình ảnh rõ rệt. Có thể là người, động vật, ma quỷ, phong cảnh, cảnh tượng v.v ... ảo thị có thể sinh động hay bất động, nội dung của ảo thị có thể thay đổi hoặc không thay đổi. ảo thị có thể là một hình ảnh đơn độc, một bộ phận của cơ thể (một con mắt, một cái tai...), một đám đông người, một đàn thú dữ, một đàn sâu bọ... và có thể là ảo thị tự thấy mình. Kích thước của ảo thị có thể giống như tự nhiên, hoặc có thể lớn lên (ảo thị khổng lồ- macropsie) hay nhỏ đi (ảo thị tí hon - micropsie). Có thể là ảo thị câm hay ảo thị kèm theo tiếng nói (ảo thanh).
Thái độ của người bệnh trước ảo thị cũng khác nhau: có thể say mê, thích thú nhìn ngắm, bàng quan ngơ ngác, sợ hãi bỏ chạy hay họ tham gia hoạt động cùng ảo thị v.v...
Ảo thị hay gặp trong các bệnh loạn tâm thần cấp, loạn thần nhiễm trùng, nhiễm độc, sảng run do rượu, đôi khi trong tâm thần phân liệt, loạn tâm căn phân ly (Hyststeria)...
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng ảo thị của bạn diễn ra thường xuyên, ngày càng rõ rệt và xuất hiện nhiều hơn thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Các bác sĩ của Hello Doctor có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi