Nam giới bị đau ở háng là bệnh gì?

Nam giới bị đau ở háng là bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Huỳnh Đức Ngọc, năm nay tôi 29 tuổi. Gần đây, tôi thường bị những cơn đau ở háng kéo dài và gây khó chịu. Những triệu chứng đó thì thường đau theo chu kỳ và kéo dài trong vài tiếng, chỉ hết khi dùng thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể tư vấn giúp là tôi đang mắc chứng bệnh gì được không ạ? Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn Huỳnh Đức Ngọc, rất vui vì nhận được câu hỏi và sự tin tưởng của bạn đối với chúng tôi. Thông qua những triệu chứng kể trên của bạn chúng tôi đã liên hệ với đội ngũ bác sĩ để tư vấn về tình trạng của bạn như sau:

1. Chứng đau háng là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau háng

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Triệu chứng đau háng ở nam giới là gì?

Chứng đau ở vùng háng hay còn được gọi tắt là đau háng là những cơn đau ở bên trong khu vực tiếp giáp giữa phần đùi trên và bụng dưới. Đây còn gọi là vùng bẹn, là phần tiếp nối giữa bụng và chân, nơi cơ khớp chân gắn vào cơ thể.

Đau háng ở nam giới do ảnh hưởng bất thường của cơ quan sinh sản hay bất thường của phần xương chậu, thận, bàng quang, hay đại tràng.

Đau háng là một dấu hiệu của những chấn thương trực tiếp tới một khu vực của vùng háng, hay dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc một loại bệnh nào đó. Phần bẹn có thể sưng, đỏ và đau khi chạm vào.

Đau háng có thể xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn khi một dây thần kinh bị chèn ép liên kết với những chấn thương nhỏ. Nhưng khi tình trạng đau hàng kéo dài và diễn biễn nghiêm trọng thì nó là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Lúc này bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh và có phương án điều trị rõ ràng.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau háng ở nam giới

Đau háng ở nam giới có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân phổ biến là do căng trật cơ bắp, gân hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những người hay chơi những môn thể thao như trượt băng,đá bóng,… Cơn đau ở háng có thể xảy ra ngay sau khi bị chấn thương, hoặc sẽ đến từ từ qua nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Đau háng có thể trở nên nghiêm trọng nếu vùng bị thương chưa khôi phục hoàn toàn.

Gãy xương, lệch đĩa đệm, chấn thương xương, hoặc thậm chí khi bị sỏi thận cũng có thể gây những triệu chứng đau háng. Nếu tình trạng đau háng ở nam giới xuất hiện kết hợp với các dấu hiệu như sung bìu, đau bụng và buồn nôn thì đây là triệu chứng của bệnh tinh hoàn cần được cấp cứu và kiểm tra kịp thời.

Đau háng có nhiều nguyên nhân xảy ra bao gồm nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến đau háng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau háng mà mọi người cần lưu ý để có thể nắm bắt được tình trạng của mình:

  • Thoát vị bẹn
  • Viêm tinh hoàn (viêm mào tinh hoàn)
  • Căng cơ
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • U bìu
  • Tinh hoàn di chuyển lên xuống(di chuyển giữa bìu và ổ bụng)
  • Đau thần kinh toạ
  • Ung thư tinh hoàn
  • Tinh hoàn xoắn
  • Viêm xương khớp
  • Hoại tử vô mạch(Các mô xương chết do lượng máu bị hạn chế)
  • Viêm gân
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Gãy bong xương
  • Viêm bao hoạt dịch (viêm khớp)
  • Tràn màng dịch tinh hoàn (sưng bìu)
  • Sỏi thận
  • Quai bị
  • Viêm phổi
  • Hội chứng cơ hình lê
  • Phình nang (tích tụ dịch trong tinh hoàn)
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (tĩnh mạch mở rộng trong bìu)

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi đau háng kéo dài kết hợp với một số triệu chứng sốt, buồn nôn, sưng bìu và người bệnh dùng các biện pháp giảm đau không hiệu quả, những triệu chứng xuất hiện liên tục. Hoặc cơn đau háng đồng thời cùng những cơn đau ở lưng, bụng hoặc đau ngực, đau tinh hoàn dữ dội và đột ngột thì người bệnh cần đến ngay bệnh viên hay các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.

Nếu nguyên nhân gây đau háng là do bong gân và căng cơ khi hoạt động, va chạm thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau không cần kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin IB, …) hoặc acetaminophen (Tylenol) hoặc chườm túi nước đá lên khu vực bị đau trong  20 đến 30 phút, hai đến bốn lần một ngày để giảm đau ngay.

Từ tình trạng của bạn Huỳnh Đức Ngọc, tuy không xuất hiện thêm những triệu chứng khác nhưng lại kéo dài và chưa rõ nguyên nhân chúng tôi cũng khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để kiểm tra kỹ lưỡng và được chẩn đoán chính xác. Bạn cũng có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor  theo số điện thoại: 1900 1246. Với sự tư vấn trên, mong sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng hiện tại của mình và không nên quá lo lắng. Chúc bạn kiểm tra và đạt kết quả tốt.

Xin cảm ơn!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Mai Châm

    Tôi cũng hay bị đau ở háng, ban đầu cứ tưởng chỉ là cơn đau bình thường. Nhưng khi đi khám và biết mình bị đau thần kinh tọa, tôi bắt đầu thấy lo lắng. Sau khi điều trị một thời gian bệnh đã thuyên giảm phần nào.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Hảo

    Tôi đã gửi câu hỏi và mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ

    06/10/2017
  • Nguyễn Hải

    Tôi là người thích vận động, vậy mà kể từ khi bị đau háng và phát hiện bị bệnh dây thần kinh chèn ép đã phải hạn chế vận động đi nhiều. Chỉ mong sao mau chóng điều trị khỏi bệnh.

    29/09/2017
  • Lê Thảo

    Tôi cũng đang bị đau háng, áp dụng một số cách dân gian nhưng chưa khỏi. Qua bài viết này tôi nhận thấy nên đi khám thì tốt hơn.

    22/09/2017
  • Tô Đạt

    Tôi cũng đang có triệu chứng đau ở háng nhưng vì ngại nên chưa đi khám. Sau khi tham khảo bài viết của bác sĩ, tôi mới thất mình đã sai lầm. Đau háng nguy hiểm hơn tôi nghĩ và có lẽ tôi sẽ đi khám ngay.

    06/09/2017
Xem thêm đánh giá

Hello Doctor (10/02/2018)
Chào bạn Phong, bạn nên hạn chế vận động mạnh để tránh làm tổn thương thêm. Nhưng nếu tình trạng đau háng kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh ngay.
Nguyễn Hồng Phong (06/02/2018)
Chào bác sĩ, tôi dạo gần đây cũng đau ở háng, còn nữa tôi còn cảm thấy đau ở cột sống. Ngoài ra tôi còn cảm thấy khó khăn khi cúi người xuống. Tôi không biết nên làm gì để khắc phục.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung