Đau cẳng tay là dấu hiệu của bệnh gì, cách chữa trị

Đau cẳng tay là dấu hiệu của bệnh gì, cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Thy, 32 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau cẳng tay bên trái, tay này cũng yếu hơn trước đây. Tôi đang rất lo lắng không biết có phải mình đang mắc bệnh hay không. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Thy, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Triệu chứng đau cẳng tay do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong trường hợp của bạn, do chưa thể xác định được nguyên nhân đau cẳng tay của bạn nên chúng tôi chưa thể xác định được bạn có đang mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về triệu chứng đau cẳng tay để giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây đau của mình và tự khắc phục tình trạng.

1. Đau cẳng tay là gì?

2. Nguyên nhân gây đau cẳng tay

3. Điều trị đau cẳng tay

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Đau cẳng tay là gì?

Cẳng tay bao gồm 2 xương kết nối với nhau ở vùng cổ tay, 2 xương này gọi là xương trụ và xương quay. Chấn thương những xương này hoặc tổn thương thần kinh – cơ gần chúng có thể dẫn đến đau cẳng tay.

Đau cẳng tay có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể trở nên dữ dội do tổn thương thần kinh. Một số trường hợp khác, cơn đau có thể âm ỉ, dai dẳng do thoái hóa khớp. Cơn đau có thể ảnh hưởng chức năng của cánh tay và bàn tay, cảm giác như kiến bò và tê. Một số triệu chứng khác có thể gặp liên quan đến đau cẳng tay bao gồm:

  • Sưng phù cẳng tay hoặc ngón tay
  • Tê đầu ngón tay hay cẳng tay
  • Ảnh hưởng lên sức vận động của tay
  • Hạn chế một số động tác ở tay
  • Khớp khuỷu tay hoặc khớp cổ tay khi vận động có thể kêu tiếng “tách”

Thỉnh thoảng, đau cẳng tay không do chấn thương hoặc mất chức năng tại chỗ gây ra. Điều này có nghĩa là có thể chấn thương từ nơi khác nhưng làm đau cẳng tay.

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây đau cẳng tay, hầu hết đều có thể được điều trị tại nhà hoặc các cơ sở y tế.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau cẳng tay

Đau cẳng tay có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân, có thể từ tình trạng thoái hóa cho đến chấn thương hoặc các bệnh lí nền mà gây tổn thương dây thần kinh, xương hoặc khớp:

  • Viêm khớp: đây là bệnh gây những sụn có chức năng bảo vệ tại khớp bị xói mòn, dẫn đến mất lớp đệm và các xương sẽ ma sát vào nhau.
  • Hội chứng ống cổ tay: đây là tình trạng dây thần kinh ở cổ tay dẫn truyền đến các ngón tay bị chèn ép và cuối cùng gây đau.
  • Té ngã hoặc các chấn thương gây gãy xương, bong gân hoặc các tổn thương dây chằng
  • Tổn thương mô với các tĩnh mạch và tuần hoàn tại chỗ
  • Căng cơ: thường là hậu quả của chơi thể thao như đánh tennis hoặc chơi gôn
  • Chấn thương do hoạt động quá mức ví dụ như dùng bàn tay quá nhiều khi đánh máy
  • Tay ở sai tư thế ví dụ như cổ hoặc vai cong ra trước hoặc ở tư thế có thể gây chèn ép dây thần kinh ở cẳng tay.
  • Bệnh lí ảnh hưởng thần kinh ví dụ như bệnh tiểu đường hoặc bệnh lí tuyến giáp 

Bạn có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau cẳng tay. Hoặc có khi bạn không chắc triệu chứng xuất hiện như thế nào. Bác sĩ có thể xác định những nguyên nhân nền gây tổn thương xương, khớp, thần kinh hoặc những bệnh lí khác gây ra các triệu chứng tương tự.

Bạn nên đến các cơ sở y tế ngay khi bạn thấy rõ xương bị gãy hoặc nghe tiếng “cách” rõ khi cử động cẳng tay.

3. Các phương pháp điều trị đau cẳng tay

Các phương pháp điều trị đau cẳng tay có thể đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Điều trị tại nhà

  • Để cẳng tay nghỉ ngơi thường có thể giúp làm giảm mức độ viêm
  • Chườm đá lên vùng đau bằng một túi vải chứa đá trong khoảng 10-15 phút có thể giúp làm giảm sưng phù
  • Dùng thuốc giảm đau có bán trên thị trường ví dụ như ibuprofen hoặc acetaminophen, có thể giúp làm giảm sưng phù và cảm giác đau khó chịu
  • Nẹp hoặc băng ép giúp hạn chế vận động khi bị chấn thương có thể giúp ích

Tập dãn cơ

Thỉnh thoảng các bác sĩ sẽ khuyến nghị tập dãn cơ và tập thể dục tăng cường sức cơ nhằm làm giảm đau cẳng tay. Tuy nhiên, bạn không nên tập bất cứ bài thể dục hay phương pháp dãn cơ nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Còn không thì bạn sẽ dễ tự làm chấn thương bản thân.

Bạn có thể cần chườm đá vùng cẳng tay sau khi tập thể dục để giảm cảm giác khó chịu và sưng phù.

Tập dãn cổ tay

Bài tập dãn này sẽ giúp làm giảm áp lực liên quan đến vùng cẳng tay, đặc biệt nếu nguyên nhân gây đau cẳng tay là do hội chứng ống cổ tay.

Bài tập dãn cổ tay điều trị đau cẳng tay

  1. Nắm chặt bàn tay sao cho song song với mặt đất, kéo thẳng ra từ vai, và úp mặt gan bàn tay xuống.
  2. Dùng bàn tay đối diện kéo bàn tay cần dãn xuống phía dưới, cong cổ tay và dãn ở đỉnh bàn tay cũng như cẳng tay.
  3. Xoay nhẹ cánh tay vào trong để cảm nhận dãn nhiều hơn
  4. Giữ nguyên tư thế này trong 20 giây
  5. Lặp lại 5 lần cho mỗi bên

Xoay cổ tay

Bạn có thể làm tăng sức cơ vùng cẳng tay với bài tập này, có thể cần thêm một số vật nhỏ hỗ trợ.

Bài tập xoay cổ tay điều trị đau cẳng tay

  • Cầm chắc một bình đựng đồ ăn trong tay, giữ sao cho vật ở ngang vai. Bắt đầu với mặt gan bàn tay ngửa lên.
  • Xoay cánh tay và cổ tay sao cho mặt gan bàn tay cầm đồ vật úp xuống.
  • Tiếp tục xoay mặt gan bàn tay ngửa lên và úp xuống
  • Có thể lặp lại 10 lần

Nếu bài tập này quá đau với bạn khi dãn tay thì bạn có thể thực hiện bài tập này trong lúc ngồi và để cho khuỷu tay nghỉ ngơi, dựa lên đùi.

Cong khuỷu tay

Bài tập này tập trung vào mục đích là dãn cẳng tay. 

Bài tập cong khuỷu tay điều trị đau cẳng tay

  1. Đứng thẳng người và thả lỏng cánh tay 2 bên
  2. Từ từ cong tay phải, gấp tay về phía người sao cho mặt trong bàn tay chạm vào vai. Nếu bạn không thể chạm vào vai thì bạn hãy cố chạm đến vùng gần nhất có thể
  3. Giữ nguyên tư thế này trong 15-30 giây
  4. Sau đó hạ thấp tay bạn xuống và lặp lại bài tập khoảng 10 lần
  5. Sau đó bạn cần thực hiện tương tự với tay đối diện.

Tiêm thuốc và phẫu thuật

Thỉnh thoảng bác sĩ có thể yêu cầu tiêm thuốc kháng viêm giảm đau cortisone vì thuốc này giúp làm giảm viêm ở cơ do quá trình gây ra đau cẳng tay.

Nếu tiêm thuốc không hiệu quả thì bác sĩ có thể yêu cầu các phương pháp phẫu thuật giúp giảm đau bao gồm:

  • Giải áp gân cơ
  • Giải áp ống cổ tay

Tuy nhiên, phẫu thuật nên luôn được cân nhắc như là phương pháp điều trị cuối cùng nếu các phương pháp tại nhà và các bài tập thể dục không hiệu quả. Bác sĩ thường không khuyến cáo phẫu thuật trừ khi bạn bị chấn thương cấp tính và nặng hoặc khi bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên sau 6-12 tháng.

Nhiều người bị đau cẳng tay có thể điều trị hết hẳn các triệu chứng một cách hiệu quả mà không cần phẫu thuật. Bạn hãy để cẳng tay nghỉ ngơi mỗi khi cơn đau bắt đầu xuất hiện và nếu các triệu chứng nặng dần thì bạn nên đến khám bác sĩ.

Bạn Thy có thể áp dụng các phương pháp điều trị đau cẳng tay mà chúng tôi đã đưa ra. Nếu như vẫn không thuyên giảm thì lúc này bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và có phương án điều trị bệnh kịp thời. Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị thì bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn.  

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Những thông tin khác có thể hữu ích cho bạn:

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trọng Hiếu

    Tôi có người thân bị bệnh tiểu đường cũng có triệu chứng này. Tôi khuyên mọi người nếu cảm thấy đau cẳng tay tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Chứ đừng coi thường bởi bạn có thể giống người thân của tôi mắc bệnh tiểu đường cũng nên.

    22/01/2018
  • Mai Hương

    Tôi sẽ thử bài tập mà bác sĩ đã đưa ra xem có đỡ không

    29/09/2017
Trương Ngọc Khánh (22/01/2018)
Tôi cũng hay bị đau cẳng tay. Vì vậy tôi đã lên mạng tìm hiểu, trong lúc đó thì tôi biết đến bài viết này. Tôi muốn hỏi bác sĩ nếu có triệu chứng này thì có nhất thiết phải đi khám không ạ.
Hello Doctor (27/01/2018)
Chào bạn Ngọc Khánh, triệu chứng đau cẳng tay không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một bệnh lý. Bạn chỉ cần đi khám khi triệu chứng này kéo dài, lặp lại hoặc gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn. nếu triệu chứng tê cẳng tay xuất hiện cùng một số các triệu chứng như đau, sưng thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung