Đối phó với những cơn đau sau phẫu thuật lồng ngực ra sao?

Đối phó với những cơn đau sau phẫu thuật lồng ngực ra sao?

Đa phần những người đã từng trải qua phẫu thuật lồng ngực thường phải chịu đựng những cơn đau sau đó. Để giúp cho những người trải qua phẫu thuật lồng ngực khắc phục và vượt qua tình trạng này, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1.  Tỷ lệ bệnh nhân có cơn đau sau phẫu thuật lồng ngực là bao nhiêu?

Vì cảm giác đau sau phẫu thuật ở mỗi người là khác nhau, cho nên mức độ đau sẽ được xác định dựa vào thang điểm đau cơ bản từ 0 (không đau) đến 10 (rất đau, đau trầm trọng) để khảo sát. Và kết quả nhận được từ một cuộc khảo sát thực tế là phần lớn người trải qua một cuộc phẫu thuật lồng ngực đều có cảm giác khó chịu và đau nhức.

Cơn đau còn phụ thuộc vào dạng phẫu thuật

Thông thường, cường độ và tình trạng kéo dài của cơn đau sau phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật hay dạng phẫu thuật xâm lấn nào được thực hiện.

Bệnh nhân với chỉ định cần phải đại phẫu như cắt xương ức, mổ hở lồng ngực hay mổ dùng dụng cụ banh lồng ngực sẽ gây đau nhiều hơn, và cần nhiều thời gian để bệnh nhân phục hồi vì vùng tổn thương lớn hơn so với phẫu thuật nội soi. Ngoài ra việc “mổ hở” cũng gây ra các triệu chứng thần kinh mà bệnh nhân cần thời gian để phục hồi lại.

Nhiều bệnh nhân sẽ yêu cầu gây mê trong vài ngày đầu, tuy nhiên đa số bác sĩ phẫu thuật sẽ đổi sang dùng kháng sinh cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Các cơn đau hậu phẫu thường liên quan đến yếu tố viêm và thủ thuật trong khi mổ, đặc biệt là với các phẫu thuật viêm phế mạc, bóc tách hay cắt bỏ phế mạc. Theo thông thường, các cơn đau hậu phẫu sẽ giảm dần theo thời gian trong vòng 4 đến 6 tuần.

Những dạng phẫu thuật lồng ngực thường được sử dụng

Các thuốc kháng viêm

Cơn đau sau hậu phẫu có thể thuyên giảm nhờ vào các thuốc theo toa như ibuprofen hơn là thuốc mê liều cao. Đó là vì thuốc kháng viêm sẽ giảm tình trạng viêm sau phẫu thuật, từ đó giảm đau cho bệnh nhân. Tuy vậy, thuốc kháng viêm vẫn có những tác dụng phụ khi dùng quá liều như gây choáng, bị táo bón như dùng thuốc mê.

Sử dụng theo hướng dẫn

Không ai phủ nhận công dụng của các thuốc kháng viêm, cũng như các thuốc này có thể mua không cần theo đơn bác sĩ. Dù vậy hãy trao đổi thật kỹ với dược sĩ bán thuốc về liều cần dùng để tránh các biến chứng gây tổn thương thận, cũng như uống nhiều nước khi dùng thuốc.

Bệnh nhân có tiền căn mắc bệnh cao huyết áp cũng nên lưu ý khi dùng thuốc kháng viêm vì chúng có thể gây tương tác với các thuốc huyết áp.

2. Hội chứng đau dây thần kinh hậu phẫu

Với nhiều bệnh nhân, hội chứng đau dây thần kinh có thể là biến chứng tạm thời là và là một phần của quá trình hồi phục. Tuy vậy bệnh nhân nếu không chuẩn bị tâm lý có thể sẽ rất khó chịu.

Nếu cảm giác khó chịu này vẫn kéo dài trong vài tuần, thì việc tái khám với bác sĩ là điều cần thiết. Họ sẽ kê đơn các thuốc như gabapentin với mục đích làm dịu cơn đau và giảm cảm giác khó chịu.Tuy vậy, bệnh nhân khi uống thuốc cũng cần kiên nhẫn để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

3. Phẫu thuật mở ngực cắt xương ức và các vấn đề cần đề phòng

Nếu bạn được chỉ định phẫu thuật cắt xương ức (dạng phẫu thuật mở xương ức để tiếp cận trực diện vào vùng trung tâm lồng ngực, phương pháp này cần các biện pháp đề phòng để bảo vệ cho vùng ngoài phẫu trường. Vì khi xương ức bị cắt đi, bệnh nhân sẽ có những hạn chế khi phải nâng vật có trọng lượng hơn lớn từ 6 đến 12 tuần. Ngoài ra, việc hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực thành ngực cũng được khuyến cáo và việc tự lái xe cũng nên cân nhắc cho đến khi việc phục hồi hòan toàn.

Ngoài các lưu ý trên, bệnh nhân cũng lưu ý tránh để nhiềm trùng da hay viêm vùng trung thất. Cho nên việc không tắm bồn, bơi hay làm sạch quá mức vùng phẫu thuật bằng vật cứng như xà phòng. Các hóa chất này thường gây hại nhiều hơn là có lợi khi nó tiêu diệt các tế bào mới. Đây là một lưu ý cần được tư vấn cho bệnh nhân, cũng như không nên dùng các loại kem dưỡng lên vùng phẫu thuật cho đến khi tróc vảy.

Hậu phẫu cắt thành ngực

Sau khi trải qua đại phẫu lồng ngực, đa số bệnh nhân nên hạn chế nâng vật nặng ở bên vùng ngực đã phẫu thuật trong hai tuần, Tuy vậy, không giống như các bệnh nhân phẫu thuật cắt xương ức, bác sĩ sẽ cần bệnh nhân tập luyện và cử động cánh tay hằng ngày để giúp cơ hồi phục và phòng tránh tình trạng giới hạn vận động về sau. Bác sĩ vậy lý trị liệu sẽ có nhiều bài tập khác nhau để giúp bạn luyện tập tại nhà.

4. Những lưu ý sau khi hậu phẫu

Với bệnh nhân được áp dụng phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, sẽ có rất ít yêu cầu hạn chế vận động, trừ việc nâng vật nặng trong 2 đến 3 tuần.

Các chỉ dẫn hậu phẫu cho bệnh nhân có các phương pháp phẫu thuật khác cũng tương tự với phẫu thuật cắt xương sườn - không chà xát mạnh hay tắm bồn, không dùng kem hay dưỡng thể hoặc các loại xà phòng cứng, không diệt khuẩn lên vùng đã phẫu thuật trong thời gian như đã hướng dẫn.

Những bất thường cần bác sĩ trợ giúp:

- Cơn đau nặng hơn ngay cả khi không hoạt động. Chiếu theo thang điểm đau thì bình thường chỉ khoản 4 điểm, nhưng hôm nay lại đột ngột đau đến 8 điểm.

- Thay đổi tính chất cơn đau, trở nên âm ỉ và dồn dập hơn

- Khó thở, hoặc không thở được

- Đỏ, sưng quanh vùng phẫu thuật. Vết mổ có thể sẽ hồng và sưng lên trong 2 3 ngày đầu, nhưng những diễn tiến bất thường sau đó nên được kiểm tra lại với bác sĩ.

- Chảy máu đỏ tươi ở vùng phẫu thuật. Còn khi có dịch hồng, trong hay vàng chảy ra từ ống dẫn lưu trong vài ngày đầu thì lại bình thường

- Chảy máu bên ngoài ống dẫn lưu có thể báo hiệu tình trạng viêm đang tiến triển ở vết mổ

- Sốt trên 38 độ, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng

- Nếu bạn bị tiểu đường, và đường huyết có biến động tại nhà, có thể tình trạng nhiễm trùng đang tiến triển (Thay đổi đường huyết trong vài ngày đầu là bình thường, và được điều trị bằng insulin tại bệnh viện).

- Cơn đau kéo dài 3 tháng có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh (và bạn cần dùng thêm thuốc hoặc áp dụng thêm các liệu pháp điều trị khác).

Nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giúp đỡ bạn.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung