Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh, đang mang thai 3 tháng. Vừa qua, tôi mới đi khám và phát mình bị bệnh suy giáp. Tôi rất lo lắng không biết bệnh suy giáp có chữa khỏi được không và phải điều trị bệnh như thế nào. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
Trả lời:
Chào bạn Thanh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau.
Bệnh suy giáp là gì?
Bạn cần phải hiểu rõ về căn bệnh mình đang mắc phải mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả đượ. Để có thể hiểu rõ về căn bệnh mình đang mắc phải, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại BỆNH SUY GIÁP.
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Rất khó để có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Trước tiên cần làm rõ khái niệm “điều trị” và “chữa khỏi”. Tất cả các dạng của suy giáp đều có thể được điều trị, giúp cho chức năng giáp của cơ thể ổn định. Tuy nhiên để giữ tình trạng ổn định đó cần phải duy trì dùng thuốc.
Có một số bệnh là tự giới hạn (tự hết sau một thời gian), chẳng hạn viêm tuyến giáp hậu sản, sẽ không cần điều trị sau khi đã hết đợt rối loạn. Tuy nhiên, viêm tuyến giáp hậu sản có thể tái phát ở những lần mang thai sau.Những phương pháp điều trị bệnh suy giáp
Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng suy giáp là sử dụng thuốc thay thế hormone giáp. Hormone thay thế mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay là hormone tổng hợp (hormone nhân tạo). Sau khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ phải đi tái khám thường xuyên để theo dõi hiệu quả điều trị cũng như kiểm tra chắc chắn xem liều thuốc đã phù hợp chưa.
>>>Để biết được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giáp, bạn có thể tham khảo tại: Triệu chứng bệnh suy giáp.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Trong đa số trường hợp, triệu chứng của suy giáp sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng tuần lễ đầu tiên từ khi bắt đầu điều trị. Các triệu chứng thường sẽ biến mất sau một vài tháng. Trẻ sơ sinh và trẻ em bị suy giáp cần phải được điều trị sớm. Còn đối với người lớn tuổi hoặc bệnh nhân có thể trạng sức khỏe kém thì có thể sẽ mất thời gian lâu hơn để có đáp ứng với thuốc.
- Nếu bạn từng xạ trị ung thư và bị chứng suy giáp, hoặc đã được cắt bỏ tuyến giáp thì bạn cần điều trị từ lúc đó. Nếu chứng cường giáp gây ra bởi bệnh viêm giáp Hashimoto, bạn cũng cần được điều trị ngay. Một số trường hợp, chức năng tuyến giáp có thể tự hồi phục trong bệnh viêm giáp Hashimoto. (Xem thêm thông tin về bệnh viêm giáp Hashimoto tại đây)
- Nếu có bệnh nặng hoặc nhiễm trùng làm thúc đẩy cơn suy giáp, chức năng tuyến giáp có khả năng sẽ trở lại bình thường sau khi bệnh nguyên nhân được chữa.
- Một số thuốc có thể gây suy giáp: Chức năng tuyến giáp có thể sẽ trở lại bình thường sau khi ngưng sử dụng thuốc đó.
- Nếu tình trạng suy giáp của bạn chỉ ở mức độ nhẹ (suy giáp dưới lâm sàng), có thể bạn không cần điều trị, nhưng cần được theo dõi để phát hiện sớm dấu hiệu suy giáp tiến triển nặng hơn. Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bạn về vấn đề lợi và hại của việc dùng thuốc để chữa chứng suy giáp nhẹ. Liều lượng của thuốc phải được theo dõi thận trọng đối với những người đồng thời mắc bệnh tim mạch, bởi vì dư hormone giáp sẽ làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực, loạn nhịp tim (rung nhĩ).
Điều trị khởi đầu
Bác sĩ sẽ điều trị chứng suy giáp bằng thuốc hormone giáp tổng hợp levothyroxine (Levothroid, Levoxyl, Synthroid,…). Bạn cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu kiểm tra lại sau khoảng 6 – 8 tuần để chắc chắn rằng liều thuốc đang dùng là phù hợp với bạn.
Nếu liều dùng là chưa đủ, bạn có thể sẽ còn các triệu chứng của suy giáp, chẳng hạn táo bón, sợ lạnh, chậm chạp, uể oải, tăng cân. Nếu liều dùng là quá nhiều, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng hồi hộp, lo âu, rối loạn giấc ngủ, run rẩy. Nếu bạn bị bệnh tim mạch, dùng thuốc dư liều có thể gây loạn nhịp tim và đau ngực. Người có bệnh tim mạch thường được khởi đầu ở liều levothyroxine thấp, sau đó tăng liều lên từ từ.
Nếu bạn bị suy giáp nặng tại thời điểm chẩn đoán, bạn cần được điều trị tích cực ngay. Suy giáp nặng không được điều trị có thể dẫn đến hôn mê phù niêm (myxedema coma), một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng, với các biểu hiện giảm tình trạng nhận thức, hạ thân nhiệt và những biểu hiện trì trệ hoạt động của nhiều cơ quan khác.
Điều trị suy giáp trong thai kỳ là rất quan trọng, vì tình trạng suy giáp có thể gây hại đến sự phát triển của bào thai.
- Nếu người bệnh bắt đầu bị suy giáp khi đang mang thai, điều trị cần được bắt đầu ngay. Nếu bị suy giáp từ trước khi có thai, người bệnh cần được xét nghiệm nồng độ hormone giáp để chắc chắn được điều trị đúng liều lượng thuốc. Trong thời gian thai kỳ, liều lượng thuốc có thể sẽ cần tăng lên từ 25% đến 50%.
- Nếu người bệnh bắt đầu bị suy giáp sau khi mang thai (suy giáp hậu sản), thì cũng cần được điều trị. Và ở lần mang thai sau, người bệnh cần phải được kiểm tra lại tình trạng suy giáp. Trong một số trường hợp, suy giáp sẽ tự hết. Nhưng trong những trường hợp khác, nó có thể là tình trạng vĩnh viễn và cần được điều trị suốt đời.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị liên tục
Đối với một số người, chứng suy giáp sẽ ngày càng tệ hơn khi họ lớn tuổi và vì vậy, liều thuốc hormone giáp cần phải tăng dần. Hầu hết những người đang điều trị với hormone giáp sẽ bị lại các triệu chứng nếu ngưng thuốc.
Nếu chứng suy giáp của bạn là do một bệnh nặng hoặc nhiễm trùng thúc đẩy, chức năng tuyến giáp có thể sẽ trở về bình thường sau khi bạn được chữa khỏi bệnh. Để kiểm tra xem chức năng tuyến giáp có về lại bình thường không, cần ngưng dùng thuốc hormone tuyến giáp trong một thời gian ngắn. Đa số các trường hợp, bệnh nhân sẽ bị suy giáp trong một giai đoạn ngắn sau khi ngưng thuốc, do cần có thời gian để cơ thể truyền tín hiệu khởi động lại hoạt động của tuyến giáp. Nếu tuyến giáp có thể tự sản xuất đủ hormone cho cơ thể, việc điều trị thuốc được ngưng. Nhưng nếu nồng độ tuyến giáp vẫn thấp dai dẳng, bạn cần phải điều trị trở lại.
Trong khi đang điều trị thuốc hormone giáp, bạn cần phải tái khám một lần một năm để kiểm tra lại tuyến giáp. Bạn sẽ được xét nghiệm máu kiểm tra TSH (hormone kích thích tuyến giáp) để chắc chắn cơ thể bạn có đủ hormone giáp.
Đôi khi, triệu chứng suy giáp như uể oải, táo bón, đầu óc lú lẫn, sợ lạnh,… vẫn tiếp tục. Điều này có thể do bạn sử dụng không đủ liều thuốc hormone giáp hoặc thuốc không được hấp thu tốt trong ống tiêu hóa. Bệnh đường tiêu hóa hoặc các thuốc khác có thể ảnh hưởng gây ức chế hormone giáp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tăng liều cho bạn.
Bác sĩ có thể sẽ thử liệu pháp kết hợp hormone T3/T4 nếu T4 đơn thuần không đủ khả năng kiểm soát triệu chứng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chăm sóc tại nhà
Trong quá trình điều trị suy giáp, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ (thường ít nhất mỗi năm một lần) để đánh giá điều trị và điều chỉnh nếu cần thiết.
Hãy chắc chắn sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ lý do cần điều trị lâu dài hoặc nếu bạn cảm thấy bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.
Trẻ em bị suy giáp cần được tái khám thường xuyên, vì liều lượng thuốc hormone sẽ thay đổi khi trẻ lớn lên. Suy giáp không được điều trị ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Khi đến độ tuổi thích hợp mà bạn nghĩ trẻ có thể hiểu được, (thường 9 – 10 tuổi), bạn nên dạy cho trẻ biết về chứng suy giáp mà chúng đang mắc phải, tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng cách cũng như việc đi kiểm tra thường xuyên.
Tác dụng của thuốc hormone tuyến giáp
Thuốc hormone giáp là liệu pháp hiệu quả duy nhất để trị chứng suy giáp. Trong đa số trường hợp, thuốc hormone giáp sẽ giúp:
- Làm giảm hoặc không còn triệu chứng của suy giáp. Triệu chứng thường cải thiện trong tuần đầu kể từ khi bắt đầu sử dụng thuốc, và biến mất sau một vài tháng.
- Giảm nguy cơ chậm phát triển thể chất, thiểu năng trí tuệ và các rối loạn hành vi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thuốc hormone giáp thường sẽ không gây ra tác dụng phụ nếu bạn sử dụng đúng liều.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Một số thực phẩm bổ sung, chẳng hạn calcium hoặc sắt, nếu sử dụng cùng lúc với thuốc hormone giáp có thể sẽ làm giảm khả năng hấp thu hormone giáp của cơ thể.
Cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai hoặc một số thuốc nội tiết tố khác. Liều lượng thuốc hormone giáp có thể sẽ cần thay đổi nếu bạn dùng các loại thuốc ấy.
Tóm lại, điều quan trọng nhất đối với bệnh tuyến giáp nói chung và suy giáp nói riêng là, kể cả khi nguyên nhân gây rối loạn chức năng giáp không được chữa khỏi thì người ta vẫn có phương pháp điều trị hiệu quả để duy trì chức năng tuyến giáp về bình thường. Vì vậy, người bị suy giáp cần được điều trị và theo dõi lâu dài. Bạn Thanh nên tích cực điều trị để tránh trường hợp các triệu chứng của bệnh suy giáp ngày càng nặng nề hơn. Để điều trị bệnh suy giáp, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi