Tác hại và mức độ nguy hiểm của bệnh suy giáp ở trẻ em
Mặc dù theo thống kê phụ nữ trung niên và người cao tuổi là những người hay bị suy giáp. Nhưng thật ra, bất cứ ai cũng vẫn có thể bị bệnh, kể cả trẻ sơ sinh, trẻ em nói chung và thanh thiếu niên. Trẻ mới sinh ra bị suy giáp thường là do không có tuyến giáp hoặc có một tuyến hoạt động không bình thường.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
>>>Để biết thông tin chung về bệnh suy giáp, bạn có thể xem tại BỆNH SUY GIÁP.
Bệnh suy giáp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sẽ có những triệu chứng như:
- Vàng da vàng mắt. Trong hầu hết trường hợp, tình trạng vàng da xảy ra khi gan của bé không thể chuyển hóa được bilirubin- một chất được hình thành từ các tế bào hồng cầu bị phá hủy
- Thường xuyên bị sặc
- Lưỡi to
- Phù mặt
Khi bệnh tiến triển, trẻ sơ sinh sẽ gặp vấn đề khó khăn khi nuốt và có thể dẫn đến việc trẻ sẽ bị chậm phát triển. Bé cũng có thể có những triệu chứng như:
- Táo bón
- Yếu các cơ có chức năng phát âm
- Buồn ngủ quá mức
Khi bệnh suy giáp ở trẻ sơ sinh không được điều trị, thậm chí các trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến khuyết tật về thể chất và trí tuệ trầm trọng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bệnh suy giáp ở trẻ em và thanh thiếu niên
Nói chung, trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh suy giáp có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như người lớn, nhưng cũng có thể gặp các triệu chứng như:
- Kém tăng trưởng dẫn đến thể trạng gầy
- Trì hoãn sự phát triển của răng vĩnh viễn
- Dậy thì trễ
- Sự phát triển tâm thần kém
>>>Bạn có thể tham khảo thêm các triệu chứng của bệnh suy giáp ở người lớn tại Triệu chứng của bệnh suy giáp.
Biến chứng của bệnh suy giáp ở trẻ em
Suy giáp không được điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ sau đây:
- Bướu cổ: Việc kích thích tuyến giáp liên tục sản xuất ra nhiều hoóc môn làm cho tuyến giáp trở nên to hơn bình thường hay được gọi là bướu cổ. Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là một trong những nguyên nhân suy giáp phổ biến nhất gây ra bướu cổ. Mặc dù nhìn chung bệnh này không gây khó chịu, nhưng khi bướu cổ lớn có thể ảnh hưởng đến diện mạo của người bệnh và gây khó khăn khi nuốt hoặc thở. (Xem thêm về bướu cổ tại đây)
- Vấn đề về tim mạch: Suy giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, chủ yếu là do cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay còn họi là cholesterol "xấu" thường hay xảy ra ở những người có tuyến giáp kém hoạt động. Ngay cả suy giáp dưới lâm sàng, một dạng suy giáp nhẹ hay sớm, trong đó các triệu chứng chưa phát triển, có thể làm tăng mức cholesterol toàn phần và làm giảm khả năng bơm máu của tim. Suy giáp cũng có thể dẫn đến suy tim và tim bị to.
- Các vấn đề về sức khoẻ tâm thần: Trầm cảm có thể xảy ra sớm ở những bệnh nhân suy giáp và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Chúng cũng có thể là nguyên nhân làm chậm phát triển chức năng tâm thần. (Xem thêm về bệnh trầm cảm tại đây)
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Suy giáp nếu không được kiểm soát về lâu dài có thể gây tổn thương cho dây thần kinh ngoại biên của bệnh nhân - dây thần kinh mang thông tin từ não và tủy sống đến phần còn lại của cơ thể, ví dụ, cánh tay và chân. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi có thể bao gồm đau, tê và ngứa hay cảm giác châm chích ở khu vực bị tổn thương thần kinh. Nó cũng có thể gây nhược cơ hoặc mất trương lực cơ. (Xem thêm về bệnh thần kinh ngoại biên tại đây)
- Hôn mê phù niêm (hôn mê do suy giáp): Rất hiếm, tình trạng đe dọa đến tính mạng này là kết quả của bệnh suy giáp diễn tiến lâu dài, không được chẩn đoán. Những dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: sợ cảm giác lạnh, uể oải, buồn ngủ dữ dội và lơ mơ. Một cơn hôn mê do suy giáp có thể được kích hoạt bởi thuốc an thần, nhiễm trùng hoặc các căng thẳng khác trên bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng của hôn mê phù niêm, cần điều trị khẩn cấp ngay lập tức.
- Vô sinh: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp gây cản trở sự rụng trứng, làm giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây suy giáp chẳng hạn như rối loạn tự miễn dịch cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản.
- Dị tật bẩm sinh: Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn trẻ sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Những trẻ em này cũng có nhiều vấn đề về trí tuệ và phát triển nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh bị bệnh suy giáp không được điều trị lúc mới sinh có nguy cơ bị các vấn đề nghiêm trọng cả về sự phát triển thể chất và tinh thần. Nhưng nếu tình trạng này được chẩn đoán trong vòng vài tháng đầu đời thì trẻ vẫn có cơ hội phát triển trí não bình thường.
Để điều trị bệnh suy giáp, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi