Bệnh loạn thần cấp tính - dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh loạn thần cấp tính là một tình trạng rối loạn tâm thần có các triệu chứng đặc trưng như ảo giác, mê sảng, hoặc nói năng lộn xộn. Những người mắc chứng loạn thần cấp tính thường có các ảo tưởng nổi bật, rõ rệt với sự thay đổi cấu trúc nhanh chóng xảy ra sau một thời gian ngắn lo lắng, mất ngủ và lẫn lộn. Bệnh loạn thần cấp chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, thường kéo dài từ một đến hai tuần.
1. Địa chỉ phòng khám điều trị loạn thần cấp tính
2. Các loại loạn thần cấp tính
3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh loạn thần cấp tính
4. Nguyên nhân gây ra bệnh loạn thần cấp tính
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Địa chỉ phòng khám điều trị loạn thần cấp tính
Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
Điện thoại: 028 7305 0022
Email: info@chaobs.com
Thành Phố Hà Nội
Địa chỉ :Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa
Điện thoại: 024 7305 0022
Email: info@chaobs.com
2. Các loại loạn thần cấp tính
Có hai loại loạn thần cấp tính - một loại có liên quan đến căng thẳng, và một loại khác không liên quan đến căng thẳng. Các chuyên gia tâm thần học cũng phân biệt rõ loạn thần cấp với những bệnh tâm thần có triệu chứng tương tự như tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Khoảng 40% bệnh nhân mắc bệnh loạn thần cấp được báo cáo là không phù hợp với chẩn đoán tâm thần phân liệt hay trầm cảm.
Để chuẩn hóa định nghĩa về bệnh loạn thần cấp, các hệ thống chẩn đoán hiện đại như Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD) hay Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê (DSM) có các tiêu chuẩn về tình trạng "rối loạn loạn thần cấp tính và thoáng qua" (ICD-10) và "Loạn thần ngắn"(DSM-IV). DSM-IV phân loại bệnh loạn thần cấp cụ thể hơn ICD-10. Vì vậy, mọi trường hợp "loạn thần ngắn" đều có thể được chẩn đoán là "rối loạn loạn thần cấp tính và thoáng qua" nhưng ngược lại thì không.
Tình trạng loạn thần cấp được phân loại như sau:
- Rối loạn tâm thần đa dạng cấp không có triệu chứng tâm thần phân liệt
- Rối loạn tâm thần đa dạng cấp với các triệu chứng tâm thần phân liệt
- Rối loạn tâm thần giống tâm thần phân liệt cấp
- Rối loạn tâm thần cấp khác chủ yếu là hoang tưởng
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh loạn thần cấp tính
Sau đây là hai tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh loạn thần cấp do hai hệ thống chẩn đoán hiện đại đặt ra.
Tiêu chuẩn chẩn đoán cho "Các rối loạn tâm thần cấp và thoáng qua" (F23) theo ICD-10.
- G1: Có sự phát bệnh cấp tính với các triệu chứng như ảo tưởng, ảo giác, ngôn ngữ vô ý thức hoặc không mạch lạc. Khoảng thời gian giữa lần xuất hiện đầu tiên cho đến khi phát triển đầy đủ của các triệu chứng không quá 2 tuần.
- G2: Nếu có tình trạng nhầm lẫn, hoặc suy giảm sự tập trung và chú ý thoáng qua, nhưng không đáp ứng được các tiêu chí do ngộ độc hữu cơ gây ra theo tiêu chuẩn F05.-, tiêu chí A.
- G3: Rối loạn không đáp ứng các tiêu chuẩn triệu chứng cho chứng hưng cảm
- (F30.-), trầm cảm (F32.-), hoặc rối loạn trầm cảm tái phát (F33.-).
- G4: Không sử dụng chất gây nghiện gần đây nên không đáp ứng các tiêu chuẩn về nhiễm độc (F1x.0), sử dụng chất có hại (F1x.1), sự lệ thuộc thuốc (F1x.2), hoặc tình trạng cai nghiện (F1x.3 và F1x.4). Việc tiếp tục sử dụng rượu và chất gây nghiện ở mức vừa phải và phần lớn không thay đổi số lượng hoặc tần suất thường dùng không được coi như sử dụng chất gây hại theo F23; điều này phải được quyết định bởi các đánh giá lâm sàng và các yêu cầu của dự án nghiên cứu đang được thực hiện.
- G5: Tiêu chuẩn loại trừ được sử dụng phổ biến nhất. Không có rối loạn tâm thần thực thể (F00-F09) hoặc rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (điều này không bao gồm việc sinh con).
Tiêu chuẩn chẩn đoán cho “Rối loạn loạn thần ngắn” (298.8 ) theo DSM IV - TR
A. Sự hiện diện của một (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây:
- Ảo tưởng
- Ảo giác
- Ngôn ngữ vô tổ chức (ví dụ, nói những câu vô nghĩa hoặc không mạch lạc)
- Hành vi vô tổ chức hoặc hành vi căng trương lực
Lưu ý: Không bao gồm một triệu chứng nếu nó là một kiểu đáp ứng được thừa nhận về mặt văn hoá.
B. Thời gian của một giai đoạn rối loạn ít nhất là 1 ngày, nhưng ít hơn 1 tháng, và sau đó trở lại hoàn toàn mức độ hoạt động trước bệnh.
C. Sự rối loạn không phải do một rối loạn khí sắc với các đặc tính loạn thần, rối loạn phân liệt cảm xúc và không phải là do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ, một chất gây nghiện, một loại thuốc) hoặc một bệnh nội khoa.
Xác định rõ nếu:
- Có dấu hiệu căng thẳng (loạn thần phản ứng ngắn): nếu các triệu chứng xuất hiện ngay sau đó và đáp ứng rõ ràng với các sự kiện. Các sự kiện này khi xuất hiện đơn độc hoặc cùng nhau, đều sẽ gây căng thẳng rõ rệt cho hầu hết mọi người trong những hoàn cảnh tương tự và trong nền văn hoá tương tự.
- Không có dấu hiệu căng thẳng: Nếu các triệu chứng không xuất hiện ngay sau đó, hoặc không đáp ứng rõ ràng với các sự kiện gây căng thẳng (như trên)
- Khởi phát sau sinh: nếu khởi bệnh trong vòng 4 tuần sau sinh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Nguyên nhân gây ra bệnh loạn thần cấp tính
Các yếu tố xã hội-nhân khẩu học: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Bệnh loạn thần cấp tính và thoáng qua ở các nước đang phát triển nhiều gấp 10 lần so với các nước công nghiệp hóa. Phụ nữ và người dân ở nông thôn có nhiều khả năng bị chứng loạn thần cấp hơn. Tuổi bắt đầu chứng loạn thần cấp cũng tương tự như tâm thần phân liệt ở nam giới, nhưng trẻ hơn ở nữ khi so sánh với giai đoạn khởi phát của tâm thần phân liệt.
Sự căng thẳng: Các nghiên cứu tổng hợp cho thấy, so với tâm thần phân liệt, loạn thần cấp có tần suất xuất hiện stress cao hơn trước khi khởi phát bệnh. Những người ít gặp căng thẳng trước khi khởi phát loạn thần cấp thường có tiền căn gia đình về rối loạn tâm thần ở những người họ hàng gần nhất của họ.
Nhân cách trước khi phát bệnh, quan hệ gia đình và các yếu tố sinh học khác cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng loạn thần cấp. Liên hệ để gặp bác sĩ điều trị loạn thần cấp tính theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi