Những phương pháp hữu hiệu điều trị chứng rối loạn hành vi
Khi trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi, cha mẹ nên có những biện pháp điều trị thích hợp cho con, ngoài việc can thiệp bằng các biện pháp y tế còn có thể áp dụng một số biện pháp khác.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Việc xem nhiều sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy hoặc ảnh hưởng từ bạn bè xấu là một trong những nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở tuổi trẻ. Nó dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, ăn cắp, đua xe mạo hiểm, tấn công trẻ em…
Các bạn trẻ khi mắc phải căn bệnh này sẽ rất khó thích ứng với xã hội và thường có hành vi xâm phạm sớm. Một số có thể thích ứng với các hoạt động xã hội nhưng vẫn có hành vi chống đối, phạm tội.
Để bệnh rối loạn hành vi không còn là nỗi lo thường trực trong mỗi gia đình chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ cũng như động viên người bênh về cách ăn ở, sinh hoạt cũng như tập luyện thể dục thể thao giúp phòng tránh và đẩy lùi bệnh. Có thể sử dụng các biện pháp như:
- Tìm sự giúp đỡ, chia sẻ của người thân trong gia đình, bạn bè, anh em.
- Nghỉ ngơi có tác dụng phục hồi sức khỏe rất lớn.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh hoặc các trò chơi bạo lực, có tính kích động…
- Nên tìm cho mình những thú vui nhẹ nhàng, dễ chịu và đem lại sự phấn khởi, thoải mái, niềm vui như: chăm sóc cây cối , câu cá, nuôi ong, chơi tem, chơi thể thao...
- Đi bộ là một liệu pháp cực kỳ hiệu quả. Nó sẽ giúp gần như tất cả các cơ bắp vận động, tác dụng kích thích mạnh toàn bộ cơ thể.
- Bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
- Xoa bóp đặc biệt có lợi giúp thư giãn đối với những thanh thiếu niên bị chứng rối loạn hành vi. Trẻ được điều trị bằng phương pháp mát-xa thư giản giúp trẻ trầm tĩnh hơn, ngủ ngon hơn, tránh được những cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện được hành vi, biết lắng nghe, vâng lời cha mẹ hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Phương pháp Tomatis
Nguyên tắc của phương pháp này là dùng âm nhạc để điều trị cho trẻ mắc chứng rối loạn không tập trung và hiếu động, được khởi xướng bởi một bác sĩ người Pháp tên Alfred A. Tomatis. Theo ông, đây là một phương pháp cho kết quả rất tốt. Chính âm nhạc làm cải thiện khả năng nghe của trẻ, bằng cách kích thích não bộ giúp trẻ tập trung vào âm thanh mà không bị phân tán. Vì vậy, người ta thường cho trẻ nghe nhạc Mozart, hòa tấu, thậm chí nghe giọng nói của người mẹ.
Điều trị rối loạn hành vi bằng phương pháp Tomatis
Trong những năm gần đây, chế độ ăn được cho thấy có liên quan đến chứng rối loạn hành vi và có thể góp phần trong việc phòng chống bệnh rối loạn hành vi.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tránh thiếu sắt, kẽm
Sắt và kẽm là tiền chất của hơn vài trăm enzym trong cơ thể. Các khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí tuệ của trẻ. Thiếu hụt các khoáng chất này không chỉ liên quan đến rối loạn hành vi mà còn làm giảm trí thông minh của trẻ.
Sắt và kẽm có nhiều trong thực phẩm động vật, đặc biệt là thịt đỏ như thịt lợn, bò, gan, cật… Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong tuần kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C trong rau, trái cây để hấp thu tốt sắt và kẽm.
Bên cạnh đó, thiếu hụt iốt cũng được chứng minh liên quan đến nguy cơ rối loạn tăng động giảm tập trung nên cần dùng muối có bổ sung iốt.
Ăn đủ axit béo
Các axitbéo chuỗi dài nhiều nối đôi bao gồm axit béo omega 3 và omega 6. Đây là những chất cần thiết cho quá trình phát triển của não bộ. Chất này cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai, cho con bú và của trẻ nhỏ. Các chất này có nhiều trong các loại cá biển, các loại đậu hạt và dầu thực vật.
Các axit béo omega 3, omega 6 cũng có thể được bổ sung dưới dạng thuốc khi cần và có chỉ định của bác sĩ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Hạn chế đường đơn, tăng cường tinh bột
Tiêu thụ nhiều đường đơn có trong bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và các loại nước giải khát có đường liên quan nguy cơ rối loạn hành vi ở trẻ. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin. Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose – nguyên liệu chính cho não hoạt động – khiến ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Do đó trẻ cần ăn tinh bột hơn đường đơn. Ăn đầy đủ rau, quả giúp đường hấp thu chậm vào máu giúp ổn định lượng đường huyết lâu bền. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình và thấp, giúp duy trì nồng độ glucose lâu bền cho não hoạt động gồm: cơm gạo lứt là loại không chà trắng, bún, bánh ướt…
Ngoài việc thực hiện những biện pháp trên, cha mẹ nên quan tâm đến các biểu hiện của con, nếu các biểu hiện của trẻ không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ có thể liên hệ với bác sĩ Nguyễn Thi Phú với 16 năm kinh nghiệm chuyên khoa tâm thần kinh theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi