Tìm hiểu về thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh số 9
Chào bác sĩ, tôi hiện nay 45 tuổi, làm công nhân. Tuần trước tôi đi khám vì triệu chứng đau họng và được chẩn đoán là đau dây thần kinh số 9, được chỉ đỉnh điều trị bằng thuốc uống. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thuốc được vài ngày, tôi cảm thấy rất khó chịu và gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc như nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn và khô họng. Tôi muốn hỏi bác sĩ rằng ngoài biện pháp dùng thuốc, tôi có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác không? Tôi có thể đổi sang loại thuốc nào khác không? Có cách nào để tôi khắc phục những tác dụng phụ kể trên hay không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với những chia sẻ của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
1. Đau dây thần kinh số 9 là gì?
Đau dây thần kinh là cơn đau gây ra bởi dây thần kinh chi phối cảm giác đau bị tổn thương. Dây thần kinh số 9, hay còn gọi là dây thần kinh thiệt hầu, là một trong những sợi thần kinh có nguồn gốc từ thân não.
Khi dây thần kinh thiệt hầu bị kích thích, cơn đau với cảm giác như châm chít, tê, kiến bò sẽ xảy ra ở vùng họng sau, lưỡi, vùng hạnh nhân và tai. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy những cơn đau nhẹ hoặc trung bình và nhiều cơn lặp lại. Nhưng đau dây thần kinh thiệt hầu có thể diễn tiến ngày càng nặng, gây ra những cơn đau nặng, kéo dài hơn và tần số dày đặc hơn.
Để hiểu chi tiết hơn về bệnh, bạn có thể xem thêm Một số thông tin:
2. Nhóm thuốc điều trị đau dây thần kinh số 9
Các nhóm thuốc điều trị đau dây thần kinh số 9 bao gồm:
- Thuốc chống co giật: Bao gồm carbamazepine, oxcarbazepine, phenytoin, gabapentin, pregabelin, và những loại thuốc chống co giật khác là những nhóm thuốc thường dùng cho bệnh nhân đau dây thần kinh số 9.
- Thuốc chống chèn ép: Điển hình là Amitriptyline thường được chỉ định dùng kèm với các thuốc chống co giật. Chúng cũng có thể được dùng riêng lẻ, đặc biệt trên những bệnh nhân có cơn đau dữ dội khiến cơ thể bị suy nhược.
- Thuốc gây tê tại chỗ: Nhóm thuốc này được dùng bằng cách tiêm vào vùng cơ thể bị đau do dây thần kinh thiệt hầu (như ở trường hợp của bạn là vùng họng sau).
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Chỉ định sử dụng thuốc
Trong đa số trường hợp, chỉ định sử dụng thuốc thường là điều trị đầu tay ngay sau khi đã được chẩn đoán đau dây thần kinh số 9. Chỉ khi điều trị thuốc không có đáp ứng, hay bạn không thể dung nạp được thuốc thì điều trị phẫu thuật có thể sẽ được cân nhắc.
4. Tác dụng phụ của những loại thuốc trên
Các loại thuốc điều trị đau dây thần kinh số 9 nêu trên đều có những tác dụng phụ chung như:
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa (như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,…)
- Mệt mỏi
- Phát ban
- Tăng cân
Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ đáng lưu ý như:
- Thuốc chống co giật có thể gây độc gan. Do đó bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng gan cho bạn nếu phải sử dụng lâu dài.
- Thuốc chống chèn ép có thể gây nhìn mờ hay dễ kích động, căng thẳng.
- Thuốc gây tê tại chỗ có thể gây hoa mắt, tê bì tại chỗ.
Với trường hợp của bạn, thuốc uống gây ra nhiều tác dụng phụ rõ rệt, chúng tôi khuyên bạn nên đặt ngay lịch tái khám với bác sĩ để đổi thuốc hoặc tìm ra một phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
5. Các phương pháp khác có thể điều trị đau dây thần kinh số 9
Nếu bạn cảm thấy phương pháp điều trị thuốc không thích hợp, gây nhiều tác dụng phụ, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật với nhiều phương pháp hiện có như:
- Phẫu thuật giải ép vi mạch: Đây là thủ thuật ngoại khoa thông dụng nhất trong điều trị đau dây thần kinh số 9. Thủ thuật này được tiến hành dưới sự hỗ trợ của gây mê toàn thân. Phẫu thuật viên sẽ tạo một vết cắt ở vùng sau tai, gần nơi cơn đau diễn ra, sau đó khoét một mẫu xương và cô lập dây thần kinh. Một miếng bọt Teflon sẽ được đặt vào giữa dây thần kinh số 9 và mạch máu đang chèn ép dây thần kinh này. Cuối cùng, phẫu thuật viên sẽ thay thế mẫu xương bị cắt và kết thúc thủ thuật.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn hay không thể thực hiện phẫu thuật giải ép vi mạch nếu có chống chỉ định như bệnh lý mãn tính, bệnh lý nội khoa, … thì một thủ thuật khác ít xâm lấn hơn sẽ được chỉ định:
- Phẫu thuật cắt rễ thần kinh xạ hình qua da: Thủ thuật này đưa một điện cực đến nền sọ, nơi và dây thần kinh thiệt hầu xuất phát từ thân não, thông qua một kim rỗng. Điện cực này làm nóng các sợi thần kinh và làm chúng thoái triển. Glycerole cũng có thể là một lựa chọn thay thế cho điện cực này, với hiệu quả tương tự.
Tóm lại:
- Có rất nhiều lựa chọn để điều trị đau dây thần kinh số 5. Bác sĩ thường sẽ có chỉ định điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc phẫu thuật.
- Các loại thuốc điều trị đau dây thần kinh số 9 nêu trên đều có những tác dụng phụ chung như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa.
Lời khuyên của bác sĩ: Vì lý do những loại thuốc mà bạn đang sử dụng gây ra nhiều tác dụng phụ rõ rệt, chúng tôi khuyên bạn nên đặt ngay lịch tái khám với bác sĩ để đổi thuốc hoặc tìm ra một phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi