Bệnh đau dây thần kinh số 9 có chữa khỏi được không?

Bệnh đau dây thần kinh số 9 có chữa khỏi được không?

Do đau dây thần kinh số 9 là một căn bệnh hiếm gặp nên rất nhiều người tỏ ra lo lắng, không biết liệu bệnh đau dây thần kinh số 9 có thể chữa khỏi được không, có khả năng tái phát hay không.

Để giúp các bạn giải đáp cho vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu một mẫu bệnh nhân điển hình đã được chúng tôi tiếp nhận dưới đây.

Chào bác sĩ, tôi năm nay 33 tuổi, hiện đang làm giáo viên dạy toán ở một trường cấp 3. Cách đây 2 tuần tôi có bị ho, đau rát họng và nổi hạch sau mang tai, tôi có tự mua thuốc kháng sinh uống trong 5 ngày thì đỡ, tuy nhiên 1 tuần gần đây tôi có hiện tượng khô miệng nhiều, nước bọt tiết ra rất ít, dù tôi uống đủ nước, đau buốt, rát bỏng vùng thành họng, không ho, không sốt. Tôi có tìm hiểu thông tin về bệnh này trên mạng nhưng không hiểu rõ lắm. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh này điều trị như thế nào, có điều trị dứt điểm được không? Tôi cảm ơn.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Theo như những thông tin bạn mô tả, chúng tôi cho rằng bạn đang bị chứng đau dây thần kinh số 9. Đau dây thần kinh số 9 thường hay gặp ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, tuy nhiên những lứa tuổi khác vẫn có thể xuất hiện. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về điều trị để giúp bạn hiểu rõ hơn.

Tóm lược về đau dây thần kinh số 9

Đau dây thần kinh lưỡi hầu là một rối loạn có liên quan đến các cơn đau lặp đi lặp lại ở lưỡi, cổ họng, tai và amidan. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và thường xảy ra ở một bên. Cơn đau có thể được khởi phát khi nuốt, nói, cười, nhai hoặc ho. 

Đau dây thần kinh lưỡi hầu được cho là do sự kích thích của dây thần kinh, nhưng nguyên nhân chính xác của sự kích thích đôi khi chưa rõ ràng. Các xét nghiệm sinh hóa, vi sinh, và chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán bệnh và loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn. Mục tiêu của điều trị là kiểm soát cơn đau, và các loại thuốc hiệu quả nhất là thuốc chống động kinh và thuốc chống trầm cảm. Phẫu thuật cắt đứt hoặc giảm áp lực của dây thần kinh được chỉ định trong trường hợp nặng. 

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn nữa về bệnh, bạn có thể tra cứu nhanh thông tin tại Bệnh đau dây thần kinh số 9.

Có những phương pháp điều trị nào?

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ đưa chỉ định cho bạn đi làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh, bao gồm xét nghiệm máu, chụp cắt lớp hoặc MRI. Chỉ khi loại trừ các nguyên nhân do khối u, khối dị dạng mạch máu, và các bệnh lý tai mũi họng khác, bác sĩ chuyên khoa thần kinh mới tiếp tục đưa ra liệu trình điều trị như dưới đây.

Có hai phương pháp điều trị: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa bằng thuốc, trong hầu hết các trường hợp, thuốc chống co giật là dòng đầu tiên được sử dụng.

- Thuốc chống co giật: carbamazepine, oxcarbazepine, phenytoin, gabapentin, pregabelin và các loại thuốc chống động kinh khác.

Cơ chế là ức chế các neurone bị kích thích bằng cách ngăn cản kênh Na+ ở màng tế bào, do đó làm giảm sự phóng điện lạc chổ. Carbamazepine dùng để điều trị cũng như có thể được dùng để trợ giúp chẩn đoán.

- Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline và các thuốc chống trầm cảm khác đôi khi được kê đơn để sử dụng cùng với thuốc chống co giật.

- Lidocain tại chỗ gây tê cục bộ vùng hầu họng, tuy nhiên chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn.

Một số thuốc khác có thể dùng như misoprostol, prednisone, amitriptyline, kháng viêm không steroid. Tuy nhiên hiệu quả của chúng chưa được biết rõ.

30% không thể điều trị nội khoa do không hiệu quả hay do tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, 50% bệnh nhân lúc đầu đáp ứng với điều trị nội về sau điều trị nội không còn hiệu quả. Những trường hợp này cần được điều trị ngoại khoa, bao gồm cắt bỏ dây thần kinh, hoặc giải nén vi mạch, nên được xem xét khi các cá nhân không đáp ứng hoặc ngừng đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Phẫu thuật thường thành công trong việc làm cắt hoàn toàn cơn đau, song có thể có một số mất cảm giác ở miệng, cổ họng hoặc lưỡi.

- Giải nén vi mạch: đây là kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay, giải nén vi mạch có tỷ lệ thành công ban đầu và dài hạn cao nhất. Nó có hiệu quả trong khoảng 75% các trường hợp và mang lại tỷ lệ tái phát đau thấp hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc và điều trị, chúng tôi khuyên bạn đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và tư vấn chi tiết.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bệnh điều trị trong bao lâu?

Thời gian điều trị bệnh đau dây thần kinh số 9 có sự khác nhau đối với từng người bệnh, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và người bệnh có đáp ứng với điều trị hay không. 

Bệnh đau dây thần kinh số 9 có tái phát không?

Với người bệnh đã được điều trị ngoại khoa, tỷ lệ tái phát còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị.

Phẫu thuật giải ép vi mạch: Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Có khoảng 70-80% số bệnh nhân hết đau hoàn toàn và ngay lập tức sau khi phẫu thuật, và hiệu quả có thể kéo dài từ 10-20 năm trên 60-70% số bệnh nhân.

Phẫu thuật xạ phẫu bằng dao gamma: Đa số bệnh nhân trải qua phẫu thuật bằng dao gamma cho biết không còn đau sau vài tuần hay vài tháng nhưng đau sẽ tái phát trong vòng ba năm.

Đau dây thần kinh số 9 có gây liệt không?

Cơn đau gây ra do tổn thương dây thần kinh số 9 có thể gây khó khăn cho bạn trong các hoạt động ăn uống, nuốt,… Tuy nhiên nếu nguyên nhân không phải do tổn thương thực thể như khối u, dị dạng mạch, đa xơ cứng, chèn ép lâu gây tổn thương không hồi phục, thì bạn gần như không có nguy cơ bị liệt. Dây số 9 thường không bị liệt đơn thuần mà đi kèm với liệt dây 10 và 11.

Hy vọng những thông tin tôi đã chia sẻ sẽ hữu ích và giúp bạn giảm đi lo lắng về căn bệnh đau dây thần kinh số 9.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau dây thần kinh thiệt hầu - đau dây thần kinh số 9

Bệnh đau dây thần kinh số 9 có di truyền không?
Chào bác sĩ, năm nay tôi 27 tuổi, hiện đang sống tại TPHCM. Mấy tháng trước tôi rất hay bị đau ở phía sau cổ họng, lan xuống dưới lưỡi và phía...
Hướng dẫn cách chăm sóc người bị đau dây thần kinh số 9
Chào bác sĩ, mẹ cháu năm nay 50 tuổi, hiện đang là giáo viên. Khoảng nửa năm trước mẹ cháu có bị lên hạch ở cổ và đã phẫu...
Bệnh đau dây thần kinh số 9 có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, hiện tại đang làm giáo viên tại Hà Nội. Khoảng một tháng trở lại đây tôi bị đau nhói dữ...
Tìm hiểu về thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh số 9
Chào bác sĩ, tôi hiện nay 45 tuổi, làm công nhân. Tuần trước tôi đi khám vì triệu chứng đau họng và được chẩn đoán...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Tuấn Vũ

    Nhờ những chia sẻ của bác sĩ mà tôi cảm thấy an tâm hơn

    13/04/2019
phan thị tú quyên (17/09/2021)
chào bs,cách đây khoảg 2 thág e bị viêm amidan hốc mủ,khoảg vài ngày sau lưỡi e bị tê 1/2 e ko biết vì sao.Mặc đu đã đi khám,bs chần đoán bị viêm lưỡi,kê thuốc về uống nhưng vẫn ko đỡ.Em ko biết lưỡi e đag gặp vấn đề gì ạ !
Lan Phương (13/04/2019)
Mẹ tôi bị bệnh đau dây thần kinh số 9, hiện đang điều trị với thuốc nhưng uống thuốc vào chưa thấy đỡ. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Phương, chúng tôi không biết là mẹ bạn đã sử dụng thuốc trong bao lâu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải có thời gian để thuốc thực sự tác dụng. Trong trường hợp mẹ bạn đã sử dụng thuốc trong thời gian dài, bạn nên đưa mẹ bạn đi khám lại với bác sĩ. Nói rõ về loại thuốc mẹ bạn đang sử dụng với bác sĩ để có bác sĩ có phượng án thay đổi phác đồ điều trị.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung