Bệnh đau dây thần kinh số 9 có di truyền không?

Bệnh đau dây thần kinh số 9 có di truyền không?

Chào bác sĩ, năm nay tôi 27 tuổi, hiện đang sống tại TPHCM. Mấy tháng trước tôi rất hay bị đau ở phía sau cổ họng, lan xuống dưới lưỡi và phía sau tai trái, đau từ 10-20 phút, cứ mỗi lần ho hay hắt hơi là lại đau nhiều hơn. Gia đình tôi không có ai bị như vậy cả. Tôi có đi khám bác sĩ thì được chẩn đoán viêm dây thần kinh thiệt hầu, và được kê các loại thuốc như Tylenol, Neurotin. Hiện nay tôi đã lập gia đình và muốn có con trong thời gian tới. Cho tôi hỏi bệnh này có nên có thai không, có bị di truyền hay ảnh hưởng gì đến thần kinh của trẻ không? Các loại thuốc mà tôi đang sử dụng có thể dùng khi mang thai được không? Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ tôi những thực phẩm hay biện pháp nào không dùng thuốc để giảm bệnh được không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu hay đau dây thần kinh số 9 là một bệnh khá hiếm gặp, do đó các thông tin và nghiên cứu về bệnh này vẫn chưa được tìm hiểu hết. Đặc biệt những trường hợp ghi nhận ảnh hưởng của bệnh lên sản phụ và thai nhi chưa được ghi nhận nhiều. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp những thông tin hữu ích nhất để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai sau này.

1. Bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu là gì?

Đau dây thần kinh thiệt hầu là một rối loạn bao gồm các cơn đau lặp đi lặp lại ở lưỡi, cổ họng, tai và amidan. Những khu vực này đều được kết nối với dây thần kinh sọ thứ 9, còn được gọi là dây thần kinh thiệt hầu. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và thường xảy ra ở một bên mặt, có thể gây khó khăn cho việc ho và nuốt. Cơn đau có thể được kích hoạt bằng cách nói, cười, nhai, nuốt hoặc ho. 

Nguyên nhân đau dây thần kinh thiệt hầu được cho là do dây thần kinh thiệt hầu bị kích thích, nhưng nguyên nhân chính xác của sự kích thích đôi khi không rõ. Các xét nghiệm và kĩ thuật hình ảnh có thể được sử dụng để chẩn đoán rối loạn và loại trừ các vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng. Mục tiêu của điều trị là kiểm soát cơn đau, và các loại thuốc hiệu quả nhất là thuốc chống co giật và thuốc chống trầm cảm. Phẫu thuật cắt đứt hoặc giảm áp lực của dây thần kinh thiệt hầu có thể cần thiết trong trường hợp nặng.

Để hiểu cụ thể hơn về bệnh, bạn có thể tra cứu thêm thông tin trong bài Đau dây thần kinh số 9 là bệnh gì.

2. Bệnh này có di truyền không?

Trong hầu hết các trường hợp, đau dây thần kinh thiệt hầu là do dây thần kinh thiệt hầu bị kích thích và không liên quan đến gene hay nhiễm sắc thể, nên không có khả năng di truyền. Thông thường, chỉ có một người trong gia đình mắc chứng đau dây thần kinh thiệt hầu mà thôi, con cái sinh ra sẽ không mang bệnh này cũng như không bị ảnh hưởng đến thần kinh. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh này có tính gia đình, có thể có nhiều hơn một thành viên trong gia đình mắc chứng bệnh này. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Các thuốc điều trị bệnh có gây hại cho thai nhi không?

Điều trị đau dây thần kinh thiệt hầu là điều trị triệu chứng, kiểm soát cơn đau liên quan đến thần kinh. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn thường không hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, thuốc chống động kinh và thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm đau trên một số người. Việc áp dụng thuốc gây tê cục bộ cho vùng bị ảnh hưởng cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau, nhưng thường chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu có thể tìm thấy nguyên nhân cơ bản gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thì sẽ điều trị nguyên nhân đó.

Thuốc chống co giật: Carbamazepine, oxcarbazepine, phenytoin, gabapentin (Neurotin), pregabelin  và các thuốc chống động kinh khác thường được kê đơn cho GPN. Sản phụ dùng thuốc này thì thai nhi có nguy cơ bất thường cao hơn (2-3 lần) so với những sản phụ khác. Các dị tật lớn, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, dị tật niệu sinh dục và sứt môi hoặc vòm miệng, xảy ra ở khoảng 3 - 7% phụ nữ có thai dùng thuốc chống co giật. Dùng nhiều hơn một loại thuốc có nguy cơ cao hơn đơn trị liệu.

Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline và các thuốc chống trầm cảm khác đôi khi được kê đơn để sử dụng cùng với thuốc chống co giật. Nếu dùng thuốc chống trầm cảm trong ba tháng cuối của thai kỳ, em bé sinh ra có thể gặp “hội chứng cai thuốc” tạm thời - chẳng hạn như bồn chồn, khó chịu, ăn kém và suy hô hấp - cho đến một tháng sau khi sinh. Paroxetine (SSRI )thường không được khuyến khích trong thai kỳ do có tỉ lệ nhỏ gia tăng các khuyết tật tim thai. Ngoài ra, các chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs) - phenelzine và tranylcypromine - cũng không được khuyến khích trong thai kỳ do có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi.

Thuốc gây tê: Có thể tiêm hoặc bôi tại chỗ thuốc gây tê cục bộ cho những khu vực xảy ra đau (ví dụ: phía sau cổ họng). Gây tê tại chỗ là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, phải cân nhắc sử dụng loại thuốc tê nào, mức độ cần thiết và giai đoạn của thai kỳ. Nếu cần phải gây tê tại chỗ, hãy trao đổi với bác sĩ về sự an toàn và các lựa chọn thích hợp cho tình huống của bạn.

Nói chung, không nên sử dụng các loại thuốc điều trị đau dây thần thiệt hầu trong thai kỳ, đặt biệt là ba tháng đầu mang thai, vì có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu thật sự cần thiết, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể phẫu thuật để loại bỏ áp lực từ dây thần kinh thiệt hầu. Điều này có thể loại bỏ nguyên nhân gây áp lực lên dây thần kinh hoặc cắt đứt dây thần kinh để nó không còn gây đau nữa.

Thông tin có thể hữu ích cho bạn:

4. Dinh dưỡng và các biện pháp hỗ trợ 

Thực phẩm và dinh dưỡng giúp giảm đau thần kinh 

Thực phẩm cần tăng cường:

  • Các loại trái cây và rau quả như quả nam việt quất, bông cải xanh, dâu tây, cam, bưởi, quả mâm xôi, quả việt quất, cà chua, cải xoăn và rau bina…rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa tan trong nước giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Thực phẩm giàu axit béo omega 3 như cá biển, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, dầu canola và hạt bí ngô. Vì axit béo omega 3 làm giảm viêm trong cơ thể và ngăn ngừa tổn thương thần kinh.
  • Uống nhiều nước và các thực phẩm khác có chứa nước như cam, nước dùng, rau diếp, trà thảo dược, đào và nho.
  • Tiêu thụ một lượng vừa đủ thịt nạc có thể làm giảm đau thần kinh. Các loại thịt nạc như thịt bò, cá, thịt gia cầm, thịt cừu và gà tây rất giàu vitamin B12, một loại vitamin tan trong nước giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm quả việt quất, quả mâm xôi, cà chua, bông cải xanh, nho đỏ, tỏi, rau bina, cà rốt, lựu, sô cô la đen và trà xanh.

Thực phẩm cần tránh:

  • Hạn chế thực phẩm có đường
  • Tránh đồ uống có chứa caffeine 
  • Đồ nhiều chất béo và đồ ăn vặt

Yoga và tập thể dục

Một số bài tập thần kinh có thể được khuyến nghị bao gồm:

  • Đi bộ
  • Các bài tập tăng phạm vi chuyển động của khớp
  • Thủy trị liệu
  • Thể dục nhịp điệu
  • Các bài tập căng dãn cơ
  • Các bài tập cường độ nhẹ khác

Các tư thế Asana Yoga giúp giảm đau thần kinh bao gồm:

  • Ardhakati Cakrasana (tư thế xoay nửa eo)
  • Ardha Cakrasana (tư thế nửa bánh xe)
  • Bhujangasana (tư thế rắn hổ mang)
  • Kapalabhati (thở ra mạnh)

Âm nhạc và Thiền

  • Ngồi thiền - Ngồi trong tư thế padmasana và tập trung vào hơi thở của bạn
  • Âm nhạc thư giãn làm dịu thần kinh của bạn

Biện pháp khắc phục tại nhà

  • Hãy thử dùng túi nhiệt ấm hoặc túi nước đá để giúp cơ cổ được thư giãn
  • Cuộn một chiếc khăn lại  và để nó dưới cổ của bạn thay vì dùng gối
  • Giữ cho đầu và mặt của bạn được che chắn trong khi ngủ
  • Cố gắng không ngủ ở phía bị ảnh hưởng để cơn đau không tăng lên vào sáng hôm sau
  • Tắm nước nóng cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau

Tóm lại, bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu là do dây thần kinh số 9 bị kích thích, rất ít khả năng di truyền. Bệnh thường không ảnh hưởng đến việc mang thai. Tuy nhiên, các thuốc dùng để điều trị bệnh lại có nguy cơ gây bất thường cho sự phát triển của thai. Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thuốc gì. Đồng thời nên có chế độ ăn uống lành mạnh và các bài tập cường độ nhẹ để hỗ trợ kiểm soát cơn đau.

Lời khuyên của chúng tôi: Tình trạng bệnh của bạn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc mang thai, nhưng loại thuốc Neurotin bạn đang sử dụng có thể gây hại đến thai nhi. Do đó bạn nên ngưng sử dụng thuốc trước khi có ý định mang thai. Nếu không thể kiểm soát được cơn đau thì nên báo với bác sĩ để xem xét sử dụng các biện pháp khác chứ không nên tự ý mua thuốc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau dây thần kinh thiệt hầu - đau dây thần kinh số 9

Hướng dẫn cách chăm sóc người bị đau dây thần kinh số 9
Chào bác sĩ, mẹ cháu năm nay 50 tuổi, hiện đang là giáo viên. Khoảng nửa năm trước mẹ cháu có bị lên hạch ở cổ và đã phẫu...
Bệnh đau dây thần kinh số 9 có chữa khỏi được không?
Do đau dây thần kinh số 9 là một căn bệnh hiếm gặp nên rất nhiều người tỏ ra lo lắng, không biết liệu bệnh đau dây thần kinh số 9 có thể chữa khỏi được...
Bệnh đau dây thần kinh số 9 có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, hiện tại đang làm giáo viên tại Hà Nội. Khoảng một tháng trở lại đây tôi bị đau nhói dữ...
Tìm hiểu về thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh số 9
Chào bác sĩ, tôi hiện nay 45 tuổi, làm công nhân. Tuần trước tôi đi khám vì triệu chứng đau họng và được chẩn đoán...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thùy Dương

    Bác sĩ đã giúp tôi hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

    12/04/2019
Ngọc Ly (12/04/2019)
Thật may là bệnh này không di truyền. Tôi cứ lo lắng sợ bệnh di truyền cho con của mình.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung