Hướng dẫn cách chăm sóc người bị đau dây thần kinh số 9
Chào bác sĩ, mẹ cháu năm nay 50 tuổi, hiện đang là giáo viên. Khoảng nửa năm trước mẹ cháu có bị lên hạch ở cổ và đã phẫu thuật mổ bóc tách. Từ đó đến nay hạch của mẹ cháu cũng không thấy xuất hiện lại nữa. Tuy nhiên, cách đây khoảng 1 tháng mẹ cháu có hiện tượng đau tái phát nhiều lần ở lưỡi, cổ họng và amidan, đau dữ dội, kéo dài vài phút. Mẹ cháu có khám bệnh tại khoa thần kinh và được chẩn đoán mắc bệnh đau dây thần kinh số 9. Bác sĩ kê đơn cho mẹ cháu về uống thuốc, bệnh tình thuyên giảm rất chậm. Xin hỏi bác sĩ, bệnh của mẹ cháu có nghiêm trọng không và ngoài dùng thuốc ra mẹ cháu cần phải chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt ra sao để phòng tránh những cơn đau tái phát. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Chào cháu, rất cám ơn cháu đã gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Bệnh đau dây thần kinh số 9 (hay còn gọi là dây thần kinh thiệt hầu) là bệnh thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi mà nguyên nhân chưa rõ ràng. Cơn đau thường xuất hiện về đêm làm người bệnh mất ngủ và chúng thường bị kích thích khi nhai, ho, cười, nói chuyện, nuốt,.. tức là những hành động làm tăng áp lực lên dây 9. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh, cháu có thể tham khảo thêm thông tin tại Bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu.
Mục tiêu của điều trị là kiểm soát cơn đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để có thể chăm sóc tốt cho mẹ, cháu cần lưu ý đến những điều sau:
Dùng thuốc gì? Dùng như thế nào?
Các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hay Aspirin không có tác dụng với loại đau này.
Thuốc chống co giật có thể làm giảm các triệu chứng đau. Đó là các thuốc như carbamazepine , gabapentin , pregabalin, và phenytoin,.. trong đó carbamazepin là thuốc thường sử dụng nhất
- Liều khởi đầu: 100 mg uống hai lần một ngày (đối với dạng thuốc viên phóng thích kéo dài và phóng thích nhanh ) hoặc dùng 50 mg uống 4 lần một ngày (đối với dạng thuốc hỗn dịch).
- Tăng liều: thêm 200 mg/ngày bằng cách sử dụng thêm 100 mg mỗi 12 giờ (đối với dạng thuốc phóng thích kéo dài và phóng thích nhanh) hoặc 50 mg bốn lần một ngày ( đối với dạng thuốc hỗn dịch), chỉ khi cần thiết để giảm đau.
- Liều tối đa: không dùng vượt quá 1200 mg/ngày.
- Liều duy trì: 400-800 mg/ngày
Xem chi tiết hơn tại Thuốc điều trị bệnh đau dây thần kinh số 9.
Tình trạng liệt dây thần kinh số 9 thường ít gặp mà thường đi kèm liệt dây 10, 11
Cần lưu ý dùng thuốc này thường xuyên để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Để tránh quên liều dùng, nên sử dụng thuốc vào cùng một lúc mỗi ngày. Đồng thời, mẹ cháu không được ngừng dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu cảm thấy khỏe hơn có thể giảm liều về mức duy trì chứ không ngừng hẳn. Nếu thấy có các biểu hiện dị ứng hay không đáp ứng với carbamazepin cần phải đổi thuốc, nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn tốt nhất.
Ngoài ra còn một số loại thuốc khác cũng có tác dụng hỗ trợ như thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm (dùng ở những người có suy nghĩ quá lo lắng, căng thẳng). Phẫu thuật cho đau dây thần kinh số 9 có thể được xem xét tùy thuộc vào nguyên nhân. Mục đích của điều trị phẫu thuật có thể là giải phóng dây thần kinh khỏi sự chèn ép, loại bỏ các cấu trúc gây chèn ép dây thần kinh hoặc cắt dây thần kinh để giảm tín hiệu đau. Một số phương thức phẫu thuật là giải chèn ép vi mạch (Microvascular decompression), xạ phẫu (Radiosurgery),…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chế độ dinh dưỡng
Đau dây thần kinh thiệt hầu xảy ra do mất lớp vỏ bảo vệ của dây thần kinh. Một số chất dinh dưỡng như các loại vitamin và khoáng chất có thể giúp khắc phục điều này. Do đó, cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm các yếu tố vi lượng như Magiê, canxi, sắt hoặc các khoáng chất khác thường được tìm thấy trong trái cây, rau xanh, các loại hạt, và đậu cũng như vitamin B12, axit folic,…có thể giúp kiểm soát chứng đau dây thần kinh số 9.
Vitamin B12- giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và các chức năng thần kinh được khỏe mạnh
Một chế độ ăn giàu ngũ cốc, chất béo không no (dầu thực vật), trái cây tươi, rau và nhiều nước cũng có lợi cho bệnh nhân đau dây thần kinh số 9. Uống nhiều nước và chất lỏng để duy trì cân bằng điện giải, giữ cho cơ bắp dẻo dai.
Tránh uống các chất kích thích, đồ uống chứa caffein, hút thuốc hoặc rượu, vì những thứ này có thể làm nặng thêm sự kích thích thần kinh. Tốt hơn là nên tránh các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản hoặc thực phẩm nhiều chất béo. Thay thế bằng sữa, trà xanh, nước dừa, trái cây tươi và nước ép rau quả.
Tập luyện, thư giãn
Liệu pháp yoga và các kỹ thuật thư giãn giúp cải thiện các cơn đau. Thiền và kỹ thuật thở giúp kiểm soát các tình trạng đau và nên tập có người hướng dẫn.
Thiền là phương pháp tập luyện mang lại trạng thái thư giãn chủ động tích cực
Massage nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng trong cơ bắp và giảm co thắt cơ bắp, điều này có thể góp phần giảm các triệu chứng đau dây thần kinh số 9.
Các bài tập thường xuyên và hoạt động thể chất cũng quan trọng không kém. Tránh thức khuya, hoặc dùng quá nhiều các thiết bị điện tử, vì những thứ này cũng có thể gây kích thích dây thần kinh và làm nặng thêm các triệu chứng đau dây thần kinh.
Hỗ trợ tâm lý cho người bệnh
Cháu nên khuyên mẹ tham gia vào các câu lạc bộ hoặc các hoạt động mang lại niềm vui để giữ cho tâm trí thoải mái. Nói chuyện thường xuyên với người thân, bạn bè và bác sĩ điều trị về các vấn đề mà mẹ cháu gặp phải trong cuộc sống cũng như trong quá trình điều trị để kịp thời nhận được sự giúp đỡ. Động viên và làm mẹ cháu yên tâm vì đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Chúc mẹ cháu mau khỏe.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi