Dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ

Dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ

Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm nằm ở đáy của cổ, ngay dưới “quả táo Adam”. Khi tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường thì có thể bạn đã bị bướu cổ. Mặc dù không gây đau nhưng khi bướu cổ lớn có thể gây ho và cản trở đường nuốt hoặc hít thở. Bên cạnh đó bệnh bướu cổ có thể gây những biến chứng nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Tổng quan về bệnh bướu cổ

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng sản sinh ra các hormon có vai trò điều hòa các hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng, vô cùng nguy hiểm. Biểu hiện điển hình của hầu hết các bệnh liên quan tới tuyến giáp đó là tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở cổ, hay còn được gọi là bướu cổ (hay bướu giáp). Phổ biến nhất là bệnh bướu giáp đơn thuần, chiếm đến 80% trường hợp.

>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh bướu cổ, bạn có thể xem tại BỆNH BƯỚU CỔ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh bướu cổ

Bướu cổ gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, phụ nữ có thai và cho con bú, lúc tắc kinh tình trạng bướu cổ thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ lại. Thường tuyến giáp to, mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên, bướu có thể cứng và có nốt cục.

Bướu cổ có thể chia thành các độ, chẳng hạn như:

  • Độ 1: Nhìn kỹ, có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn mới phát hiện được.
  • Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
  • Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép, rất khó chẩn đoán. Dựa vào vị trí bướu giáp có thể chia thành:

  • Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ tuy nhiên trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, Xquang thấy như một u trung thất.
  • Bướu dưới lưỡi: Thường gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.

Bướu cổ mới bắt đầu thường có kích thước nhỏ, mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi. Nếu bướu quá to sẽ có hiện tượng chèn ép; nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ; chèn ép thực quản gây hiện tượng nuốt khó; chèn hầu họng thì khàn giọng,... Có khi bướu xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bướu cổ

Cảm thấy sưng, vướng ở cổ là những dấu hiệu dễ nhận thấy của bướu cổ

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ

- Thiếu hụt iod: Bướu cổ chủ yếu do thiếu hụt iod trong cơ thể nhưng không phải cứ bổ sung đủ iod là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó điều trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số iod vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Vì một lý do nào đó, tuyến giáp không nhận được đầy đủ hàm lượng iod nên giảm sản sinh hormon. Vì thế, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormon, tạo thành bướu cổ.

- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.

- Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc chẳng hạn như: muối lithi (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp khớp, chống loạn nhịp, v.v… Do bạn ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp chẳng hạn các loại rau họ cải, măng, sắn.

- Bên cạnh đó, phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng rất dễ bị bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là bổ sung đầy đủ vi lượng iod cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu tuyến giáp to ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bướu càng để lâu càng to hơn và khó chữa hơn. Nếu bạn nhận thấy mình đang có các triệu chứng của bệnh bướu cổ, bạn nên đi khám ngay để sớm có biện pháp điều trị và khắc phục. Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ và điều trị.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Bướu cổ

Ý nghĩa siêu âm tuyến giáp
Bệnh lý về tuyến giáp là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nhưng đây cũng là bệnh không khó để chẩn đoán, dựa vào...
Địa chỉ phòng khám ung bướu tốt nhất ở đâu?
Phòng khám ung bướu Hello Doctor liên kết với các tổ chức y tế uy tín và các bác sĩ điều trị chuyên khoa có trên 20 năm...
U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?
U tuyến giáp lành tính nên mổ khi bướu giáp to ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hoặc có chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn thêm về...
Xét nghiệm bướu cổ chính xác ở đâu, khi nào cần làm xét nghiệm bướu cổ?
Xét nghiệm bướu cổ chính xác gồm những xét nghiệm sau: T3, T4, FT3, FT4, FSH. Các chỉ số bất thường phản ảnh việc bướu giáp bị cường giáp hoặc suy...
Bướu giáp lan tỏa có những loại nào - cách để nhận biết
Bướu giáp lan tỏa là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là do...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung