Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và nguy hi. Viêm mô tế bào có thể chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến các mô nằm dưới da, lan đến các hạch lympho và máu.
2. Triệu chứng của bệnh viêm mô tế bào
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mô tế bào
4. Biến chứng của bệnh viêm mô tế bào
5. Điều trị bệnh viêm mô tế bào
6. Phòng chống bệnh viêm mô tế bào
1. Bệnh viêm mô tế bào là gì?
Viêm mô tế bào (tên tiếng Anh là Cellulitis) là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến do vi khuẩn và có khả năng trở nên nghiêm trọng. Biểu hiện cơ bản của bệnh viêm mô tế bào là một vùng da bị sưng, đỏ, có cảm giác nóng và đau. Nó có thể lan nhanh đến những vùng khác của cơ thể. Viêm mô tế bào thường không lây từ người này sang người khác.
Mặc dù viêm mô tế bào có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên mặt và toàn thân nhưng thường gặp nhất là ở vùng da dưới bàn chân.
Nếu không được chữa trị, tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh. Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng của viêm mô tế bào xảy ra.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm mô tế bào
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mô tế bào thường xảy ra ở một bên cơ thể, có thể có là:
- Vùng da bị đỏ có xu hướng lan rộng
- Sưng
- Chạm vào thấy đau
- Đau
- Ấm
- Sốt
- Chấm đỏ
- Rộp da
- Nếp lõm da
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị viêm mô tế bào sớm vì tình trạng bệnh có thể lan nhanh khắp cơ thể.
Tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp nếu:
- Bạn có một ban đỏ, sưng, chạm vào thấy đau hoặc ban đỏ lan nhanh chóng
- Bạn bị sốt
Gặp bác sĩ của bạn, tốt nhất là trong ngày hôm đó, nếu:
- Bạn có một ban đỏ, sưng, ấm, chạm vào thấy đau và – và ngày càng lớn dần – nhưng không có sốt.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào xảy ra khi vi khuẩn, thường gặp nhất là Streptococcus và Staphylococcus, xâm nhập thông qua một vết hở trên da của bạn. Tỷ lệ nhiễm một loại tụ cầu khuẩn nghiêm trọng hơn được gọi là Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) đang gia tăng.
Mặc dù viêm mô tế bào có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, nhưng vị trí phổ biến nhất là ở vùng da dưới chân. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vùng da bị thương, chẳng hạn như vùng da mới được phẫu thuật, bị cắt, bị đâm, loét, chỗ da chân bị nấm hoặc viêm da.
Một số vết cắn côn trùng hoặc nhện có thể truyền vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua vùng da khô, bị bong hoặc vùng da bị sưng.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm mô tế bào
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm mô tế bào:
- Chấn thương: Bất kì vết cắt, chỗ nứt, vết bỏng hay vết xây xát nào cũng tạo cho vi khuẩn xâm nhập.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu: Các trình trạng bị suy yếu hệ miễn dịch – như đái tháo đường, bệnh bạch cầu và HIV/AIDS – khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid, cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn.
- Tình trạng da: Các bệnh về da – như bệnh chàm, nấm da, bàn chân vận động viên, bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh – có thể gây ra chỗ hở trên da và từ đó tạo đường vào cho vi khuẩn xâm nhập.
- Sưng mãn tính tay và chân (phù bạch huyết): Mô sưng có thể bị nứt, làm da bạn có thể bị nhiễm khuẩn.
- Tiền sử mắc viêm mô tế bào: Những người trước đây bị viêm tế bào, đặc biệt ở vùng dưới chân, có thể dễ bị trở lại hơn so với bình thường.
- Tiêm chích ma túy: Những người tiêm chích ma túy có nguy cơ bị viêm mô tế bào cao hơn.
- Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc và tái phát viêm mô tế bào.
4. Biến chứng của bệnh viêm mô tế bào
Vi khuẩn gây viêm mô tế bào có thể lây lan nhanh chóng, thâm nhập vào các hạch bạch huyết và máu. Các đợt tái phát của viêm mô tế bào có thể làm tổn thương hệ thống thoát dịch bạch huyết và gây sưng mãn tính ở chi bị ảnh hưởng.
Trong một số hiếm các trường hợp, nhiễm trùng có thể lan đến lớp sâu của mô gọi là lớp cân. Nhiễm liên cầu ăn thịt người (viêm hoại tử) là một ví dụ của nhiễm trùng lớp mô sâu. Nó là một tình trạng cực kì khẩn cấp.
5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm mô tế bào
Chuẩn bị trước khi đi khám
Khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh viêm mô tế bào, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để chẩn đoán bệnh. Đây là một số thông tin giúp bạn sẵn sàng cho buối khám bệnh.
Những điều bạn có thể làm:
- Liệt kê các triệu chứng của bạn, bao gồm cả những điều có vẻ không liên quan đến lý do khiến bạn sắp xếp đến buổi khám bệnh.
- Liệt kê thông tin cá nhân quan trọng, chằng hạn như nếu bạn đã từng có bất kì phẫu thuật, chấn thương, vết cắn do động vật hay côn trùng nào gần đây.
- Liệt kê các thuốc, vitamin và thực phẩm bổ sung bạn đang sử dụng và liều lượng của chúng.
- Liệt kê các câu hỏi dành cho bác sĩ
Chẩn đoán
Biểu hiện của da bạn sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán được bệnh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm các xét nghiệm máu, cấy vi khuẩn từ vết thương hoặc các xét nghiệm khác để loại trừ các tình trạng bệnh lý khác.
Điều trị
Điều trị viêm mô tế bào thường bao gồm uống thuốc kháng sinh theo toa. Trong vòng ba ngày kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh, hãy cho bác sĩ biết tình trạng nhiễm trùng có đáp ứng với điều trị hay không. Bạn cần uống kháng sinh do bác sĩ chỉ định, thường từ 5 đến 10 ngày nhưng cũng có thể đến 14 ngày.
Trong hầu hết các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mô tế bào biến mất sau vài ngày. Bạn có thể cần phải nhập viện và điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch nếu:
- Các triệu chứng và dấu hiệu không đáp ứng với kháng sinh đường uống.
- Các dấu hiệu và triệu chứng rầm rộ.
- Sốt cao.
Thông thường, bác sĩ kê một loại thuốc có tác dụng chống lại cả liên cầu và tụ cầu khuẩn. Điều quan trọng là bạn phải uống theo chỉ dẫn và hoàn tất đầy đủ đơn thuốc, ngay cả khi bạn đã thấy tốt hơn.
Bác sĩ của bạn cũng có thể khuyên bạn nâng cao vùng bị ảnh hường để tăng tốc độ hồi phục.
6. Phòng chống bệnh viêm mô tế bào
Nếu bạn bị tái phát viêm mô tế bào, bác sĩ của bạn có thể đề nghị sử dụng kháng sinh dự phòng. Để giúp ngăn ngừa viêm mô tế bào và các bệnh nhiễm trùng khác, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa này khi bạn có một vết thương trên da:
- Rửa vết thương hàng ngày bằng xà phòng và nước: Làm điều này nhẹ nhàng như một phần của việc tắm rửa bình thường.
- Bôi kem hoặc thuốc mỡ bảo vệ: Đối với hầu hết các vết thương trên bề mặt, thuốc mỡ kháng sinh không cần theo toa bác sĩ (như Neosporin, Polysporin, các loại thuốc khác) cũng có thể bảo vệ tốt.
- Che vết thương bằng băng y tế: Thay băng ít nhất một lần mỗi ngày.
- Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: Đỏ, đau và sự mất đi các dấu hiệu có thể nhiễm trùng và nhu cầu đánh giá y tế.
Những người bị tiểu đường và những người có tuần hoàn máu lưu thông kém cần phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn ngừa thương tích da. Các biện pháp chăm sóc da tốt bao gồm:
- Kiểm tra chân hàng ngày: Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu chấn thương ở chân bạn để có thể phát hiện nhiễm trùng sớm.
- Làm ẩm da của bạn thường xuyên: Bôi trơn làn da sẽ giúp ngăn ngừa nứt và lột da.
- Cắt móng tay và móng chân cẩn thận: Cẩn thận không làm tổn thương vùng da xung quanh.
- Bảo vệ bàn tay và bàn chân của bạn: Mang giày và găng tay thích hợp.
- Nhanh chóng điều trị nhiễm trùng trên bề mặt da, chẳng hạn như khi bị nhiễm nấm kiểu bàn chân của vận động viên. Nhiễm trùng da bề mặt có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Đừng chờ đợi để bắt đầu điều trị.
Bệnh viêm mô tế bào nên được điều trị từ sớm để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra. Nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ, hãy liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. Khi khám và điều trị bệnh viêm mô tế bào tại Hello Doctor, bạn sẽ được khám và điều trị bởi những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và đến từ nhiều chuyên khoa, giúp bạn chữa toàn diện bệnh của mình.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi