Vảy nến Psoriasis

Vảy nến Psoriasis

Vảy nến là căn bệnh mạn tính về da liễu đáng sợ và khó chữa trị, bệnh thường tự đến và tự giảm bớt mà ít cần can thiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vảy nển gây ra nhiều những biến chứng xấu cho người bệnh.

1. Bệnh vảy nến là gì

2. Triệu chứng của bệnh vảy nến

3. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

4. Biến chứng của bệnh vảy nến

5. Điều trị của bệnh vảy nến

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một tình trạng bất thường về da thường gặp, làm đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của các tế bào da dẫn đến sự tăng sản bất thường của các tế bào trên bề mặt da. Những tế bào tăng sinh bất thường này tạo nên  những mảng sẩn đỏ và các vảy sừng ở da, khiến người bệnh hay bị ngứa và đau.

Không có cách điều trị dứt điểm bệnh vảy nến, nhưng chúng ta có thể kiểm soát các triệu chứng mà nó gây ra. Mục tiêu điều trị của bệnh này là làm chậm đi tình trạng tăng sản quá nhanh của tế bào da. Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc như giữ ẩm da, bỏ thuốc lá hay kiểm soát tình trạng căng thẳng do stress có thể giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh vảy nến

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vảy nến thường biểu hiện khác nhau ở mỗi người, nhưng nhìn chung thường bao gồm:

  • Những mảng sẩn đỏ, dầy và có vảy bạc.
  • Các đốm nhỏ dễ bong tróc( trường gặp ở trẻ em hơn).
  • Da khô, nứt nẻ, chảy máu.
  • Ngứa da, nóng rát hoặc đau nhức vùng tổn thương.
  • Móng dầy, lõm hay gồ ghề.
  • Sưng khớpcứng khớp.

Những sẩn vác của bệnh vảy nến có thể chỉ là một vài đốm nhỏ bong tróc giống như gàu, hoặc có thể là những mảng lớn phủ cả một vùng da. 

Bệnh vảy nến thường  tiến triển theo chu kì: bùng phát trong vài tuần hay vài tháng, sau đó giảm từ từ và thậm chí có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Biểu hiện của bệnh vảy nến

Các mảng sần màu đỏ, dễ bong tróc là dấu hiệu điển hình của bệnh vảy nến

Phân loại vảy nến

Dưới đây là một số thể bệnh của vảy nến:

Vảy nến dạng mảng: đây dạng hay gặp nhất ,gây nên những mảng đỏ, sần và khô được phủ bởi các vảy trắng bạc. Những mảng này có thể ngứa hay đau và có thể ít hay nhiều. chúng có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, bao gồm cả vùng sinh dục và mô mềm bên trong miệng.

Vảy nến móng: thể bệnh này chủ yếu tác động lên các móng tay và móng chân, gây ra lõm móng,  dẫn đền sự phát triển bất thường của móng cũng như mất độ bóng và màu sắc của móng. Vảy nến ở móng có thể làm móng lỏng lẻo và phân tách móng khỏi giường móng( do thiếu nuôi dưỡng) .Trường hợp nặng có thể gây ra vỡ móng.

Vảy nến thể chấm giọt: thể này chủ yếu xảy ra ở người trẻ và trẻ em, thường xảy ra sau một nhiễm khuẩn như viêm họng. Đặc trưng bởi các sang thương ( ác mảng thương tổn trên da hay niêm mạc) là hình giọt nước nhỏ, bong tróc trên các vị trí như thân, cánh tay, chân và vùng da đầu. Các sang thương này được phủ bởi những vảy lành tính và không dày như vảy nến dạng mảng. 

Vảy nến thể chấm giọt

Vảy nến thể chấm giọt

Vảy nến thể nghịch đảo: xảy ra chủ yếu ở các vùng da dưới nách, háng, bờ dưới vú và xung quanh bộ phận sinh dục. Thể bệnh này tạo ra các sẩn bề mặt trơn láng trên vùng da viêm đỏ và tình trạng bệnh sẽ diễn tiến tệ hơn khi da bị cọ sát và ẩm ướt. Nhiễm nấm có thể gây nên thể vảy nến này.

Vảy nển thể nghịch đảo

Vảy nển thể nghịch đảo

Vảy nến thể mụn mủ: dạng không thường gặp và có thể xảy ra trên những mảng sẩn lớn( vảy nến mụn mủ thông thường), hoặc trên những khu vực như  bàn tay, bàn chân hay.

Vảy nến thể mụn mủ

Vảy nến thể mụn mủ

Thể này thường phát triển nhanh, với những hạt chứa đầy mủ xuất hiện khoảng vài giờ sau khi da trở nên đỏ và mềm. Những hạt mủ này xuất hiện và mất đi có tính chu kỳ. Vảy nến thể mụn mủ lan tỏacó thể gây sốt, ớn lạnh, ngứa dữ dội và tiêu chảy.

Vảy nến thể viêm đỏ da toàn thân: thể hiếm gặp nhất của bệnh vảy nến, có thể bao bọc cả cơ thể bằng một ban đỏ, bong tróc sần sùi; và gây ra ngứa hoặc nóng rát dữ dội.

Vảy nến thể viêm khớp: ngoài da viêm, đóng vảy, viêm khớp vảy nến gây sung đau các khớp- là những đặc trưng của bệnh lý viêm khớp. Đôi khi các triệu chứng này xảy ra đầu tiên và duy nhất của bệnh vảy nến, hoặc đôi lúc chỉ có thay đổi ở móng mà thôi. Các triệu chứng thay đổi từ nhẹ đến nghiêm trọng, và bệnh vảy nến thể viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Mặc dù bệnh thường không gây tàn phế như những thể bệnh viêm khớp , nó có thể là nguyên nhân gây cứng khớp và gây hại cho khớp mà trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới tàn phế vĩnh viễn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ bản thân bị vảy nến, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và làm một số xét nghiệm. bạn cũng nên hỏi thăm ý kiến của Bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn gây ra các triệu chứng sau:

  • Gây khó chịu và gây đau.
  • Khó khăn trong sinh hoạt thường ngày
  • Làm bạn lo lắng về ngoại hình.
  • Có các vấn đề về khớp như đau, sung hoặc không thể thực hiện các động tác thông thường.

Tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu các dấu hiệu và triệu chứng trở nên tệ hơn hoặc không cải thiện sau khi đã điều trị. Vì lúc này bạn có thể cần tới một phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Nguyên nhân của vảy nến cho đến nay vẫn chưa được xác định chắn chắn. Người ta nghĩ rằng cơ chế của bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể mà cụ thể là có liên quan đến tế bào T và bạch cầu trung tính.

Tế bào T bình thường di chuyển khắp cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại các thể ngoại lai như vi-rút hay vi khuẩn.

Ở cơ thể bị vảy nến, các tế bào T tấn công nhầm lẫn vào các tế bào da khỏe mạnh trong quá trình lành vết thương hay trong lúc cơ thể đang chống lại tình trạng nhiễm khuẩn.

Các tế bào T hoạt động quá tích cực cũng làm tăng sinh các tế bào da khỏe mạnh, sản sinh thêm tế bào T khác cùng với các bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính. Toàn bộ chúng lưu thông bên trong cấu trúc da làm da đỏ lên và đôi khi tạo những thương tổn mưng mủ. Các mạch máu dãn ra vì ảnh hưởng của vảy nến tạo hiện tượng đỏ, nóng ở các thương tổn này.

Quá trình này trở thành một chu kỳ tiếp diễn liên tục khi các tế bào da mới tăng sinh nhanh chóng – dẫn đến chu kỳ sinh trưởng cả tế bào da ở người bệnh chỉ thường trong vòng một vài ngày thay vì một vài tuần. Kết quả là các tế bào da ở vùng thương tổn tạo nên một lớp sẩn dày, và bong tróc ở bề mặt. Hiện tượng như vậy cứ liên tiếp nếu không được điều trị.

Nguyên nhân làm cho tế bào T bị rối loạn chức năng tới nay chưa được hiểu biết rõ. Các nhà nghiên cứu tin rằng gen và môi trường xung quanh, cả 2 đều có vai trò trong vấn đề này.

Các tác nhân

Bệnh vảy nến thường khởi đầu hay trở nên xấu đi vì một tác nhân bạn có thể biết và tránh được. Các yếu tố là tác nhân gây bệnh vảy nến bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn, như viêm họng do liên cầu khuẩn hay nhiễm trùng da.
  • Vết thương ở da như đứt hay trầy , vết côn trùng cắn, hoặc bỏng nắng nghiêm trọng.
  • Căng thẳng.
  • Hút thuốc lá.
  • Tiêu thụ nhiều bia rượu.
  • Thiếu hụt vitamin D.
  • Một số thuốc –như lithium là thuốc được chỉ định cho tình trạng rối loạn lưỡng cực; thuốc cao huyết áp như chẹn beta, thuốc kháng sốt rét, và i-ốt.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh vảy nến

Ai cũng có nguy cơ mắc phải vảy nến, nhưng những yếu tố sau đây làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh:

Tiền sử gia đình: là một trong nhứng yếu tố quan trọng nhất. Những người có cha hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì dễ mắc bệnh hơn, và nếu cả cha và mẹ cùng có bệnh vảy nến thì nguy cơ còn tăng lên nhiều lần.

Nhiễm virus hay vi trùng: người nhiễm HIV dễ mắc bệnh vảy nến hơn những người có hệ miễn dịch còn khỏe mạnh. Trẻ em và người trẻ có tiền căn nhiễm trùng tái phát, đặc biệt viêm họng, tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

Căng thẳng: vì căng thẳng làm giảm sức đề kháng , căng thẳng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

Béo phì: dư cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những thương tổn (mảng sần) kết hợp với những thể bệnh vảy nến thường phát triển ở những vùng nếp gấp da.

Hút thuốc lá: hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc vảy nến mà còn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Thói quen này đóng vai trò quan trọng vào việc khởi phát của bệnh.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh vảy nến

Vảy nến viêm khớp: biến chứng của bệnh vảy nến có thể gây hại cho khớp và làm mất chức năng một số khớp.

Lên mắt: một số các rối loạn- như viêm kết mạc mắt, viêm sưng mi mắt,viêm màng bồ đào- thường hay gặp ở người bị vảy nến.

Béo phì: người bị vảy nến, đặc biệt với những người bị nặng, dễ mắc bệnh béo phì.  Tuy nhiên chưa thấy rõ ràng có mối liên kết nào giữa 2 bệnh này. Tình trạng viêm có liên kết với béo phì có thể giữ vai trò nào đó trong việc phát bệnh vảy nến. Hoặc có thể ở những người bị vảy nến thì dễ tăng cân, có thể do ít hoạt động vì căn bệnh vảy nến của họ.

Đái tháo đường typs 2( ĐTĐ 2): nguy cơ của ĐTĐ 2 tăng ở người bị vảy nến. Tình trạng vảy nến càng nặng, càng dễ mắc ĐTĐ 2.

Cao huyết áp: tỷ lệ mắc cao huyết áp cao hơn ở người mắc vảy nến.

Bệnh tim mạch: đối với người mắc vảy nến, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với người không có vảy nến. Bệnh vảy nến và một số thuốc làm tăng nguy cơ của loạn nhịp tim, sốc tim, mỡ máu cao và xơ vữa động mạch.

Hội chứng chuyển hóa: một số tình trạng trong thể này bao gồm cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ máu bất thường,-gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Các bệnh tự miễn: bệnh celiac( không dung nạp gluten), bệnh xơ cứng bì, bệnh viêm ruột Crohn ( viêm mạn tính đường ruột) dễ xảy ra ở người bị vảy nến.

Bệnh Parkinson:  bệnh thần kinh mạn tính có liên quan đến bệnh vảy nến.

Bệnh thận: bệnh vảy nến mức độ trung bình đến nặng có nguy cơ cao gây ra bệnh thận.

Các rối loạn cảm xúc: bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vảy nến có liên quan đến trầm cảm, làm người mắc dễ cách ly khỏi xã hội.

5. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Chẩn đoán

Hầu hết các trường hợp, chẩn đoán bệnh vảy nến khá dễ.

Thăm khám và hỏi tiền sử bệnh

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh vảy nến bằng cách hỏi tiền sử bệnh và khám da, da đầu, móng tay của bạn.

Sinh thiết da

Bác sĩ của bạn có thể lấy một mẫu da nhỏ (sinh thiết). Đầu tiên họ sẽ gây tê tại chỗ. Mẫu thử sẽ được soi kính hiển vi để xác định chính xác loại vẩy nến và loại trừ những rối loạn khác.

Điều trị

Điều trị vẩy nến chủ yếu giúp giảm thâm nhiễm và làm sạch da. Điều trị chia làm 03 loại chính: điều trị cục bộ( tại chỗ), liệu pháp ánh sáng và thuốc.

1. Điều trị cục bộ/tại chỗ

Sử dụng kem và các thuốc mỡ, bôi vào da có thể điều trị hiệu quả cho các bệnh vẩy nến từ nhẹ tới trung bình. Khi bệnh nặng hơn, có thể dùng kem kết hợp với thuốc uống hoặc liệu pháp ánh sáng. Điều trị vẩy nến cục bộ bao gồm:

Thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến

Những thuốc này hầu hết được kê đơn thường xuyên để điều trị bệnh vẩy nến từ nhẹ đến trung bình. Các thuốc này làm giảm sự thâm nhiễm và dịu bớt ngứa ngáy và có thể kết hợp với những cách điều trị khác. Có nhiều dạng như thuốc mỡ bôi, thuốc uống, thuốc tiêm.

Những dạng tương tự Vitamin D

Những dạng tương tự vitamin D làm chậm sự phát triển của tế bào da, giúp điều trị bệnh vẩy nến nhẹ tới trung bình cùng với  những điều trị khác.

Thuốc bôi làm sạch vảy sừng

Thuốc này giúp làm chậm sự phát triền tế bào da. Nó cũng có thể loại bỏ các vẩy, sừng và làm cho da mịn hơn, đồng thời cũng làm rát da, và làm đổi màu hầu hết bất cứ gì nó chạm vào. Thuốc này thường áp dụng cho trường hợp ngắn hạn và sau đó phải rửa sạch.

Các thuốc Vitamine A và dẫn xuất của nó

Đây là những dẫn xuất vitamin A có thể làm giảm thâm nhiễm. Tác dụng phụ thường thấy là rát da. Tuy nhiên Những thuốc này làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, vì vậy trong lúc sử dụng thuốc,nên che chắng và  bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời. 

Nguy cơ thai nhi khuyến khuyết khi dùng dạng bôi để điều trị cục bộ sẽ thấp hơn điều trị dùng thuốc qua  đường uống. Không khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hay có dự định mang thai.

Các thuốc ức chế Calcinurin

Các thuốc ức chế Calcinurin – giúp giảm sự thâm nhiễm và hạn chế sự hình thành những mảng hoại tử mới. Các thuốc ức chế Calcinurin không được khuyến cáo sử dụng thời gian dài hay sử dụng liên tục bởi chúng tiềm tàng gia tăng nguy cơ ung thư da và ung thu phát triển từ tế bào lympho. Các thuốc này có thể đặc biệt hữu ích ở những khu vực da mỏng, như là xung quanh mắt.

Thuốc kháng viêm giảm đau

Thuốc này thúc đẩy làm cho các tế bào chết mau bong tróc, làm giảm đi tình trạng vẩy sừng. Thuốc này thỉnh thoảng  được sử dụng kết hợp với những thuốc khác để làm tăng hiệu quả. Chúng thường được dùng để điều trị vẩy nến trên da đầu.

Dầu hắc

Dầu hắc thu được từ than, giúp giảm tình trạng vẩy sừng, ngứa da và thâm nhiễm. Dầu hắc có thể làm rát da. Nó cũng làm dơ quần áo và giường, và có mùi nồng.

Dầu hắc có dạng dầu gội, kem và dầu có thể mua bên ngoài không cần toa thuốc. Nó cũng có một số sản phẩm chứa dẫn xuất  tác dụng mạnh hơn nhưng phải mua thông qua đơn thuốc bác sĩ. Việc điều trị bằng dầu hắc không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai hay cho con bú.

Các sản phẩm giữ ẩm

Sử dụng kem chỉ có thể giữ ẩm da không thể giúp chữa lành bệnh vẩy nến, nhưng kem giữ ẩm có thể giảm bớt ngứa, nổi sừng và tình trạng khô da. Các sản phẩm cơ bản là dạng thuốc mỡ có hiệu quả hơn là dạng kem và các dạng thuốc nước. Bôi ngay sau khi tắm để giữ ẩm.

2. Liệu pháp ánh sáng

Cách điều trị này chủ yếu dùng ánh sáng UV tự nhiên hay nhân tạo. Cách điều trị bằng ánh sáng đơn giản và dễ nhất là phơi nắng có kiểm soát số lượng ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Một số dạng điều trị bằng ánh sáng khác bao gồm sử dụng ánh sáng UVA nhân tạo hoặc UVB nhân tạo, cả hai dạng đều có thể độc lập hoặc kết hợp với thuốc khác.

Ánh nắng mặt trời

Dùng ánh sáng UV có trong ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo làm chậm chu trình phát triển của tế bào da, làm giảm sự hình thành vẩy sừng và thâm nhiễm. Nói ngắn gọn, phơi với ánh nắng nhẹ hằng ngày giúp cải thiện tình trạng vẩy nến, nhưng phơi nắng có cường độ mạnh có thể làm các triệu chứng tệ hơn và gây ra hủy hoại da. Trước khi bắt đầu việc phơi nắng, tham khảo bác sĩ về cách an toàn nhất để sử dụng ánh nắng tự nhiên điều trị vẩy nến.

Ánh sáng UVB

Kiểm soát được số lượng ánh sáng UVB từ nguồn ánh sáng nhân tạo có thể cải thiện triệu chứng vẩy nến từ nhẹ tới trung bình. Liệu pháp ánh sáng dùng ánh sáng UVB cũng được gọi là UVB phổ rộng, được dùng để điều trị những mảng sừng nhỏ, vẩy nến lan rộng và vẩy nến đề kháng với điều trị cục bộ. Tác dụng phụ trong một thời gian ngắn có thể gồm nổi mẫn đỏ, ngứa và khô da. Sử dụng chất làm ẩm có thể giúp giảm tác dụng phụ.

Ánh sáng UVB phổ hẹp

Phương pháp điều trị vẩy nến mới nhất, dùng ánh sáng UVB phổ hẹp có thể hiệu quả hơn ánh sáng UVB phổ rộng. Thường được thực hiện 02 hoặc 03 lần một tuần đến khi tình trạng da cải thiện, sau đó nên duy trì thêm một tuần. Tuy nhiên liệu pháp ánh sáng UVB phổ hẹp có thể gây bỏng da kéo dài và nặng.

Liệu pháp Goeckerman

Một số bác sĩ điều trị kết hợp giữa ánh sáng UVB và dầu hắc, được biết đến như là liệu pháp Goeckerman. Dùng 02 phương pháp trị liệu kết hợp cho hiệu quả hơn là đơn trị liệu, bởi vì dầu hắc làm cho da nhận ánh sáng UVB tốt hơn.

Dùng thuốc nhạy sáng với ánh sáng UVA

Liệu pháp hóa chất-ánh sáng này bao gồm việc dùng thuốc nhạy với ánh sáng (psoralen) trước khi phơi dưới ánh sáng UVA. Ánh sáng UVA thâm nhập sâu vào da hơn ánh sáng UVB, và thuốc này làm cho da đáp ứng tốt hơn với việc phơi dưới ánh sáng UVA.

Việc điều trị tích cực này giúp cải thiện da nhất định và thường được dùng cho những trường hợp bệnh cấp tính hơn. Tác dụng phụ trong thời gian ngắn gồm nôn ói, nhức đầu, bỏng da và ngứa ngáy.Tác dụng phụ lâu dài là làm cho da khô và nhăn, để lại các nốt tàn nhang, tăng sự nhạy cản với ánh nắng mặt trời và tăng nguy cơ ung thư da, kể cả ung thư hắc tố.

Phương pháp laser bề mặt

Đây cũng là một phương pháp điều trị bằng ánh sáng, dùng cho các bệnh vẩy nến nhẹ và vừa, ảnh hưởng trên da chứ không gây hại cho sức khỏe da. Một tia của ánh sáng UVB chiếu trực tiếp vào mảng vẩy nến để kiểm soát tình trạng hình thành vẩy sừng và sự thâm nhiễm. Liệu pháp laser bề mặt đòi hỏi ít giai đoạn hơn liệu pháp ánh sáng theo kiểu truyền thống bởi vì đã sử dụng ánh sáng UVB có cường độ mạnh hơn. Tác dụng phụ là mẫn đỏ và rộp da.

3. Thuốc uống hay tiêm

Nếu bạn mắc vẩy nến nặng hoặc bệnh vẩy nến đề kháng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống hoặc tiêm. Điều này được hiểu là điều trị toàn hệ thống. Do có một số tác dụng phụ nặng, một số ít trong các thuốc này được sử dụng trong thời gian ngắn và có thể thay thế bằng các phương pháp điều trị khác.

Các thuốc nhóm Vitamine A

Liên quan tới nhóm vitamin A, nhóm thuốc này có tác dụng tốt nếu bạn mắc vẩy nến nặng mà không đáp ứng với các điều trị khác. Tác dụng phụ bao gồm thâm nhiễm môi và rụng tóc. Cũng bởi vì các thuốc này có thể gây ra sinh khó, phụ nữ nên tránh mang thai ít nhất 03 năm sau khi dùng thuốc.

Thuốc kháng viêm đường uống

Dùng đường uống, giúp điều trị vẩy nến bằng cách giảm tăng sinh tế bào da và triệt tiêu sự thâm nhiễm. Thuốc này cũng làm chậm quá trình viêm khớp do vẩy nến ở một số người. Nhìn chung bệnh nhân có thể chịu đựng được nếu dùng liều thấp nhưng gây ra khó chịu cho dạ dày, mất cản giác ngon miệng và mệt mỏi. Khi sử dụng thời gian dài, thuốc cũng gây ra vô số tác dụng phụ nguy hiểm, gồm suy gan cấp và giảm sản xuất hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Các thuốc thay đổi hệ thống miễn dịch (kháng sinh)

Một số trong các thuốc này đã được dùng để điều trị bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng, thường được dùng cho các bệnh nhân không đáp ứng với điều trị truyền thống hoặc bệnh nhân có viêm khớp do vẩy nến. Kháng sinh phải được dùng thận trọng bởi chúng ảnh hưởng mạnh lên hệ thống miễn dịch và có thể nhiễm trùng đe dọa tính mạng Đặc biệt các bệnh nhân dùng thuốc này phải theo dõi lao.

Một số thuốc khác được lựa chọn nếu như những thuốc trên chưa phát huy được hiệu quả điều trị.

4. Xem xét điều trị

Việc lựa chọn cách điều trị thường dựa vào loại và sự cấp tính của bệnh vẩy nến và khu vực da bị ảnh hưởng, phương pháp điều trị truyền thống bắt đầu điều trị ở mức nhẹ nhất – bôi kem cục bộ và liệu pháp ánh sáng UV (phototherepy) - ở những bệnh nhân có thương tổn da điển hình và sau đó dùng một thuốc mạnh hơn nếu cần thiết. Các bệnh nhân có mụn mủ và thâm nhiễm da nghiêm trọng hoặc có viêm khớp thường cần liệu pháp điều trị hệ  thống ngay từ khi bắt đầu điều trị. Mục đích là tìm phương pháp hiệu quả nhất để làm chận chu trình phát triển của tế bào mà tác dụng phụ có thể ít nhất.

5. Những phương pháp điều trị tiềm năng trong tương lai

Hiện nay có hàng loạt thuốc mới được nghiên cứu, các thuốc này có khả năng cải thiện việc điều trị vẩy nến. Những phương pháp điều trị này tập trung vào các protein có lợi cho hệ thống miễn dịch.

Các phương pháp không dùng thuốc:

Bao gồm chế độ ăn đặc biệt, các sản phẩm kem, những thức ăn ăn kiêng và thảo dược. Cho tới bây giờ chưa có loại nào được chứng minh có hiệu quả thật sự trên lâm sàng, nhưng nhìn chung một số phương pháp không dùng thuốc khá an toàn, và chúng có thể giúp người bệnh trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng, như là ngứa và nổi vẩy sừng. Những điều trị này thích hợp cho hầu hết các trường hợp bệnh nhẹ có tổn thương da điển hình và không có tác dụng với trường hợp có mụn mủ, tổn thương da nặng hoặc viêm khớp.

Cây lô hội

Chiết xuất kem từ  lá của cây lô hội,  có thể làm giảm mẫn đỏ, nổi vẩy, ngứa và thâm nhiễm. Bệnh nhân cần dùng kem vài lần một ngày mỗi tháng hoặc nhiều hơn để có thể thấy được bất cứ cải thiện trên da.

Dầu cá

Acid béo omega-3 tìm thấy trong thành phần của dầu cá có thể làm giảm sự thâm nhiễm do vẩy nến. Nhìn chung sử dụng 3gam hoặc ít hơn hẳng ngày là an toàn, và có lợi cho bệnh nhân.

Hoàng Liên ô rô

Được biết đến như cây Hoàng Liên, thoa ở vùng da tổn thương có thể giảm thâm nhiễm và xóa đi triệu chứng vẩy nến.

Nếu bạn muốn ăn kiêng hoặc ap dụng các phương pháp điều trị khác để xóa bớt triệu chứng của vẩy nến, nên tham khảo tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng . Họ có thể giúp bạn đánh giá lợi và hại của liệu pháp thay thế.

Thay đổi lối sống

Mặc dù các giải pháp tại nhà không chữa lành bệnh vẩy nến, nhưng các biện pháp này có thể cải thiện việc xuất hiện da tổn thương và cảm giác. Các phương pháp có lợi cho bạn:

Tắm hằng ngày

Tắm hằng ngày giúp trôi đi vẩy sừng và làm cho tình trạng da thâm nhiễm chững lại. Thêm vào nước dầu dùng để tắm, keo yến mạch, muối Epsom hoặc muối từ biển chết và pha với xà bông. Tránh dùng nước nóng và các loại xà bông thô cứng, chúng có thể làm triệu chứng tệ hơn; sử dụng nước âm ấm và xà bông loại dịu nhẹ trong thành phần có dầu và chất béo. Thoa xà bông khoảng 10 phút sau đó vỗ nhẹ lên chỗ da khô.

Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm

Sau khi tắm, thoa chất dưỡng ẩm cơ bản dạng mỡ trong lúc da bạn vẫn còn ẩm. Nhiều loại da khô, khuyến khích nên dùng dầu - dầu sẽ tác dụng mạnh hơn kem hoặc nhũ dịch và ngăn chặn hiệu quả việc nước trên bề mặt da bốc hơi. Khi thời tiết khô, lạnh, bạn cần bôi dưỡng ẩm vài lần một ngày.

Phơi nắng với ánh sáng nhẹ

Phơi nắng có kiểm soát cũng cải thiện vẩy nến, nhưng phơi nắng quá nhiều cũng gây nhạy cảm hoặc tệ hại hơn và gia tăng nguy cơ ung thư da. Do đó,nên hỏi bác sĩ  về thời gian phơi nắng, và ánh sáng thiên nhiên là cách tốt nhật  để điều trị da. 

Tránh các yếu tố gây nhạy cảm, nếu có thể

Tìm ra yếu tố gây nhạy cảm, bất kỳ yếu nào gây hại đến da của bạn và thực hiện từng bước để phòng và tránh. Nhiễm trùng da, tổn thương da, áp lực căng thẳng, hút thuốc và phơi nắng cường độ mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến vẩy nến.

Tránh rượu bia

Sử dụng bia rượu có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu bạn mắc bệnh vẩy nến, tránh dùng bia rượu. Nếu uống, nên giữ ở lượng trung bình.

Biện pháp tự xử lý

Sống chung với bệnh vẩy nến là một thử thách, đặc biệt nếu bệnh phát triển trên diện da rộng hoặc nằm ở vị trí người khác dễ thấy, như mặt hay tay. Trải qua thời gian mắc bệnh, bản chất dai dẳng của bệnh và thử thách điều trị góp phần làm gánh nặng hơn cho người bệnh.

Dưới đây là một số cách giúp bạn sống chung và cảm giác có nhẹ nhàng hơn:

Tìm thông tin giáo dục về bệnh

Tìm hiểu về bệnh càng nhiều càng tốt và tìm ra lựa chọn điều trị hiệu quả cho bản thân. Hiểu được các yếu tố gây nhạy cảm của bệnh, để bạn phòng ngừa tốt hơn cơn bộc phát. Nói chuyện với những người xung quanh bạn – gia đình và bạn bè – giúp họ nhận biết bệnh, hiểu về bệnh và hỗ trợ bạn trong việc đương đầu bệnh.

Tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ

Nếu bác sĩ đưa ra cách điều trị và thay đổi lối sống, chắc chắn phải tuân thủ. Hỏi bác sĩ khi có điều chưa rõ.
Tham gia nhóm hội có thể hỗ trợ bạn.

Xem xét việc tham gia một nhóm hội có thể hỗ trợ bạn , những người hỗ trợ cũng mắc bệnh và hiểu được điều mà bạn đang vượt qua. Bạn sẽ tìm được nhẹ nhàng sự khi chia sẻ kinh nghiệm của bạn, thảo luận và gặp gỡ các thành viên cũng dang đối mặt với vấn đề tương tự. Có thể hỏi bác sĩ thông tin các nhóm hội bệnh vẩy nến trong khu vực bạn sinh sống hay trên mạng.

Mặc quần áo kín để che tổn thương da khi bạn thấy cần thiết

Bạn có thể mặc quần áo hay sử dụng các sản phẩm che khuyết điểm giúp che tổn thương do bệnh.  Tuy nhiên các sản phẩm có thể kích thích da, và không nên sử dụng ở những vùng da đau, bị mất hoặc chưa lành.

Bệnh vảy nến nên được điều trị để hạn chế những ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra. Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị thì bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn. 

Bác sĩ khám, điều trị

Phạm Ngọc Trâm

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm

Khoa: Da liễu

Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nam Cường

    Tôi cũng đã từng bị vảy nến, tôi cảm thấy rất là khó chịu. Nhưng may mắn tôi đã gặp bác sĩ trâm, sau một thời gian điều trị bệnh đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    02/11/2017
  • Ngọc Nhung

    Tôi đã từng bị bệnh vảy nến. Căn bệnh này gây cho tôi rất nhiều phiền toái. Đối với những ai chưa bị bệnh này thì không biết được nó gây phiền toái đến mức nào đâu. Tôi đã đi khám và được điều trị, rất may điều trị một thời gian thì bệnh tình cũng đỡ hơn.

    06/10/2017
  • Trịnh Phượng

    Tôi cũng bị vảy nến và chữa bao nhiêu năm nay cũng không thấy khỏi. Nay thử điều trị chỗ bác sĩ Trâm xem sao.

    28/09/2017
  • Trí Dũng

    Tôi bị vảy nến đã nhiều năm nhưng chưa chữa khỏi. Nghe nói bác sĩ Trâm rất giỏi chuyên môn nên tôi sẽ thử tới khám xem sao.

    15/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...