Thiếu máu chi trầm trọng

Thiếu máu chi trầm trọng

Thiếu máu chi trầm trọng là một tình trạng rất nghiêm trọng của bệnh động mạch ngoại biên. Tình trạng này không thể tự khỏi được và cần điều trị kịp thời bằng phẫu thuật mạch máu.

1. Bệnh thiếu máu chi trầm trọng là gì?

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu chi trầm trọng

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu chi trầm trọng

4. Điều trị và dự phòng bệnh thiếu máu chi trầm trọng

1. Bệnh thiếu máu chi trầm trọng là gì?

Thiếu máu chi trầm trọng (tên tiếng Anh là Critical Limb Ischemia -CLI) là sự tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng, điều này làm giảm rõ rệt lưu lượng máu đi đến các chi (tay, chân và bàn chân) và dẫn đến tình trạng đau dữ dội, gây loét da hoặc nhức nhối. Đau do CLI có thể đánh thức bệnh nhân vào buổi tối. Cơn đau thường xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi, thường ở chân và có thể đỡ đau khi treo chân lên hoặc đứng dậy đi dạo.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu chi trầm trọng

Bạn có thể mắc thiếu máu chi nếu bạn có các triệu chứng:

  • Đau dữ dội hoặc tê ở chân và bàn chân trong khi không cử động
  • Lạnh ở bàn chân hoặc chân so với các phần khác cơ thể
  • Loét chân, nhiễm khuẩn hoặc loét không lành hoặc lành lại rất chậm
  • Hoại tử chi
  • Vùng da chân khô, nhẵn
  • Móc chân dày
  • Mất hoặc giảm nhịp đập của mạch ở chân hoặc bàn chân

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu chi trầm trọng

Thiếu máu chi trầm trọng là giai đoạn tiến triển của bệnh động mạch ngoài biên (PAD), là kết quả của sự dày lên trong thành động mạch (nguyên nhân do sự tích tụ các mảng bám). Sự tích tụ các mảng bám, còn gọi là xơ vữa động mạch, làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu, làm giảm lượng máu đến chân, bàn chân và cánh tay.

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu chi trầm trọng

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thiếu máu chi trầm trọng

Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu chi bao gồm:

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

4. Điều trị và dự phòng bệnh thiếu máu chi trầm trọng

Sự thiếu máu chi trầm trọng là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức để lưu lượng máu đến đủ cho chi bị ảnh hưởng. (Hầu hết các bệnh nhân bị CLI đều bị tắc nghẽn động mạch) Điều trị CLI có thể khá phức tạp, nhưng mục đích là giảm đau và cải thiện lưu lượng máu để giữ lại chi. Ưu tiên số một là để bảo vệ chi không bị hoại tử.

Các phương pháp điều trị cho CLI bao gồm:

Thuốc: Một số loại thuốc kê đơn để ngăn ngừa tiến triển của bệnh và giảm ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và quan trọng là giảm đau. Cũng có thể sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa đông máu hoặc chống nhiễm trùng.

Các phương pháp điều trị nội mạch: Những phương pháp điều trị này ít xâm lấn và liên quan đến chèn một ống thông vào động mạch ở vùng tiếp nối chi để cho phép tiếp cận tới phần động mạch bị bệnh. Bóng chèn có thể được thực hiện để mở rộng vùng tắc nghẽn bằng cách sử dụng các quả bóng nhỏ được đưa vào qua một ốngông và tho động mạch. Quả bóng chèn trong động mạch sẽ được thổi phồng, và khi nó phồng lên, khẩu kính động mạch sẽ giãn lớn ra giúp tăng lưu lượng máu. Một thiết bị kim loại được gọi là "stent" sau đó có thể được chèn vào để duy trì sự mở rộng của động mạch, qua đó cải thiện lưu lượng máu đến chân tay. Ngoài ra hiện nay phương pháp điều trị cắt bỏ mảng xơ vữa bằng laser cũng đang khá phổ biến, phương pháp loại bỏ các mảng bám bằng tia laser, trong đó một ống thông với một lưỡi cắt bằng tia laser được sử dụng để loại bỏ mảng bám khỏi động mạch.

Phương pháp điều trị nội mạch của bệnh thiếu máu chi trầm trọng

Phẫu thuật động mạch: Nếu tắc nghẽn động mạch không thuận lợi cho phương pháp điều trị nội mạch, thì phẫu thuật thường được khuyến cáo. Điều này bao gồm việc loại bỏ hoặc thay thế động mạch bằng một đoạn tĩnh mạch của chính bệnh nhân hoặc ống động mạch nhân tạo. Trong một vài trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể mở động mạch và lấy ra mảng bám để giữ cho động mạch hoạt động được. Cách điều trị cuối cùng là cắt bỏ phần ngón chân, bàn chân, chân. Cắt bỏ phần chi bị hoại tử xảy ra ở khoảng 25% trong tất cả các bệnh nhân CLI.

Bệnh càng để lâu sẽ càng nguy hiểm, chính vì vậy những người bị bệnh thiếu máu chi trầm trọng cần được điều trị ngay.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...