Teo cơ cánh tay
Teo cơ cánh tay là tình trạng teo các cơ vùng cánh tay. Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng teo có thể xảy ra ở toàn bộ cơ vùng cánh tay hoặc một cơ; teo một bên tay hoặc cả hai bên.
2. Triệu chứng của bệnh teo cơ cánh tay
3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ cánh tay
4. Điều trị bệnh teo cơ cánh tay
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Teo cơ cánh tay là gì?
Tay được chia thành 3 phần theo cấu trúc giải phẫu: cánh tay và cẳng tay, bàn tay. Trong đó, cẳng tay và bàn tay chịu trách nhiệm cho các cử động khéo léo, linh hoạt; cánh tay đóng vai trò như đòn bẩy giúp tăng lực nâng và sức mạnh của tay. Do đó, một khi cơ vùng cánh tay teo, hậu quả là sẽ kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng của sức mạnh và tính linh hoạt của tay.
Vùng cánh tay gồm 4 cơ, được phân thành 2 nhóm:
- Nhóm cơ vùng mặt trước cánh tay:
- Cơ nhị đầu : chia thành 2 bó, bó dài và bó ngắn. Tác dụng gấp cẳng tay vào cánh tay
- Cơ quạ - cánh tay: Bám vào 2 xương, mỏm quạ xương bả vai và xương cánh tay. Tác dụng khép cánh tay
- Cơ cánh tay: bám vào mỏm vẹt của xương quay và xương cánh tay. Tác dụng gấp cẳng tay vào cánh tay.
- Nhóm cơ vùng măt sau cánh tay: Cơ tam đầu: được chia thành 3 phần; phần dài, phần rộng trong và phần rộng ngoài. Cả 3 phần này sẽ tụm lại thành 1 gân lớn bám vào mỏm khuỷu xương quay. Tác dụng duỗi cánh tay.
Teo cơ cánh tay à tình trạng teo các cơ vùng cánh tay. Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng teo có thể xảy ra ở toàn bộ cơ vùng cánh tay, hoặc một cơ; teo một bên tay, hoặc cả hai bên. Teo cơ vùng này thường đi kèm với tình trạng yếu cơ gốc chi, gây giảm mạnh lực cơ và sự linh hoạt của tay.
Để biết thêm một số tình trạng teo cơ khác, bạn có thể xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ cánh tay
Teo cơ cánh tay thường gây ra những triệu chứng như:
- Teo cơ có thể xuất hiện ở một bên hoặc 2 bên. Tùy theo nguyên nhân mà teo cơ có thể ảnh hưởng toàn bộ cơ vùng cánh tay, hoặc chỉ ảnh hưởng một cơ như cơ nhị đầu, tam đầu.
- Yếu cơ: bệnh nhân sẽ thường than phiền gặp khó khăn trong các cử động như: khép cánh tay, gấp cẳng tay vào cánh tay, nâng vật nặng bằng tay…. (Xem thêm về triệu chứng yếu cơ tại đây)
- Dị cảm vùng cánh tay có thể xuất hiện nếu do nguyên nhân tổn thương thần kinh. (Xem thêm về triệu chứng dị cảm tại đây)
3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ cánh tay
Ít vận động
Ít vận động thường gây ra teo cơ và yếu cơ. Tuy nhiên, tình trạng này rất dễ phục hồi bằng dinh dưỡng và tập luyện. Cách nhận biết teo cơ do nguyên nhân này là:
- Người bệnh có lối sống ít vận động
- Tay thuận to hẳn hơn tay không thuận
- Sức cơ và điện cơ không ghi nhận bất thường
Giãn cơ, rách cơ
Tình trạng này khá phổ biến ở các vận động viên, người thường xuyên tập luyện thể theo. Nguyên nhân do khi vận động quá sức gây ra các tổn thương, rách cơ. Về lâu dài, khi cơ liên tục bị tổn thương sẽ hình thành các dải xơ. Lúc này teo cơ không thể phục hồi về tình trạng ban đầu, chỉ có thể can thiệp bằng phẫu thuật. Trong các nhóm cơ vùng cánh tay, cơ nhị đầu là nhóm cơ thường bị nhất, do đây là cơ chủ đạo trong động tác nâng vật nặng, gấp cánh tay.
Tổn thương thần kinh
Chấn thương thần kinh thường gây teo cơ khó hồi phục. Tổn thương gây ra teo cơ do thần kinh thường do:
- Gãy xương cánh tay: Gãy xương cánh tay có thể gây ra teo cơ do nguyên nhân cơ học lẫn thần kinh. Xương gãy gây rách cơ vùng cánh tay kèm theo, dẫn đến xơ hóa. Ngoài ra, gãy xương cánh tay có thể gây ra tổn thương thần kinh trụ gây teo cơ do thần kinh.
- Chấn thương cột sống cổ: Tủy sống vùng cột sống cổ từ C4-C7 chi phối cho vận động của các cơ vùng cánh tay. Do đó, tổn thương tủy sống cổ sẽ gây yếu liệt, teo cơ vùng cánh tay. Đặc điểm của nguyên nhân này là, teo cơ thường ảnh hưởng luôn cả vùng nách và cẳng tay. Đôi khi, dị cảm, mất cảm giác có thể kèm theo trong các trường hợp nặn.
- Tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não cũng có thể gây teo cơ. Tuy nhiên, teo cơ do nguyên nhân này thường bắt đầu bằng yếu liệt cơ của nửa người. Cơ yếu liệt lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên đa ổ: Đây cũng dạng bệnh hiếm gặp tương tự Bệnh lý thần kinh vận đông. Cơ bị teo do nguyên nhân này thường không phục hồi được.
- Loạn dưỡng cơ: Loạn dưỡng cơ thường xuất hiện khá sớm từ lúc nhỏ hoặc tuổi vị thành niên. Loạn dưỡng cơ là bệnh khiếm khuyết di truyền gây teo cơ tiến triển. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu để điều trị teo cơ do Loạn dưỡng cơ.
4. Điều trị bệnh teo cơ cánh tay
Chẩn đoán
Khám lâm sàng
Đây là phương pháp chủ yếu để đánh giá xác định chẩn đoán Teo c. Trong đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân làm một số nghiệm pháp đặc hiệu. Người bệnh sẽ phải gấp cẳng tay, nâng tay, gấp cẳng tay vào cánh tay, đối kháng lực đè lên cẳng tay gấp…
Gợi ý chẩn đoán teo cơ cánh tay khi:
- Người bệnh đưa một tay cao, tay thấp khi làm nghiệm pháp nhắm mắt giơ ngang hai tay
- Teo cơ nhị đầu: Người bệnh gặp khó khăn khi kéo cẳng tay vào cánh tay khi có kháng lực
- Teo cơ tam đầu: Người bệnh gặp khó khăn khi đẩy cẳng tay ra xa cánh tay khi có kháng lực.
Cận lâm sàng
- Xquang: Teo cơ không hiển thị hình ảnh trên Xquang. Tuy nhiên, các tổn thương xương chỏm , ổ chảo khớp vai, các dấu hiệu xơ hóa nội khớp có thể gợi ý tình trạng tổn thương.
- CTscan, MRI: Hình ảnh teo cơ, rách có thể hiển thị trên CTScan, MRI
- Điện cơ: Đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp nguyên nhân do tổn thương thần kinh.
Điều trị
Dinh dưỡng
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, protein, gIutamin, creatine sẽ giúp cơ thể mau bù lại cơ mau chóng.
Vật lý trị liệu
Các bài tập chú trọng phần chi trên vai cánh tay. Các bài tập đối kháng sẽ rất phù hợp cho cơ vùng cánh tay.
Thuốc
- Giảm đau- kháng viêm
- Thuốc tăng tạo cơ
- Thuốc giảm hủy cơ
- Chất ức chế Myostatin
- Coenzyme Q10, Leucine, Creatine
Liệu pháp kích thích điện sinh lý
Trong phương pháp này, người bệnh sẽ được kích thích bằng các điện cực phát ra dòng điện có điện thế thấp. Dòng điện này sẽ kích thích tế bào cơ hoạt động. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp teo cơ do nguyên nhân bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được đề ra khi teo cơ này có nguyên nhân chấn thương. Thông thường, phẫu thuật với mục đích là giải phóng dải xơ hóa hình thành sau chấn thương rách cơ.
>>>Bạn có thể tham khảo thêm:
Để điều trị bệnh teo cơ cánh tay, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi