Sỏi mật

Sỏi mật

Sỏi mật là bệnh thường gặp và những người bị bệnh sỏi mật thường phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Sỏi mật không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào thường không cần điều trị.

1. Sỏi mật là gì

2. Triệu chứng của bệnh sỏi mật

3. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật

4. Biến chứng của bệnh sỏi mật

5. Điều trị bệnh sỏi mật

6. Phòng chống bệnh sỏi mật

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh sỏi mật là gì?

Sỏi mật (tên tiếng Anh là Cholelithiasis (Gallstones)) là những chất cặn lắng dạng rắn của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ, hình quả lê ở phía bên phải bụng, ngay bên dưới gan. Túi mật chứa dịch tiêu hóa được gọi là mật để đổ vào ruột non.

Sỏi mật có kích thước từ nhỏ (như một hạt cát) đến lớn (như một trái banh golf). Có người chỉ bị một viên sỏi, có người lại có thể có nhiều viên cùng một lúc.

Các loại sỏi mật

Các loại sỏi mật có thể hình thành trong túi mật bao gồm:

  • Sỏi cholesterol: Loại sỏi mật phổ biến nhất, được gọi là sỏi cholesterol, thường có màu vàng. Những sỏi mật này chủ yếu chứa cholesterol không tan, nhưng có thể chứa các thành phần khác.
  • Sỏi sắc tố: Những hòn sỏi màu nâu sậm hoặc đen này hình thành khi mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin.

Hình ảnh sỏi mật

Sỏi mật là những chất cặn lắng dạng rắn của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh sỏi mật

Sỏi mật có thể không gây ra bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Nếu một viên sỏi nằm trong hệ thống ống mật và gây tắc nghẽn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau đột ngột và tiến triển nhanh chóng ở ¼ trên phải bụng
  • Đau đột ngột và tiến triển nhanh chóng ở vùng giữa bụng, ngay dưới xương sườn
  • Đau lưng giữa hai cánh tay
  • Đau ở vai phải
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

Đau do sỏi mật có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng. Nhập viện cấp cứu nếu có các dấu hiệu và triệu chứng do biến chứng nghiêm trọng của sỏi mật, như:

  • Đau bụng dữ dội không thể ngồi yên hoặc không tìm được một tư thế thoải mái
  • Vàng da và trắng mắt
  • Sốt cao ớn lạnh

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

3. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây ra sỏi mật là gì. Nhưng các bác sĩ cho rằng sỏi mật có thể xảy ra khi:

Mật có chứa quá nhiều cholesterol: Bình thường, mật chứa đủ các chất để hòa tan cholesterol được bài tiết từ gan. Nhưng nếu gan bài tiết nhiều cholesterol hơn khả năng hòa tan của mật, lượng cholesterol dư thừa có thể hình thành tinh thể và cuối cùng tạo sỏi.

Mật có chứa quá nhiều bilirubin: Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra khi cơ thể phân hủy các tế bào hồng cầu. Một số tình trạng nhất định làm gan tạo ra quá nhiều bilirubin, bao gồm xơ gan, nhiễm trùng đường mật và các rối loạn máu nhất định. Bilirubin thừa thãi góp phần tạo thành sỏi.

Túi mật luôn chứa đầy mật: Nếu túi mật thường xuyên chứa đầy mật, mật có thể trở nên đậm đặc, góp phần hình thành sỏi mật.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh sỏi mật bao gồm : 

  • Nữ giới
  • 40 tuổi trở lên
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Bất động
  • Đang mang thai
  • Chế độ ăn nhiều chất béo
  • Chế độ ăn nhiều cholesterol
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi mật
  • Bị bệnh đái tháo đường
  • Giảm cân quá nhanh
  • Dùng thuốc có chứa estrogen, chẳng hạn như thuốc ngừa thai uống hoặc thuốc trị liệu nội tiết tố
  • Bị bệnh gan

4. Biến chứng và tác hại của bệnh sỏi mật

Các biến chứng của sỏi mật bao gồm:

  • Viêm túi mật: Sỏi mật mắc ở cổ túi mật có thể gây viêm túi mật. Viêm túi mật có thể gây ra đau và sốt.
  • Tắc ống mật chủ: Sỏi mật có thể làm tắc nghẽn các ống dẫn mà qua đó mật lưu thông từ túi mật hoặc gan đến ruột non. Vàng da và nhiễm trùng đường mật có thể xảy ra.
  • Tắc ống tụy: Ống tụy là một ống dẫn từ tuyến tụy đến ống mật chủ. Dịch tụy, giúp cho quá trình tiêu hóa, chảy thông qua ống tụy. Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn trong ống tụy, có thể dẫn đến viêm tụy. Viêm tụy gây ra đau bụng dữ dội, liên tục và thường phải nhập viện.
  • Ung thư túi mật: Những người có tiền sử sỏi mật có nguy cơ cao bị ung thư túi mật. Tuy nhiên, ung thư túi mật rất hiếm, vì vậy ngay cả khi nguy cơ ung thư tăng, thì thống kê cho thấy số ca ung thư túi mật vẫn còn rất nhỏ.

Biến chứng của sỏi mật - ung thư túi mật

Biến chứng của sỏi mật - ung thư túi mật

5. Các phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

Chuẩn bị trước khi đi khám

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng làm bản thân lo lắng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sỏi mật, bạn có thể được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hoa gan mật.

Bởi vì các cuộc hẹn có thể ngắn gọn và thường có rất nhiều thông tin để trình bày, vậy nên chúng ta nên chuẩn bị tốt. Dưới đây là một số thông tin để giúp chuẩn bị sẵn sàng và những mong muốn của chúng ta dành cho bác sĩ.

Bạn có thể làm gì?

  • Nhận thức được tất cả các yêu cầu trước cuộc hẹn. Vào thời điểm đặt cuộc hẹn, hãy nhớ hỏi nếu có bất cứ điều gì cần làm trước, chẳng hạn như hạn chế chế độ ăn uống.
  • Viết ra bất kỳ triệu chứng nào đang gặp, bao gồm cả những điều có vẻ như không liên quan đến lý do lên lịch cuộc hẹn.
  • Viết ra thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm bất kỳ áp lực lớn hoặc những thay đổi cuộc sống gần đây.
  • Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung đang dùng.
  • Đi cùng một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Đôi khi có thể khó để hiểu tất cả các thông tin cần được cung cấp trong một cuộc hẹn. Ai đó đi cùng có thể nhớ những điều mà chúng ta quên hay bỏ lỡ.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ.

Chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán sỏi mật bao gồm:

Chụp hình ảnh của túi mật: Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm bụng và chụp cắt lớp vi tính (CT) hình ảnh túi mật. Những hình ảnh này có thể được phân tích để tìm kiếm các dấu hiệu của sỏi mật.

Các xét nghiệm để kiểm tra có sỏi trong đường mật: Một xét nghiệm sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt làm nổi bật hình ảnh các ống mật có thể giúp bác sĩ xác định có sỏi mật gây tắc nghẽn hay không.

Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp nhấp nháy gan – mật (HIDA), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Sỏi mật được phát hiện bằng cách sử dụng ERCP có thể được loại bỏ ngay trong quá trình làm thủ thuật.

Chẩn đoán sỏi mật bằng các xét nghiệm

Chẩn đoán sỏi mật bằng các xét nghiệm

Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt làm nổi bật hình ảnh các ống mật trên phim X-quang. Một ống mỏng, mềm dẻo (ống nội soi) với máy ảnh ở đoạn cuối được truyền qua cổ họng và vào ruột non. Thuốc nhuộm đi vào các ống mật tụy thông qua một ống nhỏ rỗng (ống thông) đi qua ống nội soi.

Xét nghiệm máu để tìm các biến chứng: Xét nghiệm máu có thể cho thấy nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hoặc các biến chứng khác do sỏi mật.

Điều trị

Hầu hết những người bị sỏi mật mà không gây ra triệu chứng sẽ không bao giờ cần điều trị. Bác sĩ sẽ xác định sỏi mật có cần điều trị hay không dựa trên triệu chứng và kết quả xét nghiệm chẩn đoán.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên cảnh giác với các triệu chứng do các biến chứng sỏi mật, chẳng hạn như đau nhiều ở vùng bụng trên bên phải. Nếu dấu hiệu và triệu chứng sỏi mật xuất hiện trong tương lai thì có thể điều trị.

Các lựa chọn điều trị sỏi mật như sau:

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (cắt túi mật): Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ túi mật, vì sỏi mật thường tái phát. Một khi túi mật được lấy đi, mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non, chứ không phải lưu trữ trong túi mật.

Điều trị sỏi mật bằng cắt túi mật nội sỏi

Điều trị sỏi mật bằng cắt túi mật nội sỏi

Chúng ta không nhất thiết cần túi mật để sống, và bỏ túi mật không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, nhưng nó có thể gây ra tiêu chảy, mà thường là tạm thời.

Các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt và một máy quay video nhỏ được chèn vào thông qua bốn đường vào ổ bụng trong quá trình cắt túi mật bằng nội soi. Bụng được thổi phồng bằng khí CO2 để cho các dụng cụ phẫu thuật đủ không gian để làm việc.

Thuốc làm tan sỏi mật.: Các loại thuốc đường uống có thể giúp làm tan sỏi mật. Nhưng có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm để điều trị sỏi mật theo cách này và sỏi mật sẽ có thể hình thành lại nếu ngừng điều trị.

Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này không cao lắm. Các loại thuốc cho sỏi mật không thường được sử dụng và được dành riêng cho những người không thể trải qua phẫu thuật.

6. Phòng chống bệnh sỏi mật

Có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật nếu bạn:

  • Đừng bỏ bữa: Cố gắng duy trì số bữa ăn bình thường mỗi ngày. Bỏ bữa hoặc ăn vội vàng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.
  • Giảm cân chậm: Nếu cần giảm cân, tiến hành từ từ. Giảm cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Mục tiêu là giảm khoảng 0,5 – 1kg/tuần.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp: Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật. Làm việc để đạt được một cân nặng phù hợp bằng cách giảm số lượng calo ăn vào và tăng hoạt động thể chất. Một khi đạt được cân nặng phù hợp, hãy duy trì cân nặng đó bằng cách tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Bệnh sỏi mật có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy khi bạn có dấu hiệu của sỏi mật thì bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời. Khi điều trị sỏi mật tại Hello Doctor, bạn sẽ được khám và chữa bệnh bởi những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm. Hãy liên hệ đặt khám ngay với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. 

Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Văn Nhật Minh

Bác sĩ Văn Nhật Minh

Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Võ Thị Thu Nga

    Bố mình từng uống nhiều rượu, bị sỏi mật, đi khám và xét nghiệm bác sĩ nói có tới 2 viên, đã lên phương án điều trị. Triệu chứng hồi đầu là hay mệt, nhiều khi bị tức ngực, rối loạn tiêu hóa.

    17/10/2017
  • Nguyễn Việt Hưng

    Tôi hiện đang có sỏi mật nhưng do phát hiện sớm nên chỉ cần uống thuốc tan sỏi thôi. Ai đang bị bệnh này thì nên điều trị sớm đi nhé.

    05/10/2017
  • Nguyễn Oanh

    Tôi bị sỏi mật nhưng kích cỡ còn bé, nên chỉ cần điều trị bằng uống thuốc tiêu sỏi thôi.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...