Phổi mô kẽ
Bệnh phổi mô kẽ thường xuất hiện do do tiếp xúc lâu dài với vật liệu độc hại. Ngoài ra, một số bệnh miễn dịch cũng có thể gây bệnh phổi mô kẽ.
2. Triệu chứng của bệnh phổi mô kẽ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh phổi mô kẽ
4. Biến chứng của bệnh phổi mô kẽ
1. Bệnh phổi mô kẽ là gì?
Bệnh phổi mô kẽ (tên tiếng Anh là Interstitial Lung Disease) mô tả một nhóm các rối loạn, mà hầu hết gây ra những vết sẹo tiến triển trên nhu mô phổi. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng thở và lấy đủ oxy vào máu.
Một khi sẹo phổi xuất hiện thì gần như không thể đảo ngược. Thuốc đôi khi có thể làm chậm tiến trình bệnh nhưng không bao giờ phục hồi sự hoạt động của phổi hoàn toàn. Và khi đó ghép phổi là một lựa chọn đối với người bị bệnh phổi mô kẽ.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phổi mô kẽ
Triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi mô kẽ thường là:
- Khó thở khi nghỉ ngơi và tăng lên khi gắng sức.
- Ho khan.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi các triệu chứng xuất hiện, thì nhu mô phổi cũng đã bị tổn thương không thể đảo ngược. Tuy nhiên bạn vẫn phải đến khám khi có triệu chứng đầu tiên ở đường thở. Nhiều tình trạng khác gây ảnh hưởng đến phổi bạn hơn cả bệnh phổi mô kẽ, chẩn đoán sớm và chính xác rất quan trọng cho việc điều trị thích hợp.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Hô Hấp Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh phổi mô kẽ
Bệnh xảy ra khi một tổn thương phổi gây nên một phản ứng sửa chữa bất thường. Bình thường cơ thể bạn tạo ra một lượng mô vừa đủ để sửa những tổn thương. Tuy nhiên khi bạn bị bệnh phổi mô kẽ, quá trình sửa chữa thất bại thì mô xung quanh những túi khí( phế nang) tạo sẹo và dày lên, khi đó oxy sẽ khó đi vào máu
Một số nguyên nhân khác như chất độc hại trong không khí ở nơi làm việc, thuốc, và hầu hết vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Yếu tố nghề ngiệp và môi trường: việc tiếp xúc với một lượng chất độc cũng như sự ô nhiễm môi trường có thể gây tổn thương phổi bạn. Gồm có:
- Bụi silica
- Sợi amiăng
- Hạt bụi
- Phân chim, thú
- Tia xạ
- Bồn tắm trong nhà
Những người xạ trị ung thư phổi hay ung thư vú thường xuất hiện những dấu hiệu tổn thương phổi trong vài tháng đôi khi là vài năm sau điều trị ban đầu.
Thuốc: nhiều loại thuốc gây tổn thương phổi, đặc biệt là:
- Thuốc hóa trị: dùng để tiêu diệt tế bào ung thư
- Thuốc trị tim: một số thuốc dùng để trị rối loạn nhịp tim
- Kháng sinh.
- Thuốc kháng viêm: một số thuốc kháng viêm nhất định
Tình trạng y tế: tổn thương phổi cũng có thể là nguyên nhân của một số bệnh tự miễn như:
- Viêm khớp dạng thấp
- Xơ cứng bì
- Viêm da cơ và viêm đa cơ
- Bệnh mô liên kết
- Hội chứng Sjogren
- Sarcoidosis
Nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ rất nhiều. Thậm chí có trường hợp không tìm được nguyên nhân, khi đó gọi là bệnh phổi mô kẽ vô căn. Trong đó bệnh xơ phổi vô căn là bệnh phổ biến và gây chết nhiều nhất.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi mô kẽ
Những yếu tố khiến bạn dễ mắc bệnh phổi mô kẽ bao gồm:
- Tuổi: bệnh thường xảy ra ở người lớn, ít khi xảy ra ở trẻ em.
- Tiếp xúc các độc tố nghề nghiệp và môi trường.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: trào ngược a xít và khó tiêu nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mô kẽ.
- Hút thuốc lá:một số týp của bệnh phổi mô kẽ có xu hướng xảy ra ở người hút thuốc lá hơn người khác, đặc biệt ở người bị khí phế thủng
- Xạ trị và hóa trị: xạ trị vùng ngực hoặc dùng thuốc hóa trị làm bạn dễ mắc bệnh phổi hơn.
4. Biến chứng của bệnh phổi mô kẽ
Tăng áp động mạch phổi: không giống với tăng huyết áp toàn thân bệnh ảnh hưởng đến động mạch phổi. Nó bắt đầu khi sẹo mô phổi hay mức oxy thấp hạn chế mạch máu nhỏ nhất, hạn chế lượng máu đến phổi. Từ đó làm tăng áp lực trong động mạch phổi. Đây là một bệnh nặng dần trở nên tệ hơn.
Suy tim phải: tình trạng nghiêm trọng này xảy ra khi tâm thất phải (buồng tim phía dưới bên phải) – có ít khối cơ hơn bên trái- phải bơm máu nhiều hơn bình thường để có thể đến các động mạch phổi bị tắc nghẽn làm suy tâm thất phải. Thường là do hậu quả của tăng áp phổi.
Suy hô hấp: bệnh phổi mô kẽ giai đoạn cuối sẽ đưa đến suy hô hấp khi mức oxy máu giảm nghiêm trọng kèm theo tăng áp động mạch phổi và tăng áp tâm thất phải gây suy tim phải.
5. Điều trị bệnh phổi mô kẽ
Chẩn đoán
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh phổi mô kẽ vẫn còn là một thử thách. Ngoài ra, những triệu chứng của nhiều bệnh khác lại giống như của bệnh phổi mô kẽ. Bác sĩ phải loại trừ những bệnh này trước khi đưa ra chẩn đoán xác định.
Xét nghiệm: Một số xét nghiệm máu có thể phát hiện protein, kháng thể, những chỉ dấu của bệnh tự miễn hay của đáp ứng viêm.
Chẩn đoán hình ảnh:
- CT scan: đây là một phương tiện chính yếu và đầu tiên trong chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ. kỹ thuật viên dùng một máy vi tính để kết hợp các hình ảnh X- quang chụp từ nhiều góc khác nhau để tạo thành hình ảnh cắt ngang qua các cấu trúc bên trong. Và chụp CT scan cản quang có thể giúp ích một phần trong việc xác định mức độ tổn thương phổi trong bệnh phổi mô kẽ. mó có thể cho thấy những chi tiết của hình ảnh xơ hóa từ đó giúp cho việc chẩn đoán và cả quyết định điều trị.
- Siêu âm tim: sử dụng sóng siêu âm để có được những hình ảnh động về tim và những cấu trúc liên quan đến tim. Xét nghiệm này có thể giúp đo được áp lực tâm thât phải.
Xét nghiêm chức năng phổi:
Đo hô hấp ký: xét nghiệm này yêu cầu bạn thở ra nhanh và mạnh qua một ống được gắn với máy để đo lượng khí phổi bạn có thể giữ và bạn có thể thở ra nhanh đến mức nào. Nó cũng khảo sát xem oxy di chuyển từ phổi vào máu có dễ dàng không?
Phân tích mô phổi:
- Nội soi phế quản: Trong nhiều trường hợp, bệnh phổi kẽ có thể được chẩn đoán dứt khoát bằng cách kiểm tra lượng nhỏ mô phổi (sinh thiết). Trong nội soi sinh thiết, bác sĩ dùng ống soi phế quản đưa qua miệng hoặc mũi vào phổi và lấy một mẫu mô nhỏ, kích thước bằng đầu kim. Tai biến của thủ thuật này là không đáng kể, thường là đau họng và khàn tiếng.
- Rửa phế quản: Trong thủ thuật này, bác sĩ tiêm nước muối qua soi phế quản và sau đó ngay lập tức hút nó ra. Dịch thu hồi có chứa các tế bào từ các phế nang. Dù rằng thủ thuật này khảo sát phổi rộng hơn cái khác nhưng đôi khi vẫn không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ.
- Sinh thiết phổi: đây là một thủ thuật xâm lấn có thể gây ra biến chứng về sau nên nó thường được chỉ định khi cần xét nghiệm một mẫu mô lớn để cho chẩn đoán xác định. Bạn được gây mê, bác sĩ sẽ luồn dụng cụ và một camera nhỏ vào 2 hay 3 vết rạch giữa các xương sườn. Camera giúp bác sĩ thấy được mô phổi trên màn hình video. Dụng cụ phẫu thuật sau đó được đưa vào qua đường rạch khác, và bác sĩ phẫu thuật lấy mẫu mô trong phổi.
Điều trị
Sẹo ở phổi trong bệnh phổi mô kẽ không thể phục hồi được và điều trị không phải luôn cho hiệu quả trong việc chặn đứng giai đoạn cuối của bệnh. Một vài điều trị có thể tạm thời cải thiện triệu chứng và làm chậm diễn tiến bệnh, và cải thiện cuộc sống.
Điều trị dùng thuốc:
- Thuốc Corticosteroid: người bị bệnh phổi mô kẽ được điều trị ban đầu bằng corticosteroid. Có thể phối hợp thêm thuốc khác nhằm ức chế hệ miễn dịch. Điều này có thể làm chậm và ổn định các tiến trình của bệnh.
- Thuốc làm chậm tiến trình xơ hóa phổi vô căn: Những thuốc này đôi khi được sử dụng để giúp làm giảm sự phát triển của mô sẹo. Trong các nghiên cứu lâm sàng, các thuốc pirfenidone và nintedanib có thể làm chậm sự tiến triển của tổn thương phổi.
Ôxy liệu pháp: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ hoạt động, bác sĩ có thể khuyên nên điều trị bằng oxy. Mặc dù oxy không thể ngừng tổn thương phổi, nó có thể làm cho thở và tập thể dục dễ dàng hơn và ngăn ngừa hoặc làm giảm các biến chứng do oxy trong máu thấp. Ôxy liệu pháp cũng có thể cải thiện giấc ngủ. Nó cũng có thể làm giảm áp lực buồng tim phải.
Phục hồi chức năng phổi: Mục đích của phục hồi chức năng phổi không chỉ để điều trị một bệnh hoặc thậm chí cải thiện hoạt động hàng ngày, mà còn để giúp những người bị xơ phổi đáp ứng cuộc sống đầy đủ. Các chương trình phục hồi chức năng phổi tập trung vào tập thể dục, hướng dẫn hít thở hiệu quả hơn, giáo dục và hỗ trợ tinh thần và tư vấn dinh dưỡng.
Cấy ghép phổi: Đây có thể là một lựa chọn cho những người bị bệnh phổi kẽ trầm trọng, những người không đáp ứng với các lựa chọn điều trị khác.
Biện pháp tự chăm sóc
Hãy thực hiện các bước sau để giúp ích cho sức khỏe bạn:
Ngưng hút thuốc lá: Có một mối liên hệ giữa hút thuốc và một số loại bệnh phổi kẽ tự phát. Nói chuyện với bác sĩ về các tùy chọn cho việc ngừng hút, bao gồm cả các chương trình cai thuốc lá, sử dụng nhiều kỹ thuật đã được chứng minh để giúp bạn bỏ thuốc lá. Và vì việc hút thuốc lá thụ động có thể gây hại cho phổi, bạn nên tránh xa những người đang hút thuốc.
Ăn uống lành mạnh: Những người bị bệnh phổi có thể bị mất trọng lượng bởi vì nó không thoải mái để ăn và vì năng lượng thêm cần để hít thở. Những người này sẽ phải cần có một chế độ dinh dưỡng đủ cung cấp calo cần thiết. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể cung cấp cho bạn các hướng dẫn khác để ăn uống lành mạnh.
Tiêm phòng: nhiễm trùng hô hấp có thể làm nặng thêm bệnh phổi của bạn. Bạn phải chích ngừa phế cầu( pneumonia) và vi rus cúm hàng năm.
Đối diện với bệnh tật và hỗ trợ người bệnh
Sống với bệnh phổi mãn tính là thử thách đầy thách thức về tình cảm và thể chất. Thói quen và hoạt động hàng ngày có thể cần phải được điều chỉnh, đôi khi hoàn toàn. Như vấn đề khó thở hoặc chăm sóc sức khỏe là những ưu tiên cần được quan tâm hàng đầu trong cuộc sống. Cảm giác giận dữ, sợ hãi và buồn bã là bình thường khi đau buồn vì sự mất mát và lo lắng về những gì tiếp theo cho bản thân và gia đình bạn.
Chia sẻ cảm giác với những người thân và bác sĩ. Nói chuyện cởi mở có thể giúp và những người thân đối phó với những cảm xúc thách thức của bệnh. Ngoài ra, chia sẻ với bạn và gia đình lên kế hoạch hiệu quả cho các nhu cầu của bạn nếu bệnh tiến triển.
Hãy xem xét tham gia một nhóm hỗ trợ. Trong nhóm hỗ trợ, sẽ được cùng với những người đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Nhóm thành viên có thể chia sẻ chiến lược đối phó, trao đổi thông tin về cách chữa trị mới, hoặc đơn giản chỉ lắng nghe khi thể hiện cảm xúc. Nếu việc tham gia nhóm không phù hợp với bạn, có thể bạn sẽ muốn trò chuyện chỉ bạn với một chuyên gia.
Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng sớm của bệnh phổi mô kẽ thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và xác định bệnh của mình. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi