Khó đọc

Khó đọc

Những người mắc chứng khó đọc có trí thông minh và thị lực bình thường. Đa số trẻ em mắc chứng bệnh này có thể đi học bình thường bằng việc dạy kèm và sử dụng chương trình giáo dục đặc biệt. Ngoài ra trẻ cũng cần được hỗ trợ tâm lý.

1. Bệnh khó đọc là gì

2. Triệu chứng của bệnh khó đọc

3. Nguyên nhân gây ra bệnh khó đọc

4. Biến chứng của bệnh khó đọc

5. Điều trị bệnh khó đọc

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh khó đọc là gì?

Chứng khó đọc là một rối loạn làm bệnh nhân gặp khó khăn khi đọc chữ do có vấn đề trong việc nhận dạng các âm tiết và ghép chúng với các chữ cái. Chứng bệnh này còn được gọi là mất khả năng đọc chữ và nó ảnh hưởng tới vùng não kiểm soát ngôn ngữ.

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có cách điều trị cho chứng khó đọc, việc tiếp cận và hỗ trợ sớm sẽ cho kết quả tốt nhất. Đôi khi chứng khó đọc không được chẩn đoán trong nhiều năm liền cho tới khi người bệnh đến tuổi trưởng thành, tuy nhiên việc tìm kiếm sự giúp đỡ không bao giờ là quá trễ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh khó đọc

Các dấu hiệu của chứng khó đọc rất khó để nhận ra từ trước khi con bạn đi học, nhưng một vài dấu hiệu sớm có thể cho chúng ta biết được trẻ có mắc chứng khó đọc không. Một khi trẻ đã tới tuổi đi học, thầy cô giáo của trẻ có thể là người đầu tiên để ý tới vấn đề này. Mức độ trầm trọng của chứng khó đọc thay đổi rất nhiều, nhưng tình trạng này trở nên rõ ràng hơn khi trẻ bắt đầu tập đọc.

Trước khi đi học

Các dấu hiệu ở trẻ cho thấy trẻ có nguy cơ mắc chứng khó đọc:

  • Chậm nói chuyện
  • Học từ mới chậm
  • Gặp vấn đề khi ghép từ như các âm tiết đảo ngược nhau giữa các từ hoặc lẫn lộn các âm tiết phát âm gần giống nhau
  • Gặp vấn đề trong việc ghi nhớ hoặc nhận dạng mặt chữ, các con số và màu sắc
  • Khó học được các bài vè hoặc chơi các trò chơi gieo vần

Tuổi đi học

Một khi trẻ đã tới tuổi đi học, các dấu hiệu gợi ý chứng khó đọc trở nên rõ ràng hơn như: 

  • Khả năng đọc không tốt
  • Gặp vấn đề về việc xử lý và hiểu được những gì mà trẻ nghe được
  • Gặp khó khăn trong việc tìm ra từ đúng hoặc trả lời đúng các câu hỏi
  • Gặp khó khăn khi nhớ thứ tự các vật
  • Gặp khó khăn khi nhìn và nghe các vật giống nhau và phân biệt các từ ngữ khác nhau
  • Không phát âm được từ lạ
  • Gặp khó khăn trong việc đánh vần
  • Tốn thời gian nhiều một cách không bình thường để hoàn thành các bài tập đọc hoặc tập viết
  • Né tránh các hoạt động có liên quan tới việc đọc chữ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Ở trẻ vị thành niên và người lớn

Các dấu hiệu của chứng khó đọc ở trẻ vị thành niên và người lớn cũng tương tự như ở trẻ nhỏ. Một vài dấu hiệu thường gặp là:

  • Gặp khó khăn khi đọc, nhất là đọc thành tiếng
  • Đọc và viết chậm, tốn nhiều công sức
  • Gặp vấn đề với việc đánh vần
  • Né tránh các hoạt động có liên quan tới việc đọc chữ
  • Phát âm sai tên hoặc các từ ngữ, hoặc gặp vấn đề với việc tìm ra các từ
  • Gặp vấn đề trong việc hiểu nghĩa các câu đùa hoặc câu diễn tả khó hiểu được từ những từ cụ thể (thành ngữ)
  • Tốn nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ có liên quan tới đọc hoặc viết
  • Gặp khó khăn khi phải tóm tắt câu chuyện
  • Khó học một ngôn ngữ mới
  • Gặp khó khăn với việc ghi nhớ
  • Gặp khó khăn khi làm toán

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng cơ bản của chứng khó đọc đó là trẻ khó tiếp nhận được những thông tin mới

Triệu chứng cơ bản của chứng khó đọc đó là trẻ khó tiếp nhận được những thông tin mới

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù hầu hết trẻ em đã có thể học đọc từ lúc học mẫu giáo hoặc lớp 1 nhưng những trẻ mắc chứng khó đọc thường không thể nắm được những kiến thức cơ bản của việc đọc vào thời điểm đó. Hãy gặp bác sĩ nếu khả năng đọc của trẻ dưới mức bình thường của lứa tuổi hoặc nếu bạn phát hiện ra các triệu chứng khác của chứng khó đọc.

Chứng khó đọc nếu bị bỏ qua và không được điều trị thì việc gặp khó khăn khi đọc chữ từ thời thơ bé sẽ kéo dài tới tuổi trưởng thành.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra chứng khó đọc

Chứng khó đọc có xu hướng di truyền trong gia đình. Chứng bệnh này có thể liên kết với các gen nhất định ảnh hưởng tới quá trình xử lí việc đọc và ngôn ngữ của bộ não cũng như có liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác từ môi trường sống.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc chứng khó đọc

Các yếu tố nguy cơ của chứng khó đọc bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người mắc chứng khó đọc hoặc các rối loạn học tập khác
  • Sinh non hoặc sinh nhẹ cân
  • Tiếp xúc trong thời kì mang thai với thuốc lá, thuốc kích thích, rượu bia hoặc vi khuẩn có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển bộ não của thai nhi
  • Hoạt động độc lập nhau giữa các phần của não bộ đảm nhận việc đọc hiểu

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng và tác hại của chứng khó đọc

Chứng khó đọc ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em. Trẻ không theo kịp bạn bè sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, tâm lý sợ hãi, tự ti, từ đó dễ mắc các bệnh tâm thần khác như bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, từ đó ảnh hưởng nhiều đến tương lai sau này.

Chứng khó đọc có thể gây ra nhiều khó khăn như:

Khó khăn trong học tập: đọc hiểu là một kĩ năng cơ bản của mọi môn học ở trường nên một đứa trẻ mắc chứng khó đọc sẽ là đứa gặp bất lợi nhiều nhất ở tất cả các môn và có thể không theo kịp bạn bè.

Khó khăn trong xã hội: nếu không được chữa trị, chứng khó đọc có thể làm người bệnh cảm thấy tự ti, rối loạn hành vi, lo âu, giận dữ , ngại giao tiếp xã hội và xa lánh bạn bè, cha mẹ và thầy cô.

Khó khăn khi lớn lên: không có khả năng đọc hiểu có thể ngăn trẻ đạt được những điều trẻ mong muốn khi lớn lên như việc học tập sau này, xã hội và kinh tế.

Trẻ mắc chứng khó đọc có khả năng cao mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và ngược lại. Chứng tăng động giảm chú ý có thể gây khó khăn trong việc duy trì sự chú ý vào các hoạt động và hoạt động quá mức cũng như các hành vi bốc đồng. Điều đó làm cho chứng khó đọc trở nên khó chữa trị hơn nữa.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị chứng khó đọc

Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ

Bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ để xác định xem vấn đề cốt lõi của chứng khó đọc của trẻ đến từ đâu. Bác sĩ sẽ cho trẻ đi khám các chuyên khoa như mắt, thính lực, thần kinh, tâm thần để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bạn có thể đi chung với người thân hoặc bạn bè để được hỗ trợ và giúp bạn ghi nhớ các thông tin được cung cấp.

Dưới đây là một vài thông tin giúp bạn chuẩn bị cho buổi khám bệnh.

Trước khi đi khám bạn nên lập một danh sách gồm:

  • Bất kì triệu chứng nào mà trẻ đang gặp và độ tuổi mà các triệu chứng đó bùng phát, kể cả các triệu chứng có vẻ như không liên quan tới lí do đi khám lần này
  • Các thông tin chính về bản thân người bệnh như các căng thẳng hoặc các sự thay đổi gần đây trong cuộc sống họ.
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược hoặc các loại thuốc bổ khác mà con bạn đang sử dụng và liều lượng của từng loại thuốc.
  • Các câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chẩn đoán

Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm nào có thể giúp chẩn đoán được chứng khó đọc. Các yếu tố dưới đây thường được cân nhắc khi chẩn đoán như:

Sự phát triển của trẻ, các vấn đề về học tập và tiền sử bệnh tật: bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về các vấn đề trên và tìm hiểu vể các bệnh di truyền trong gia đình, có ai trong gia đình mắc rối loạn về học tập không.

Môi trường sống ở nhà: bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả về gia đình và mối quan hệ của những người trong gia đình như nhà có bao nhiêu người, có vấn đề gì giữa các thành viên trong gia đình hay không ?

Bảng câu hỏi: bác sĩ sẽ yêu cầu con bạn, các thành viên trong gia đình và giáo viên của trẻ trả lời các câu hỏi đã được viết sẵn. Trẻ có thể được cho làm các bài kiểm tra khả năng đọc hiểu và khả năng ngôn ngữ.

Kiểm tra thị lực, thính lực và thần kinh: điều này giúp xác định liệu có rối loạn nào khác có thể gây ra chứng khó đọc hoặc làm cho chứng khó đọc của trẻ trở nên nặng nề hơn không.

Kiểm tra tâm lý: bác sĩ sẽ hỏi bạn và trẻ các câu hỏi để tìm hiểu kĩ hơn về mặt tâm lý của trẻ. Điều này có thể giúp xác định liệu có vấn đề xã hội nào hay chứng lo âu hay chứng trầm cảm làm trẻ bị giới hạn khả năng đọc hiểu không.

Kiểm tra việc đọc hiểu của trẻ và các kĩ năng học đường khác: trẻ sẽ làm một nhóm các bài kiểm tra và được đánh giá quá trình và chất lượng của kĩ năng đọc hiểu, được phân tích bởi một chuyên gia.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cha mẹ phải luôn đồng hành bên con trong quá trình điều trị chứng khó đọc

Cha mẹ phải luôn đồng hành bên con trong quá trình điều trị chứng khó đọc

Điều trị

Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị các bất thường của não gây ra chứng khó đọc – đây là một vấn đề kéo dài cả đời. Tuy nhiên, phát hiện sớm và đánh giá sớm để xác định những yêu cầu cụ thể và điều trị thích hợp có thể cải thiện thành công.

Các biện pháp giáo dục

Chứng khó đọc được điều trị bằng các tiếp cận và kĩ thuật giáo dục cụ thể và can thiệp càng sớm càng tốt. Kiểm tra tâm lý sẽ giúp giáo viên của con bạn xây dựng một chương trình giảng dạy thích hợp cho trường hợp của trẻ.

Các giáo viên có thể sử dụng các kĩ thuật như nghe, nhìn và chạm để cải thiện kĩ năng đọc của trẻ. Việc giúp trẻ sử dụng nhiều giác quan để học như nghe một đoạn băng ghi âm bài học và dùng tay tô theo hình dạng của chữ được sử dụng và các từ được nói có thể giúp trẻ xử lí thông tin tốt hơn.

Việc điều trị chứng khó đọc tập trung giúp đỡ trẻ:

  • Học cách nhận diện và sử dụng những âm tiết nhỏ nhất để tạo ra từ ngữ
  • Hiểu được các chữ cái và chuỗi các chữ cái thể hiện những âm thanh và từ ngữ
  • Hiểu được những thứ chúng đọc
  • Đọc thành tiếng để xây dựng độ chính xác của việc đọc cũng như tốc độ và cách biểu đạt
  • Xây dựng vốn từ vựng đã được nhận diện và thông hiểu

Việc dạy kèm bởi một chuyên gia đọc hiểu có thể rất có ích với nhiều trẻ mắc chứng khó đọc. Nếu con bạn mắc chứng khó đọc trầm trọng, việc dạy kèm có thể phải thực hiện thường xuyên hơn và tiến độ thay đổi có thể chậm hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị sớm

Những trẻ mắc chứng khó đọc được điều trị sớm vào lúc trẻ học mẫu giáo hoặc lớp 1 thường sẽ cải thiện kĩ năng đọc hiểu vừa đủ để theo học các lớp cao hơn.

Những trẻ không được hỗ trợ sớm có thể gặp khó khăn trong việc học các kĩ năng cần thiết để đọc tốt. Chúng sẽ bị rơi lại phía sau và không theo kịp bạn học. Trẻ em mắc chứng khó đọc trầm trọng sẽ không bao giờ đọc được một cách dễ dàng, nhưng chúng có thể học các kĩ năng để cải thiện việc đọc và xây dựng kế hoạch để cải thiện việc học tập cũng như chất lượng cuộc sống.

Những việc cha mẹ có thể làm

Bạn đóng một vai trò rất quan trọng để giúp con bạn thành công, hãy sử dụng những mẹo dưới đây để giúp con bạn cải thiện chứng khó đọc:

  • Phát hiện vấn đề sớm: nếu bạn nghĩ con bạn mắc chứng khó đọc, hãy đưa trẻ đến bác sĩ. Việc can thiệp sớm có thể cải thiện được chứng khó đọc của trẻ thành công.
  • Đọc thành tiếng cho con nghe: việc này thực hiện tốt nhất khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn nếu được. Hãy ngồi nghe các băng ghi âm các cuốn sách với con. Khi trẻ đủ lớn, hãy đọc cùng con các câu chuyện sau khi trẻ đã nghe chúng.
  • Hãy học cùng với con: nói chuyện với giáo viên về việc học tập của con. Bạn chính là người đồng hành tốt nhất của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ đọc sách: để cải thiện kĩ năng đọc, trẻ phải luyện tập đọc. Hãy khuyến khích trẻ làm điều đó.
  • Xây dựng hình mẫu cho việc đọc sách: Hãy chỉ định thời gian đọc sách mỗi ngày cho trẻ, cùng lúc đó bạn cũng đọc sách của riêng mình, tạo thành hình mẫu cho con noi theo và hỗ trợ con đọc sách. Hãy cho trẻ thấy đọc sách có thể rất vui.

Người lớn mắc chứng khó đọc có thể làm gì?

Thăng tiến trong công việc ở người lớn mắc chứng khó đọc có thể là một việc rất khó khăn. Để đạt được các mục tiêu của bạn, bạn cần:

  • Tìm kiếm sự đánh giá và giúp đỡ cho việc đọc và viết bất kể độ tuổi của bạn
  • Tìm kiếm các khóa huấn luyện bổ sung và chỗ ở hợp lý từ chủ lao động

Có vấn đề với việc học không có nghĩa là người mắc chứng khó đọc không thể thành công được. Các học sinh mắc chứng khó đọc có tiềm năng vẫn có thể thành công nếu được cung cấp đúng tài nguyên. Nhiều người có chứng khó đọc lại là những người đầy sáng tạo và tươi vui, có thể giỏi toán, giỏi khoa học hoặc hội họa. Có những người thậm chí còn là những nhà văn thành công.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biện pháp khắc phục

Hỗ trợ tâm lý và tạo điều kiện để thực hiện các hoạt động không liên quan tới việc đọc rất quan trọng với trẻ mắc chứng khó đọc. Nếu con bạn mắc chứng khó đọc, bạn nên:

  • Hỗ trợ trẻ: gặp vấn đề trong việc học đọc chữ có thể ảnh hưởng tới sự tự tin của trẻ. Hãy cho trẻ thấy tình yêu và sự hỗ trợ của bạn. Khuyến khích trẻ bằng cách khen ngợi tài năng và sức mạnh của con.
  • Nói chuyện với con: hãy giải thích cho con hiểu chứng khó đọc là gì và nó không phải là sự thất bại của cá nhân. Trẻ càng hiểu nhiều về chứng khó đọc thì càng có khả năng đối phó với chứng bệnh này.
  • Giúp trẻ tự học ở nhà: xây dựng môi trường học sạch sẽ, yên tĩnh, ngăn nắp cho trẻ và quy định thời gian học. Ngoài ra hãy cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống hợp lý, lành mạnh.
  • Hạn chế thời gian xem ti vi và tăng thời gian thời gian tập đọc.
  • Giữ liên lạc với giáo viên của trẻ: hãy trao đổi thường xuyên với giáo viên của trẻ để đảm bảo trẻ vẫn học hành bình thường. Nếu cần thiết, hãy cho trẻ làm thêm các bài kiểm tra đọc. Hãy hỏi giáo viên nếu quay phim lại bài học trong ngày để xem lại có giúp được trẻ học tốt hơn không.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ giúp bạn giữ liên lạc với các bậc phụ huynh khác có con cũng mắc chứng khó đọc. Các nhóm hỗ trợ có thể cung cấp các thông tin có ích và hỗ trợ tâm lý cho trẻ. 

Tốt nhất, nên điều trị chứng khó đọc cho trẻ từ khi còn sớm, để có thể tránh những hậu quả do no gây ra. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phùng Thế Anh

    Để chữa khỏi hẳn chứng khó đọc này cần phải có thời gian, tôi khuyên những ai có con em bị chứng này thì phải thật kiên trì.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Thường

    Chứng khó đọc này rất phổ biến. Tôi nhớ hồi tôi còn học cấp 3, ở lớp tôi cũng có một bạn bị bệnh khó đọc này. Vì vậy mà cô giáo mới cho bạn đó ngồi riêng ở một góc cả buổi chỉ để tập đọc.

    05/10/2017
  • Nguyễn Bình

    Con tôi cũng đang gặp phải bệnh này. Ban đầu gia đình không hiểu thường quát mắng cháu, nhưng về sau tôi được người bạn khuyên là nên tìm hiểu về căn bệnh này. Tôi sẽ thử làm theo những biện pháp mà bác sĩ đã chia sẻ.

    29/09/2017
  • Hoàng Ngọc Luyến

    Cha mẹ nào có thấy con mình có khả năng đọc không tốt thì đừng vội trách cứ con trẻ. Có thể là trẻ gặp vấn đề với ngôn ngữ như căn bệnh khó đọc này nè.

    11/09/2017
  • Lê Nguyên

    Bài viết này rất hữu ích cho những người đang có con bị mắc chứng khó đọc

    11/08/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...