Gai cột sống

Gai cột sống

Gai cột sống là bệnh thoái hóa cột sống mà tại cột sống sẽ mọc ra các gai xương gây chèn ép lên rễ thần kinh, tủy gây khó khăn di chuyển và cảm giác đau đớn.

1. Bệnh gai cột sống là gì

2. Triệu chứng của bệnh gai cột sống

3. Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

4. Điều trị bệnh gai cột sống

5. Phòng chống bệnh gai cột sống

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống (tên tiếng Anh là Spondylosis) là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó cột sống sẽ mọc ra các gai xương ở phía ngoài và hai bên của nó gây chèn ép lên rễ thần kinh, tủy và cản trở cử động của xương. Vị trí thường xuất hiện nhất của những gai xương này là ở cột sống cổ và lưng, những khu vực khác của cột sống thì ít hơn.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu, triệu chứng. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. Các triệu chứng sẽ được biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn của bệnh.:

  • Đầu tiên, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, mỏi ở vùng cột sống cổ hoặc cột sống lưng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đơ, vận động khó khăn hơn so với lúc bình thường.
  • Cơn đau tăng dần nếu như vận động nhiều hoặc giữ một tư thế quá lâu như đứng hay ngồi.
  • Khi bệnh tiến triển nặng, có xuất hiện một số dấu hiệu thần kinh, đau tê lan xuống cánh tay và bàn tay hoặc đau mông lan xuống hai chân, tê bàn chân.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn cảm thấy việc vận động trở nên khó khăn hơn bình thường và xuất hiện các cơn nhức mỏi vùng cột sống thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến cho bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Khi đến với Hello Doctor, bạn sẽ được điều trị bởi các bác sĩ:

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 21 năm

 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) …là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh gai cột sống

Gai cột sống là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi. Từ tuổi 60 trở đi, hầu hết mọi người đều có biểu hiện gai cột sống phát hiện được trên các xét nghiệm hình ảnh như X-quang. Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị gai cột sống bao gồm:

  • Bị thừa cân hoặc béo phì;
  • Ít tập thể dục hoặc hoạt động thể lực;
  • Công việc của bạn hoặc môn thể thao bạn chơi đòi hỏi phải nâng vật nặng hoặc có nhiều việc gập, vặn cổ và lưng;
  • Thường xuyên gây áp lực lặp đi lặp lại lên cột sống;
  • Đã bị chấn thương cột sống cổ hoặc lưng;
  • Từng bị hội chứng đĩa;
  • Bị chấn thương cột sống;
  • Từng bị viêm khớp cột sống nặng;
  • Bị vết gãy nhỏ ở cột sống;
  • Bị tình trạng ảnh hưởng đến hình dạng bình thường của khớp.

4. Điều trị bệnh gai cột sống

Theo bác sĩ thần kinh Nguyễn Tường Vũ: Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi bị gai cột sống và có triệu chứng lâm sàng thường được điều trị bảo tồn, bệnh nhân cần thực hiện theo các phác đồ điều trị của bác sĩ. Đối với các bệnh nhân có hiện tượng béo phì, thừa cân, biện pháp giảm cân nặng là biện pháp tốt để tránh ảnh hưởng và bị đau.

Tùy theo thể trạng và tình trạng gai cột sống của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần kiên trì thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ.

5. Phòng chống bệnh gai cột sống

Một số biện pháp phòng chống bệnh gai cột sống bao gồm:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi
  • Tập thể dục và các bài tập vận động
  • Tư thế đứng, ngồi phải đúng cách

Các thông tin hữu ích bạn nên đọc:

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phan thanh Hoa

    Mắc bệnh này nếu tới khám thì gặp bác sĩ Minh là rất nên. Ngàn like cho bác sĩ Minh đẹp trai, tốt bụng hi hi

    16/10/2017
  • Lê Thu Hương

    Tôi cũng bị bệnh gai cột sống, một đợt cũng nghe mọi người mách cho các bài thuốc nên tự chữa ở nhà nhưng không thấy đỡ. May mà còn biết đường đi khám, sau đợt điều trị, tôi cũng thấy đỡ đau hơn nhiều.

    05/10/2017
  • Nguyễn Tuấn Linh

    Mấy bữa nay tôi cũng đang cảm thấy đau, mỏi ở vùng cột sống. Thấy người bạn chia sẻ bài này trên Facebook nên tôi mới vào xem và thấy đúng các triệu chứng mình đang có. Chắc có lẽ tôi nên đi khám.

    29/09/2017
  • Phạm Khánh Linh

    Tôi bị đau lưng nên đi khám và phát hiện mình bị gai cột sống. Cũng phải điều trị mãi mới khỏi được đấy mọi người ạ.

    22/09/2017
  • Đinh Văn Hiếu

    Đây là căn bệnh có rất nhiều người bị, bác sĩ hãy viết thêm nhiều bài viết hay về bệnh này để mọi người tham khảo

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gai cột sống
Triệu trứng
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh gai cột sống khác nhau ở các giai đoạn, thường là cảm giác đau khi gai cọ xát với xương khác hoặc...
Những nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống
Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống thường do các yếu tố như chấn thương sức ép, va chạm, cọ xát, khiến cho đĩa sụn và xương bị thoái...
Các cách điều trị và chữa bệnh gai cột sống hiện nay
Điều trị
Các cách điều trị và chữa bệnh gai cột sống nên theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa cột sống cho từng loại bệnh lý để có những biện...
Những biện pháp phòng chống bệnh gai cột sống hiệu quả
Phòng chống
Những biện pháp phòng chống bệnh gai cột sống hiệu quả nhất chính là việc chú trọng đến chế độ ăn uống khoa học cũng như có các bài tập vận...