Động mạch cảnh
Bệnh động mạch cảnh xảy ra khi các mảng chất béo gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến não (động mạch cảnh). Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ đột quỵ, có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Triệu chứng của bệnh động mạch cảnh
3. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch cảnh
4. Biến chứng của bệnh động mạch cảnh
5. Điều trị bệnh động mạch cảnh
1. Bệnh động mạch cảnh là gì?
Bệnh động mạch cảnh (tên tiếng Anh là Carotid Artery Disease) xảy ra khi các mảng chất béo (mảng bám) gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến não (động mạch cảnh). Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khi máu cung cấp não bị tắc hoặc giảm trầm trọng, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức vì đột quỵ làm giảm oxy của não. Trong vài phút, não bắt đầu chết. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây chết và gây thương tật vĩnh viễn. Điều trị bệnh động mạch cảnh thường là sự kết hợp của việc thay đổi lối sống, điều trị nội khoa và phẫu thuật nếu cần.
>>>Để hiểu rõ hơn về tình trạng đột quỵ, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh động mạch cảnh
Ở giai đoạn sớm, bệnh động mạch cảnh không biểu hiện bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào. Tình trạng này sẽ không được chú ý cho đến khi nó làm giảm lượng máu đến não một cách trầm trọng, gây ra đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua (có thể hiểu là thoáng thiếu máu não).
Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua bao gồm:
- Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt hoặc tay chân, thường xảy ra ở một bên cơ thể
- Đột ngột gặp khó khăn trong việc nói và hiểu ngôn ngữ
- Đột ngột gặp khó khăn trong việc nhìn ở một hoặc hai bên mắt
- Đột ngột thấy chóng mặt mất thăng bằng
- Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
Khi nào cần khám bác sĩ?
Hãy gọi cấp cứu nếu như bạn gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ. Trong trường hợp còn lại bạn cần đến khám bác sĩ ngay cả khi tình trạng này kéo dài trong thời gian ngắn và sau đó bạn thấy bình thường trở lại. Bạn có thể bị cơn thoáng thiếu máu não, một dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn có thể bị đột quỵ.
Hãy nói với bác sĩ nếu như bạn có các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch cảnh. Ngay cả khi bạn không có bất kì dấu hiệu và triệu chứng gì, bác sĩ cũng có thể đề nghị điều trị các yếu tố nguy cơ để bảo vệ bạn khỏi bệnh đột quỵ. Đi khám sớm làm tăng khả năng tìm ra bệnh động mạch cảnh và điều trị bệnh trước khi đột quỵ xảy ra.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch cảnh
Bệnh động mạch cảnh gây ra bởi tình trạng tích tụ các mảng chất béo trong lòng động mạch dẫn máu đến não. Các mảng bám này bao gồm cholesterol, can xi, mô sợi và các mảnh vụn tế bào khác tụ tập lại ở vị trí tổn thương trong lòng động mạch. Quá trình này gọi là xơ vữa động mạch. Các động mạch cảnh bị gây tắc bởi mảng bám trở nên cứng và hẹp lại. Các động mạch này gặp khó khăn trong việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho não để hoạt động bình thường.
>>>Để hiểu rõ ràng hơn về bệnh xơ vữa động mạch, bạn có thể xem tại BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh bao gồm:
- Cao huyết áp: Việc tăng áp lực lên thành động mạch có thể làm chúng bị yếu đi và dễ bị tổn thương. (Xem thêm về bệnh cao huyết áp tại đây)
- Hút thuốc: Chất Nicotine trong thuốc có thể kích thích lớp áp trong của động mạch. Hút thuốc cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo, làm bạn tăng khả năng bị tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. (Xem thêm về bệnh tiểu đường tại đây)
- Tăng mức mỡ máu: Tăng mức cholesterol LDL (lipoprotein nồng độ thấp) và triglyceride, một loại mỡ máu, làm tăng sự tích tụ của các mảng bám.
- Tiền căn gia đình: Nguy cơ bệnh động mạch cảnh sẽ tăng cao nếu bạn có người thân bị xơ vữa động mạch hoặc bệnh động mạch vành.
- Tuổi tác: Theo tuổi tác động mạch trở nên kém giãn nở và dễ bị tổn thương.
- Béo phì: Tăng cân làm tăng khả năng bạn bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch và tiểu đường.
- Ngưng thở khi ngủ: Bị ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng khả năng bạn bị đột qụy.
- Thiếu vận động: Điều này góp phần làm tổn thương động mạch, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì.
4. Biến chứng và tác hại của bệnh động mạch cảnh
Bệnh động mạch cảnh chiếm 10-20% các ca đột quỵ. Đột quỵ được coi là một cấp cứu y khoa có thể gây ra tổn thương não và yếu cơ vĩnh viễn. Trong một số trường hợp nặng, đột quỵ có thể gây tử vong.
Bệnh động mạch cảnh có thể dẫn tới đột quỵ bằng cách:
- Giảm lưu lượng máu: Một động mạch cảnh bị hẹp bởi tình trạng xơ vữa sẽ làm thiếu máu nuôi cho não.
- Vỡ các mảng bám: Một mảnh của mảng bám có thể bị vỡ ra và trôi đến các động mạch nhỏ trong não. Mảnh vỡ của mảng bám gây tắc một trong các động mạch này, làm ngừng cung cấp máu cho não.
- Tắc nghẽn do cục máu đông: Một số mảng bám có xu hướng vỡ ra và hình thành các bề mặt không đều trên thành động mạch. Cơ thể bạn sẽ phản ứng như khi bị tổn thương và gửi các tế bào máu đến hỗ trợ cho quá trình đông máu tại khu vực đó. Kết quả của quá trình có thể hình thành một cục máu đông lớn gây tắc hoặc làm giảm lượng máu đến não, gây đột qụy. (Để hiểu rõ hơn về triệu chứng cục máu đông, xem tại đây)
5. Các phương pháp điều trị bệnh động mạch cảnh
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể sẽ bắt đầu với việc hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Việc thăm khám bao gồm nghe âm thổi (tiếng rù) ở động mạch cảnh tại cổ, một âm thanh đặc trưng của động mạch bị hẹp. Bác sĩ có thể kiểm tra khả năng thể chất và tinh thần như kiểm tra sức mạnh, trí nhớ và cách nói chuyện.
Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị:
- Siêu âm, để đánh giá lượng máu và áp lực máu ở động mạch cảnh
- CT hoặc MRI, để tìm bằng chứng đột quị hoặc các bất thường khác
- Chụp cắt lớp vi tính mạch máu hoặc Cộng hưởng từ mạch máu, những xét nghiệm hình ảnh này sẽ cung cấp hình ảnh dòng máu chảy trong động mạch cảnh. Một chất cản quang sẽ được tiêm vào mạch máu, và máy CT scan hoặc MRI sẽ thu thập các hình ảnh ở cổ và não.
Điều trị
Mục đích điều trị bệnh động mạch cảnh là để ngăn ngừa đột qụy. Điều trị đặc hiệu dựa trên tình trạng tắc nghẽn trong động mạch cảnh.
Nếu tắc nhẹ hoặc vừa, bác sĩ có thể đề nghị:
- Thay đổi lối sống để làm chậm qa trình xơ vữa động mạch. Bác sĩ có thể khuyên bạn bỏ hút thuốc, giảm cân, ăn các loại thức ăn lành mạnh, giảm muối và tập thể dục thường xuyên.
- Uống thuốc để kiểm soát huyết áp và làm giảm cholesterol. Bác sĩ có thể cũng sẽ đề nghị uống thuốc đặc trị mỗi ngày hoặc thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa cục máu đông.
Nếu tắc nặng, hoặc nếu bạn đã từng bị cơn thoáng thiếu máu não hoặc đột qụy, bác sĩ có thể đề nghị lấy tắc nghẽn ra khỏi động mạch. Các cách điều trị bao gồm:
- Thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh là điều trị tốt nhất cho bệnh động mạch cảnh nặng. Sau khi rạch một đường trước cổ, bác sĩ mở động mạch cảnh và lấy bỏ mảng bám. Động mạch sau đó sẽ được khâu làm lành lại.
- Đặt stent động mạch cảnh. Nếu tắc nghẽn gây nhiều khó khăn cho thủ thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc sức khỏe bạn đang trong tình trạng nguy hiểm không thể làm phẫu thuật được, bạn sẽ được gây tê vùng và một bóng nhỏ được chèn vào khu vực bị tắc thông qua catheter. Bóng đó sẽ phình ra để mở rộng động mạch, và một ống nhỏ (stent) sẽ được luồn vào để giữ cho động mạch không bị hẹp nữa.
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình của bệnh động mạch cảnh, hãy cân nhắc các điều sau:
- Không hút thuốc. Chỉ trong vài năm bỏ hút, nguy cơ đột quị của người từng hút thuốc trước đây sẽ giống như người không hút.
- Duy trì cân nặng vừa đủ. Quá cân góp phần tăng các yếu tố nguy cơ khác như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường và chứng ngưng thở khi ngủ.
- Hạn chế Cholesterol và chất béo. Giảm mỡ bão hòa sẽ làm giảm sự tích tụ các mảng bám trong động mạch.
- Ăn đa dạng các loại trái cây và rau quả. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali. Folate và chất chống oxy hóa, bảo vệ bạn khỏi đột quị hoặc cơn thoáng thiếu máu não.
- Hạn chế muối. Nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp ở những người nhạy cảm với natri. Các chuyên gia khuyến cáo một người lớn khỏe mạnh nên ăn ít hơn 1500 mg natri mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên. Thể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng cholesterol HDL – một cholesterol “tốt”, và cải thiện tổng trạng sức khỏe của tim mạch. Tập thể dục cũng giúp giảm cân, kiểm soát đường huyết và giảm stress.
- Hạn chế rượu cồn.
- Kiểm soát các bệnh mạn tính. Kiểm soát các bệnh như tiểu đường và cao huyết áp có thể giúp bảo vệ động mạch.
Bệnh động mạch cảnh gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy nên điều trị bệnh sớm ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh. Liên hệ khám sớm với các bác sĩ chuyên khoa Hello Doctor để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại: 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Tôi năm nay 68 tuổi. Năm 2010 tôi biệt liệt nửa người bên trái, sau 4h thì trở lại bình thường. Đi khám và điều trị, BV có trả lời không rõ căn nguyên và phải uống thuốc huyết áp hàng ngày. Vừa rồi (sau 10 năm) tôi lại bị tai biến: một chân không điều chỉnh
được, tay phải hơi bị run nhưng vẫn nói được. Đi khám và điều trị thì có siêu âm và chụp cắt lớp não, động mạch cảnh, tim mạch thì có kết luận động mạch cảnh bên trái xơ vữa và bị phình... và đặc biệt là không có động mạch cảnh bên phải (có thể là dị tật). Tôi phân vân...và nên tiếp tục như thế nào ? Vậy, tôi cần tư vấn của Bác sỹ
Tôi năm nay 38 tuổi , 2 năm gần đây tôi thường bị đau nửa bên đầu gần dưới ót , đau đầu rất nhiều và 2 mắt không nhìn rõ , cứ như bị phân tán 2 bên , 2 bên tai cũng có mạch đập ù ù trong đó và 2 năm nay nó cứ như vậy làm giảm thính lực , bên tai trái nhiều hơn , khi ngủ cứ hay bị tê bàn tay trái , tôi cử động 1 lúc hết , ngủ lạ bị lại .
Tôi đã khám và uống thuốc ở nhiều bệnh viện không hết , có chụp MRI não nhưng không phát hiện gì , bệnh viện chỉ cho uống thuốc rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Tôi uống thuốc bệnh viện chợ rẫy 2-3 tháng mà cũng không hết , lâu lâu lại bị như cũ
có phải tôi bị động mạch cảnh không , xin BS cho ý kiến giúp ạ !