Dị ứng đậu nành
Nếu bạn bị dị ứng với đậu nành thì bạn cần phải tránh các sản phẩm có chứa đậu nành như các sản phẩm từ thịt, bánh kẹo, sôcôla và ngũ cốc ăn sáng, có thể chứa đậu nành.
1. Bệnh dị ứng đậu nành là gì?
2. Triệu chứng của bệnh dị ứng đậu nành
3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng đậu nành
4. Điều trị bệnh dị ứng đậu nành
5. Phòng chống bệnh dị ứng đậu nành
1. Bệnh dị ứng đậu nành là gì?
Dị ứng với đậu nành (tên tiếng Anh là Soy Allergy) là một dị ứng thực phẩm phổ biến. Thông thường, dị ứng với đậu nành bắt đầu từ khi mới sinh do dị ứng với sữa bột trẻ sơ sinh làm từ đậu nành. Mặc dù hầu hết trẻ em sẽ bị dị ứng với đậu nành, nhưng có một số sẽ dị ứng vào tuổi trưởng thành.
>>>Để hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng đậu nành, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Các dấu hiệu nhẹ và triệu chứng dị ứng đậu nành bao gồm phát ban hoặc ngứa trong và xung quanh miệng. Trong một số ít trường hợp, dị ứng đậu nành có thể gây phản ứng dị ứng đe dọa đến mạng sống (quá mẫn cảm).
Nếu bạn hoặc con bạn có phản ứng với đậu nành, hãy cho bác sĩ biết. Các xét nghiệm có thể giúp xác định dị ứng đậu nành.
>>>Để hiểu bản chất của bệnh dị ứng, bạn có thể tham khảo tại DỊ ỨNG.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh dị ứng đậu nành
Đối với hầu hết mọi người, dị ứng đậu nành không dễ chịu nhưng không nghiêm trọng. Hiếm khi, dị ứng đậu nành có thể gây nguy kịch và thậm chí đe dọa tính mạng. Dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thức ăn thường phát triển trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn thực phẩm chứa chất gây dị ứng.
Các triệu chứng dị ứng đậu nành có thể bao gồm:
- Ngứa ran trong miệng
- Phát ban; ngứa; hoặc vảy da (chàm)
- Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng, hoặc các bộ phận khác
- Thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn
- Da đỏ (đỏ bừng)
Phản ứng dị ứng trầm trọng (quá mẫn cảm) rất hiếm khi nếu bị dị ứng với đậu nành. Nó có nhiều khả năng xảy ra ở những người bị hen suyễn hoặc dị ứng với thực phẩm khác ngoài đậu nành, chẳng hạn như đậu phộng.
Chứng quá mẫn gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Khó thở, do sưng cổ họng
- Sốc, hạ huyết áp nghiêm trọng
- Mạch nhanh
- Chóng mặt, choáng hoặc mất ý thức
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khám bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ chuyên về điều trị dị ứng nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng thức ăn ngay sau khi ăn. Nếu có thể, hãy khám bác sĩ trong thời gian dị ứng.
Tìm cách điều trị khẩn cấp nếu bạn phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của quá mẫn, như:
- Khó thở
- Nhịp mạch nhanh, yếu
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Chảy nước dãi và không có khả năng nuốt
- Toàn thân đỏ và ấm (đỏ bừng)
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng đậu nành
Do phản ứng của hệ miễn dịch gây ra dị ứng thực phẩm. Khi dị ứng đậu nành, hệ thống miễn dịch xác định một số protein đậu nành là có hại, dẫn tới việc tạo ra kháng thể IgE đối với protein đậu nành ( kháng nguyên). Lần tiếp theo khi bạn tiếp xúc với đậu nành, những kháng thể IgE này nhận ra nó và báo hiệu với hệ thống miễn dịch để giải phóng histamine và các hóa chất khác vào trong máu của bạn.
Histamine và các hóa chất khác của cơ thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Histamine chịu trách nhiệm một phần đối với hầu hết các phản ứng dị ứng, bao gồm sổ mũi, ngứa mắt, khô cổ họng, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở và sốc phản vệ.
Hội chứng viêm ruột do protein thực phẩm (FPIES)
Một chất gây dị ứng thức ăn cũng gây ra dị ứng thức ăn bị trì hoãn. Mặc dù bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể là gây ra phản ứng trên nhưng đậu nành là một trong những thứ phổ biến nhất. Phản ứng thông thường là nôn mửa và tiêu chảy, thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn chứ không phải vài phút.
Không giống như một số loại dị ứng thực phẩm, FPIES thường tự khỏi theo thời gian. Cũng giống như các loại dị ứng đậu nành điển hình, ngăn ngừa dị ứng cũng bằng cách tránh các thức ăn liên quan đến đậu nành.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh dị ứng đậu nành
Một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị dị ứng với đậu nành:
- Tiền sử gia đình. Bạn có nguy cơ bị dị ứng với đậu nành hoặc các loại thực phẩm khác nếu người trong gia đình bạn có các dị ứng khác, như viêm mũi dị ứng, hen, nổi ban hoặc chàm
- Tuổi tác. Dị ứng đậu nành phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh.
- Dị ứng khác. Trong một số trường hợp, người bị dị ứng với lúa mỳ, đậu (cây họ đậu), sữa hoặc thực phẩm khác có thể có phản ứng dị ứng với đậu nành.
4. Các phương pháp điều trị bệnh dị ứng đậu nành
Chuẩn bị trước khi đi khám
Gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu nếu bạn hoặc con bạn có các triệu chứng quá mẫn, chẳng hạn như khó thở hoặc nhịp tim yếu, nhanh.
Đối với các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, hãy gọi cho bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn. Trong một số trường hợp, bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên về chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng.
Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng khi đi khám.
Bạn nên làm gì?
- Ghi lại các triệu chứng mà bạn hoặc con bạn đã trải qua và nó diễn ra trong bao lâu. Cũng lưu ý nếu bạn hoặc con của bạn đã có một phản ứng tương tự với các loại thực phẩm khác trong quá khứ. Nếu bạn chụp ảnh trong lần phản ứng trước, hãy đưa những bức ảnh đó cho bác sĩ của bạn.
- Lập danh sách các thông tin y tế trọng yếu, bao gồm các vấn đề về sức khoẻ gần đây khác cũng như thuốc theo toa và thuốc mua không cần toa mà bạn hoặc con bạn đang dùng. Nó cũng sẽ giúp bác sĩ của bạn biết bạn có tiền sử gia đình bị dị ứng hay hen suyễn.
- Liệt kê các thay đổi chế độ ăn uống gần đây. Bao gồm càng nhiều chi tiết càng tốt về những thực phẩm mới mà bạn hoặc con của bạn vừa mới thử. Gần đây bạn có cho con bạn uống loại sữa mới nào không? Mang theo nhãn hoặc danh sách thành phần từ thực phẩm liên quan đến cuộc hẹn.
Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian khi đi khám.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi và khám các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể đề nghị một hoặc cả hai xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm da: Da của bạn bị châm nhẹ và cho tiếp xúc với một lượng nhỏ các protein tìm thấy trong đậu nành. Nếu bạn bị dị ứng, sẽ xuất hiện ban đỏ ở vị trí thử nghiệm trên da của bạn. Các chuyên gia dị ứng thường được trang bị đầy đủ để thực hiện và giải thích xét nghiệm da dị ứng.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể đo phản ứng miễn dịch hệ thống đối với đậu nành bằng cách đo lượng kháng thể nhất định trong máu của bạn, được gọi là kháng thể IgE (immunoglobulin E).
Điều trị
Cách duy nhất để ngăn ngừa phản ứng dị ứng là tránh đậu nành và protein đậu nành.
Các loại thuốc, như thuốc kháng histamine, có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng đậu nành. Dùng thuốc kháng histamine sau khi tiếp xúc với đậu nành có thể kiểm soát phản ứng của bạn và giúp giảm bớt sự khó chịu. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc kháng histamine.
Mặc dù bạn đã cố gắng hạn chế các thức ăn có chứa đậu nành nhưng bạn vẫn có thể vô tình ăn phải đậu nành. Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm thuốc epinephrine khẩn cấp và đi cấp cứu.
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Nếu bạn có nguy cơ bị dị ứng nặng hoặc đã từng bị dị ứng, hãy:
- Mang theo epinephrine tiêm (EpiPen, Auvi-Q, các thuốc khác) bên mình. Hãy chắc chắn rằng bạn biết khi nào và làm thế nào để sử dụng epinephrine.
- Mang một vòng tay thông báo để cho người khác biết về tình trạng dị ứng của bạn.
5. Phòng chống bệnh dị ứng đậu nành
Không có cách nào để ngăn ngừa dị ứng thực phẩm. Nếu bạn có con, cho con bú thay vì sử dụng sữa đậu nành hoặc sữa công thức.
Nếu bạn dị ứng với đậu nành, cách duy nhất để tránh dị ứng là tránh các sản phẩm từ đậu nành. Không phải lúc nào cũng dễ dàng biết được loại thực phẩm nào chứa đậu nành, một thành phần phổ biến trong nhiều loại thực phẩm.
Đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận. Đậu nành thường có mặt trong các loại thực phẩm không mong muốn, bao gồm cá ngừ đóng hộp và thịt, bánh nướng, bánh quy giòn, bơ đậu phộng có hàm lượng chất béo thấp và súp đóng hộp. Đọc nhãn mỗi lần bạn mua sản phẩm, bởi vì các thành phần có thể thay đổi. Ngoài ra, kiểm tra các câu cảnh báo "chứa đậu nành" hoặc "có thể chứa đậu nành" trên nhãn sản phẩm.
Dầu đậu nành tinh chế cao có thể không gây ra phản ứng vì nó không chứa protein đậu nành. Tương tự, bạn có thể không dị ứng với thực phẩm có chứa lecithin đậu nành. Nhưng nói chung, nếu trên bao bì có ghi "đậu nành", hãy tránh nó. Các sản phẩm cần tránh bao gồm:
- Sữa đậu nành, pho mát đậu nành, kem đậu nành và sữa chua đậu nành
- Bột đậu nành
- Đậu hũ
- Miso
- Natto
- Shoyu
- Tempeh
- Nước tương, shoyu và tamari
- Edamame
- Dầu thực vật, kẹo thực vật, nước dùng rau và tinh bột thực vật
Ngoài "đậu nành" các từ khác trên nhãn thực phẩm có thể chỉ ra rằng sản phẩm có chứa đậu nành, bao gồm:
- Glycine max
- Protein thực vật thủy phân
- Protein rau kết cấu
- Monodiglyceride
- Bột ngọt
Nếu bạn cần được giúp đỡ trong việc điều trị bệnh dị ứng đậu nành, hãy liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Ngọc Trâm
Khoa: Da liễu
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi