Co giật nửa mặt

Co giật nửa mặt

Co giật nửa mặt là tình trạng co giật cơ mặt tự phát thường được kích thích bởi dây thần kinh mặt và được mô tả lần đầu tiên bởi Gowers vào năm 1884.

1. Co giật nửa mặt là gì

2. Triệu chứng của bệnh co giật nửa mặt

3. Tác hại của bệnh co giật nửa mặt

4. Nguyên nhân gây ra bệnh co giật nửa mặt

6. Điều trị bệnh co giật nửa mặt

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh Co giật nửa mặt là gì?

Co giật nửa mặt là tình trạng co giật một cách không chủ ý ở các cơ của 1 bên mặt. Các cơ ở mặt được điều khiển bởi dây thần kinh mặt (dây thần kinh sọ số 7), dây thần kinh này xuất phát từ cuống não và ra khỏi hộp sọ ở ngay dưới lỗ tai (nơi mà nó chia làm 5 nhánh chính - hình 1). Dây thần kinh mặt chủ yếu là dây thần kinh vận động, điều khiển các cơ làm di chuyển lông mày, mắt, môi và miệng.

Bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở 1 bên mặt. Mặc dù vẫn có thể xảy ra ở cả 2 bên nhưng rất hiếm, thường chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nặng. Co giật nửa mặt khởi phát bằng những cơn co giật ngắn ở cơ vòng mắt và dần dần theo năm tháng lan đến các cơ khác ở mặt (cơ cau mày, cơ trán, cơ vòng miệng, cơ bám da cổ, cơ gò má). Các cơn co giật thoáng qua này sẽ tiến triển thành những cơn co giật liên tục của hệ thống cơ trong cơ thể. Sự kích thích mạn tính các dây thần kinh mặt là nguyên nhân phổ biến gây bệnh co giật nửa mặt.

Hệ thống cơ mặt cũng bị rối loạn vận động tương tự như cơ của tay chân hoặc thân. Việc hiểu cơ chế gây bệnh giúp chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh chính xác, từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.

Co giật nửa mặt xuất hiện ở hầu hết các chủng tộc trên thế giới, tuy nhiên nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Co giật nửa mặt nguyên phát điển hình thường xuất ở độ tuổi 50 - 60. Khởi phát của co giật nửa mặt ít gặp ở bệnh nhân dưới 40 tuổi và thường là dấu hiệu báo trước của bệnh thần kinh nền (ví dụ như bệnh đa xơ cứng).

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh co giật nửa mặt

92% cơn co giật khởi phát ở gần mắt và lan xuống phần dưới mặt theo thời gian. 8% các trường hợp còn lại khởi phát ở gần cằm và lan lên trên. Cơn co giật thường không gây đau nhưng nó có thể làm trở ngại với các biểu hiện ở mặt và tầm nhìn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn thấy các cơn co giật ở mặt xuất hiện thường xuyên hơn và gây ảnh hưởng đến các biểu hiện cơ mặt cũng như tầm nhìn của mình, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.  Liên hệ: 1900 1246

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

 

3. Tác hại của bệnh co giật nửa mặt

Bệnh co giật nửa mặt nếu không được chữa trị sẽ ngày càng nặng hơn, gây nên những cơn co giật trên khuôn mặt liên tục, vừa gây ra những khó chịu cho người bệnh, vừa làm hạn chế các biểu hiện của cơ mặt, đồng thời hạn chế tầm nhìn của người bệnh.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh co giật nửa mặt

Các nguyên nhân gây co giật nửa mặt bao gồm dây thần kinh ở mặt bị chèn ép bởi khối u hay mạch máu, các tổn thương não bộ như đột quỵ hoặc có nhiều mảng xơ vữa, thứ phát sau chấn thương hay bệnh liệt Bell (liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên).

                               Nguyên nhân gây ra bệnh co giật nửa mặtNguyên nhân gây ra co giật nửa mặt

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh co giật nửa mặt

  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh co giật nửa mặt cao hơn nam giới.
  • Độ tuổi: Bệnh ít gặp ở bệnh nhân dưới 40 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh cao ở độ tuổi 50 - 60

5. Các phương pháp điều trị bệnh co giật nửa mặt

Chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bệnh nhân và thăm khám thần kinh. Tiếp theo, sử dụng MRI có thể được dùng để loại trừ những bệnh lí thần kinh khác như u não, phình mạch máu não hoặc các bệnh mạch máu bẩm sinh gây chèn ép dây thần kinh mặt. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu làm điện cơ ở vùng mặt, thường thực hiện kèm với đo tốc độ dẫn truyền dây thần kinh để đo sức cơ và hoạt động của dây thần kinh.

Điều trị

Co giật nửa mặt chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Trong trường hợp các tổn thương gây chèn ép các dây thần kinh hoặc bộ phận khác thì cần tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật giúp làm giảm chèn ép từ các vi mạch máu, giúp sức khỏe người bệnh ổn định hơn.

Tiêm độc tố botulinum (BTX)

Là lựa chọn hàng đầu trong điều trị co giật nửa mặt, thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của điện cơ đồ. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị co giật nửa mặt (như mặt không đối xứng, sụp mi mắt, yếu cơ mặt) thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hầu hết bệnh nhân được ghi nhận là có đáp ứng tốt.

Liệu pháp điều trị bằng thuốc

Thuốc có thể dùng trong giai đoạn sớm của co giật nửa mặt (khi cơn co giật còn nhẹ và không xuất hiện thường xuyên). Có thể điều trị bằng thuốc đối với những bệnh nhân có các tổn thương không chèn ép hoặc ở giai đoạn sớm của bệnh co giật nửa mặt vô căn nguyên phát. Trường hợp đáp ứng với thuốc có thể khá đa dạng nhưng thường tỏ ra hiệu quả trong giai đoạn sớm hoặc trong các trường hợp bệnh nhẹ. Thông thường, hiệu quả của thuốc sẽ giảm theo thời gian, do đó cần tăng liều dần.

Phẫu thuật giảm chèn ép

Khi các mạch máu ở mặt giãn ra có thể gây co giật nửa mặt do chèn ép dây thần kinh mặt. Phẫu thuật khiến các mạch máu giảm chèn ép dây thần kinh có thể đưa lại kết quả khả quan. Một nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật này trên các trường hợp co giật nửa mặt vô căn nguyên phát mà dây thần kinh mặt bị chèn ép trên nhiều vị trí khác nhau đã cho thấy rằng việc tìm ra đúng các mạch máu gây chèn ép và làm xóa bỏ sự chèn ép này làm tăng tỉ lệ điều trị thành công.

Mặc dù việc điều trị đặc hiệu có thể áp dụng đối với các bệnh rối loạn vận động cơ vùng đầu mặt nhưng tiêm độc tố botulinum (BTX) đã được chứng minh có hiệu quả hơn so với phẫu thuật hay trị liệu bằng thuốc.

Việc điều trị co giật cơ mặt nên được diễn ra sớm để tránh những ảnh hưởng xấu mà bệnh gây ra. Liên hệ
theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm Hello Doctor khám và tư vấn. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê thị Định Tưởng

    Bài viết rất tốt cho binh của tôi hiện tại và rất bổ ích cho mọi người..

    22/11/2019
  • Ngọc Trinh

    Tôi thường hay bị co giật nửa bên mặt. Tôi đã đi khám và được chẩn đoán là bị bệnh co giật nửa mặt. Sau thời gian điều trị nay tôi không còn cảm thấy bị co giật ở mặt nữa.

    16/10/2017
  • Đào Thị Xuân

    Bài viết đã giúp tôi hiểu rõ hơn về căn bệnh mẹ tôi đang mắc phải và biết được rõ hơn về các phương pháp điều trị cho mẹ tôi.

    05/10/2017
  • Đỗ Văn Tài

    Tôi có người mắc bệnh co giật nửa mặt và đang điều trị. Bài viết giúp tôi có định hướng chữa bệnh.

    29/09/2017
  • Nguyễn Việt Hưng

    bố tôi cũng có những triệu chứng như trên, không biết có phải bố tôi bị bệnh rồi không.

    21/09/2017
Xem thêm đánh giá

Huỳnh Thanh Thuý (24/02/2020)
Nếu tiêm dysport roi, sau thoi gian hết tác dung
Bệnh co giat ko trở lai thi mình ko cần tiêm nua phai ko bac si
Nhưng nếu bị lại, mà sợ tiêm nua
Bac si cho Phuong án điều tri tốt nhất
Tôi ko MRI được vi đầu co những mảnh bơm thời chiến tranh 1972
Nên Bs xem cách nào để dieu tri cho het co giật nua mặt
Cam on bac si nhiều
Xuân (24/02/2020)
Bạn nên đi khám gặp trực tiếp bác sĩ sẽ có những phương án hiệu quả hơn với trường hợp của bạn.
Huỳnh Thanh Thuý (26/01/2020)
Tôi bi chứng co giật liên tục của nửa mặt trái
Đi kham o Bv Mắt Dien Bien phu Bs chi dinh tiêm Dysport ngay 9/1/2020
Nhưng nay tôi thấy miệng cười hơi bị méo chút, triệu chứng này khi nao hết?
Cơ mặt bị tiêm còn cứng, mắt nghe xốn
Và độc tố này tiêm vào phai tiêm hoài hay sao?
Mặt bi tiêm khi nào duoc rửa mặt bình thuong lai? Hiện tôi đang dùng khăn lau nhẹ
Thật tình tôi rất sợ khi tiêm doc tố nay, vì no gây khó khăn trong viec ve sinh hang ngay cho mặt
Xin hoi Bs khi nào mặt toi trở lai bình thường: cười miiệng ko méo và ve sinh da mặt binh thường lai
Cam on Bs nhiều
Ff Xd (10/07/2019)
BÁC SĨ ƠI, EM RẤT MONG BS GIẢI ĐÁP GIÚP EM : em 22t và biểu hiện bệnh 2 năm rồi, ban đầu bị co giật ở một bên tai và chỉ giật nhẹ thôi và sau đó thì co giật ngày càng tăng và ở cả 2 bên tai, lại thường bị vào lúc ngủ nên gây ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của e. EM MUỐN HỎI LÀ BIỂU HIỆN CỦA EM CÓ PHẢI LÀ CO GIẬT CƠ MẶT NHƯ BÀI VIẾT NÀY KO NÓI Ko ạ? Mong BS tư vấn cho em
Nguyễn Hương Thủy (17/07/2018)
Kính chào Bác sĩ!
Con tôi năm nay 17 tuổi, trước đây cháu có dấu hiệu bị giật nhẹ ở trên vùng trán sát lông mày). Sau khi đi khám, chụp cộng hưởng từ MRI sọ não, không thấy tổn thương nhu mô não, viêm xoang trán 2 bên, phù nề cuốn mũi phải và được kê đơn thuốc uống. Đến nay cháu có đỡ giật ở trán nhưng lại bị giật hai bên má lan xuống cằm. Vì vậy, tôi rất lo lắng và viết thư kính xin ý kiến tư vấn của Bác sĩ.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Bác sĩ!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng,
Nguyễn Thị Hương Thủy.
Như Bình (09/07/2018)
e mới 25 tuổi nhưng khi chớp mắt là nữa phần mặt bên trái bị co giật... e bị khoản 1 năm rùi... k bít e bị gì ạ
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...