Buerger - viêm thuyên tắc mạch máu

Buerger - viêm thuyên tắc mạch máu

Bệnh Buerger có thể khiến cho các mạch máu bị phù ra và dẫn đến tắc nghẽn do các khối máu đông. Dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh Buerger là cảm giác đau, tê ngón chân. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh hoại tử chân.

1. Bệnh Buerger là gì

2. Triệu chứng bệnh Buerger

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Buerger

4. Tác hại của bệnh Buerger

5. Điều trị bệnh Buerger

6. Phòng chống bệnh Buerger

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ từ bệnh nhân

1. Bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu) là gì?

Bệnh Buerger còn được gọi là bệnh viêm thuyên tắc mạch máu, là một loại bệnh viêm mạch máu có xảy ra tình trạng viêm cấp tính và tạo khối máu đông gây tắc nghẽn ở động mạch và tĩnh mạch của bàn chân, bàn tay. Tình trạng viêm và khối máu đông có thể dẫn đến các vấn đề sau:

  • Sự tắc nghẽn ở các động mạch của chi (tay và chân)
  • Thiếu máu cục bộ ở chi nghiêm trọng
  • Đau chân khi đi bộ
  • Đau khi nghỉ ngơi
  • Các vết viêm và loét không lành ở bàn tay hoặc bàn chân

Bệnh Buerger hầu như chỉ xuất hiện ở những người hút thuốc nặng. Không giống như bệnh động mạch ngoại biên (PAD), bệnh Buerger không phải do mảng xơ vữa động mạch gây ra (sự tích tụ các mảng bám trong động mạch).

2. Triệu chứng bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu)

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Buerger là:

  • Đau ở bàn tay và bàn chân trong khi tập thể dục do bị giảm lưu lượng máu cung cấp.
  • Đau khi nghỉ.
  • Viêm loét da.
  • Hoại tử ngón tay và ngón chân ở những trường hợp nặng.
  • Cảm giác lạnh, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân tương tự như hội chứng Raynaud.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Buerger

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu)

Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh nguyên nhân gây ra bệnh Buerger. Mặc dù việc sử dụng thuốc lá rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh Buerger, nhưng vẫn chưa rõ thuốc lá tác động như thế nào để gây ra bệnh.

Các chuyên gia nghi ngờ rằng di truyền cũng là một tác nhân đóng vai trò quan trọng khiến cho một người mắc bệnh Buerger. Một số chuyên gia cũng giả thuyết rằng có bệnh tự miễn cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm lẫn vào các mô khỏe mạnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu)

Bệnh Buerger xảy ra ở hầu hết những người sử dụng thuốc lá, nhất là những người hút thuốc lá nhiều hoặc nhai thuốc lá. Bệnh thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, phổ biến ở nam giới và những người có tiền sử bệnh cao cholesterol, bệnh cao huyết áp hoặc bệnh đái tháo đường.

Sử dụng thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh Buerger. Bệnh Buerger cũng có thể xảy ra ở những người sử dụng bất kì hình thức nào khác của thuốc lá như xì gà và thuốc lá nhai. Thuốc lá khô là loại thuốc lá có nguy cơ cao nhất đối với bệnh Buerger.

Hiện nay vẫn chưa xác định được sử dụng bao nhiêu thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bệnh Buerger, nhưng hầu như các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Buerger đều có sử dụng thuốc lá. Người ta cho rằng các chất hóa học trong thuốc lá có thể gây kích ứng lớp mô đệm và thành mạch máu, khiến chúng phù lên. Tỷ lệ bệnh Buerger cao nhất ở khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông và Châu Á là những nơi hút thuốc lá phổ biến nhất.

Bệnh nướu mạn tính

Nhiễm trùng nướu lâu ngày cũng liên quan đến sự phát triển của bệnh Buerger.

Giới tính

Bệnh Buerger phổ biến ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể liên quan đến tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn ở nam giới.

Tuổi tác

Bệnh thường xuất hiện lần đầu ở những người dưới 45 tuổi.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

4. Tác hại và biến chứng của bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu)

Nếu bệnh Buerger ngày càng nặng hơn, thì lưu lượng máu đến tay và chân đều sẽ bị giảm. Điều này do sự tắc nghẽn làm cho máu sẽ khó đi đến được các đầu ngón tay và ngón chân. Các mô không nhận được máu sẽ không lấy được ôxy và chất dinh dưỡng cần thiết để tồn tại.

Điều này có thể dẫn đến việc da và mô trên các đầu ngón tay và ngón chân bị chết (hoại tử). Các dấu hiệu và triệu chứng của hoại tử bao gồm da đen hoặc xanh, mất cảm giác ở ngón tay hoặc ngón chân bị ảnh hưởng và phát ra mùi hôi từ vùng bị ảnh hưởng. Hoại tử là một tình trạng nghiêm trọng mà thường đòi hỏi phải cắt cụt ngón tay hoặc ngón chân bị ảnh hưởng.

5. Điều trị bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu)

Chẩn đoán

Các triệu chứng của bệnh Buerger có thể giống hệt với các bệnh mạch máu khác. Do đó, khi bạn đi khám, bác sĩ cần một đánh giá toàn diện để xác định nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng. Các tiêu chí sau đây được sử dụng trong việc chẩn đoán:

  • Đau khi nghỉ
  • Viêm loét ở bàn tay hoặc bàn chân trước 50 tuổi
  • Sử dụng các sản phẩm của thuốc lá
  • Sự tắc nghẽn ở động mạch hoặc khối máu đông hình thành không do mảng xơ vữa động mạch hay các bệnh lý khác

Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán là:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ các bệnh lý khác cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tương tự. Ví dụ, xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ bệnh xơ cứng bì, bệnh lupus ban đỏ, rối loạn đông máu và đái tháo đường và một số tình trạng và bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như Hội chứng Burger.

Nghiệm pháp Allen

Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một nghiệm pháp đơn giản được gọi là nghiệm pháp Allen để giúp kiểm tra sự lưu thông của máu qua các động mạch cung cấp cho bàn tay. Ở nghiệm pháp này, đầu tiên bạn sẽ nắm chặt bàn tay lại, điều này sẽ ép máu chạy ra khỏi bàn tay. Sau đó, bác sĩ sẽ đè vào các động mạch ở mỗi bên của cổ tay để làm cản trở dòng máu chạy vào trong bàn tay, khiến bàn tay của bạn sẽ bị mất đi màu sắc bình thường.

Tiếp theo, bạn mở bàn tay ra và bác sĩ sẽ giải phóng lực đè ở một động mạch, rồi đến mạch còn lại. Độ nhanh chậm của việc có màu sắc lại ở bàn tay có thể nói lên tình trạng chung về độ khỏe mạnh của động mạch ở tay. Dòng máu chảy chậm vào bàn tay bạn có thể biểu thị mạch máu ở tay bạn có vấn đề, chẳng hạn như bệnh Buerger.

Mạch máu đồ (Angiogram)

Mạch máu đồ sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng của các động mạch. Chụp mạch máu đồ có thể được thực hiện với việc sử dụng CTscans hoặc MRI.

Bằng cách luồn một ống thông vào động mạch. Trong thủ tục này, một loại thuốc cản quang sẽ được tiêm vào động mạch, sau đó bạn sẽ được chụp qua một loạt các tia X. Thuốc cản quang sẽ giúp phân tích các đoạn tắc nghẽn trong động mạch xuất hiện trên hình ảnh.

Bác sĩ có thể chỉ định chụp mạch máu đồ ở cả hai tay và chân - ngay cả khi bạn không có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Buerger ở tất cả các chi. Bệnh Buerger gần như luôn luôn ảnh hưởng đến nhiều hơn một chi, vì vậy mặc dù bạn không có dấu hiệu và triệu chứng ở các chi khác, nhưng xét nghiệm này có thể giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu các mạch máu bị tổn thương.

Điều trị

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng hoàn toàn việc hút và sử dụng tất cả các loại thuốc lá. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đối với một số trường hợp đã bị loét và ảnh hưởng đến chân, bác sĩ sẽ tập trung xử lý những vết thường này trước. 

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Chăm sóc cẩn thận các ngón tay và ngón chân nếu bạn mắc bệnh Buerger. Kiểm tra vùng da trên tay và chân của bạn hàng ngày để phát hiện các vết cắt và vết xước, hãy nhớ rằng khi bạn mất cảm thấy ở ngón tay hoặc ngón chân thì bạn sẽ không thể nhận biết được các tác động lên nó, ví dụ như khi có một vết cắt xảy ra thì bạn sẽ không thể cảm nhận được nó xảy ra khi nào. Giữ ngón tay và ngón chân luôn được bảo vệ và tránh để chúng bị lạnh.

Dòng chảy của máu đến chi kém có nghĩa là cơ thể bạn sẽ khó đáp ứng chống lại nhiễm trùng. Các vết cắt nhỏ và vết xước có thể dễ dàng chuyển thành các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Làm sạch bất kỳ vết cắt nào bằng xà bông và nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại bằng băng sạch. Theo dõi các vết cắt hoặc vết xước nào để đảm bảo chúng vẫn đang lành lại. Nếu chúng trở nên xấu đi hoặc chậm lành lại, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Thường xuyên đi khám nha sĩ để giữ cho nướu và răng của bạn luôn được khỏe mạnh và tránh các bệnh nướu răng, ở dạng mãn tính chúng có thể liên quan đến bệnh Buerger.

6. Phòng chống bệnh Buerger (viêm thuyên tắc mạch máu)

Hầu như tất cả những người mắc bệnh Buerger đều sử dụng thuốc lá dưới một số dạng, phổ biến nhất là dạng điếu thuốc lá. Để ngăn ngừa bệnh Buerger, điều quan trọng cần làm là không được tiếp tục sử dụng thuốc lá.

Không bao giờ là quá trễ để bỏ thuốc lá. Hãy nói chuyện với bác sĩ, họ sẽ cho bạn các lời khuyên về các phương pháp và chiến lược để giúp bạn bỏ thuốc lá.

Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám và điều trị ngay. Để điều trị bệnh Buerger, liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Nguyễn tấn phong (16/07/2019)
    la một bs có tâm.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...