Ám ảnh chuyên biệt

Ám ảnh chuyên biệt

Thuật ngữ "sự ám ảnh" được dùng để diễn tả một nhóm các triệu chứng lo lắng hoảng sợ gây ra bởi một số sự vật hoặc các tình huống nhất định. Nhóm triệu chứng này thường gặp ở căn bệnh ám ảnh chuyên biệt. 

1. Bệnh ám ảnh chuyên biệt là gì

2. Triệu chứng của bệnh ám ảnh chuyên biệt

3. Tác hại của bệnh ám ảnh chuyên biệt

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ám ảnh chuyên biệt

5. Điều trị bệnh ám ảnh chuyên biệt

6. Phòng chống bệnh ám ảnh chuyên biệt

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh ám ảnh chuyên biệt là gì?

Ám ảnh chuyên biệt, trước đây còn được gọi là ám ảnh đơn giản, là sự lo sợ kéo dài và vô lý gây ra do sự hiện diện hoặc suy nghĩ về một sự vật hoặc tình huống cụ thể, nhưng thường trong thực tế lại rất ít hoặc không gây nguy hiểm. Khi tiếp xúc với các sự vật hoặc tình huống này, bệnh nhân sẽ ngay lập tức phản ứng lại. Tình huống này có thể khiến họ phải chịu đựng sự lo lắng cùng cực (sự hoảng loạn) hoặc cố gắng lẩn tránh sự vật hoặc tình huống đó. Sự đau khổ liên quan đến chứng ám ảnh và nhu cầu lẩn tránh các sự vật hoặc tình huống gây ám ảnh có thể gây trở ngại đáng kể đến khả năng hoạt động của người bệnh. Người trưởng thành có chứng ám ảnh chuyên biệt nhận ra sự sợ hãi này là quá mức hoặc bất hợp lý, tuy nhiên lại không thể vượt qua nó. Một người có thể bị nhiều hơn một ám ảnh chuyên biệt.

Bạn cũng có thể đang gặp phải tình trạng ám ảnh sợ hãi, tham khảo thêm thông tin TẠI ĐÂY.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Phân loại ám ảnh chuyên biệt

Có nhiều loại ám ảnh chuyên biệt khác nhau, dựa trên sự vật hoặc tình huống gây ra sự sợ hãi, bao gồm:

  • Ám ảnh sợ động vật: Ví dụ như sợ chó, rắn, côn trùng, hoặc chuột. Ám ảnh sợ động vật là những nỗi sợ hãi đặc trưng nhất của ám ảnh chuyên biệt.
  • Ám ảnh tình huống: liên quan đến sự lo sợ các tình huống cụ thể, chẳng hạn như bay, di chuyển bằng xe hơi hoặc những phương tiện giao thông công cộng, lái xe, băng qua cầu hoặc trong đường hầm, hoặc ở nơi kín, giống như thang máy.
  • Ám ảnh môi trường tự nhiên: Ví dụ bao gồm sợ bão, độ cao, hoặc nước.
  • Ám ảnh do vết thương - tiêm chích - máu: liên quan đến nỗi sợ bị thương, thấy máu hoặc các thủ thuật y tế xâm lấn, chẳng hạn như lấy máu để xét nghiệm hoặc tiêm chích.
  • Những nỗi ám ảnh khác: Chúng bao gồm nỗi sợ té ngã, sợ âm thanh lớn, và sợ các nhân vật cải trang, chẳng hạn như chú hề.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ám ảnh chuyên biệt

Các triệu chứng của bệnh ám ảnh chuyên biệt có thể bao gồm:

  • Sự sợ hãi quá mức hoặc vô lý về một sự vật hoặc tình huống cụ thể
  • Lẩn tránh sự vật hoặc tình huống gây ra sự ám ảnh hoặc chịu đựng chúng một cách hết sức đau khổ 
  • Các triệu chứng thể chất của sự lo lắng hoặc cơn hoảng loạn, chẳng hạn như tim đập mạnh, buồn nôn hoặc tiêu chảy, vã mồ hôi, run sợ hoặc run rẩy, tê hoặc châm chích, có vấn đề khi hít thở (khó thở), chóng mặt hoặc cảm thấy lâng lâng, cảm giác như nghẹt thở
  • Lo lắng trước khi sự việc xảy ra, liên quan đến việc lo lắng trước thời điểm xảy ra các tình huống nhất định hoặc trước khi tiếp xúc với các sự vật mà gây ám ảnh cho bạn; ví dụ như một người sợ chó có thể trở nên lo lắng khi đi dạo vì họ có thể đột nhiên bắt gặp một con chó trên đường.

Trẻ em có chứng ám ảnh chuyên biệt thường hay biểu hiện bằng sự lo lắng bằng cách khóc, quấn lấy cha mẹ, hoặc giận dữ. Do đó các bậc phụ huynh nếu quan sát nhận thấy, hãy trấn an trẻ và tìm các biện pháp giúp đỡ trẻ tùy theo mức độ nặng của ám ảnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ám ảnh chuyên biệt

Triệu chứng của bệnh ám ảnh chuyên biệt

3. Tác hại của bệnh ám ảnh chuyên biệt

Bệnh ám ảnh chuyên biệt khiến cho người bệnh phải trải qua sự sợ hãi khủng khiếp, cơn hoảng loạn trước một sự vật, sự việc nào đó. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh khi mức độ bệnh nặng. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ám ảnh chuyên biệt

Nguyên nhân chính xác của bệnh ám ảnh chuyên biệt hiện chưa được xác định rõ, nhưng dường như có sự liên quan giữa ám ảnh của người mắc và chấn thương đã trải qua hoặc trải nghiệm có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân đó. Ví dụ, một người đã trải qua sự khiếp sợ qua hoặc bị đe dọa bởi một con vật, chẳng hạn như một cuộc tấn công hoặc bị cắn, có thể phát triển thành ám ảnh chuyên biệt. Chứng kiến những người khác trải qua một sự kiện chấn thương với sự tổn hại hoặc sợ hãi cực độ cũng có thể gây ra nỗi ám ảnh chuyên biệt, như là một cách có thể tiếp nhận thông tin hoặc những cảnh báo lặp lại về các tình huống nguy hiểm hoặc động vật.

Sự sợ hãi cũng có thể học từ người khác. Một đứa trẻ có cha mẹ phản ứng với sự sợ hãi và lo lắng đối với một số sự vật hoặc tình huống nhất định cũng có thể phản ứng lo sợ với những điều đó.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân gây ra ám ảnh chuyên biệt

5. Các phương pháp điều trị bệnh ám ảnh chuyên biệt

Chẩn đoán

Nếu bệnh nhân có biểu hiện và triệu chứng của bệnh ám ảnh chuyên biệt, bác sĩ sẽ bắt đầu ước lượng tình trạng bệnh qua tiền sử về bệnh tật, tâm thần và có thể thực hiện một cuộc thăm khám ngắn. Mặc dù không có xét nghiệm nào để chẩn đoán cụ thể chứng ám ảnh chuyên biệt, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm khác nhau để đảm bảo rằng các bệnh về thể chất không phải là nguyên nhân của các triệu chứng.

Nếu không tìm được các bệnh về thể chất, bạn có thể được đề nghị đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần khác đã được huấn luyện đặc biệt để chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần. Các nhà tâm thần học và tâm lý học sẽ trò chuyện và sử dụng các công cụ đánh giá lâm sàng để ước lượng tình trạng của người bị ám ảnh chuyên biệt.

Bác sĩ đưa ra chẩn đoán về ám ảnh chuyên biệt căn cứ vào các triệu chứng mà bệnh nhân khai, bao gồm bất kỳ vấn đề ảnh hưởng nào đến chức năng do các triệu chứng gây ra. Ám ảnh chuyên biệt được chẩn đoán nếu sự sợ hãi và lo lắng của người đó đặc biệt gây phiền toái hoặc nếu chúng gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của họ, bao gồm học tập, công việc, các hoạt động xã hội và các mối quan hệ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị

Điều trị chứng ám ảnh chuyên biệt có thể bao gồm đơn trị liệu hoặc kết hợp các phương pháp điều trị của:

Liệu pháp nhận thức hành vi: tâm lý trị liệu là nền tảng để điều trị chứng ám ảnh chuyên biệt. Điều trị thường bao gồm một loại liệu pháp nhận thức hành vi, còn được gọi là sự mất cảm thụ hệ thống hoặc liệu pháp tiếp xúc và ngăn chặn phản hồi (ERP), trong đó bệnh nhân được phơi nhiễm từ từ với những gì khiến họ hoảng sợ cho đến khi nỗi sợ hãi bắt đầu biến mất.

Thuốc: Đối với các chứng ám ảnh tình huống gây lo lắng dữ dội, tạm thời (ví dụ như sợ khi bay), thuốc ngủ tác dụng ngắn (thuốc ngủ) có thể được kê toa vào những lúc cần thiết để giảm bớt sự lo lắng trước khi tình huống xảy ra. Trừ khi ám ảnh kèm theo các tình trạng khác như trầm cảm hoặc rối loạn hoảng sợ, thuốc tác dụng kéo dài hoặc thuốc hàng ngày không được phép sử dụng. Thỉnh thoảng, thuốc chống trầm cảm serotonergic có thể có giá trị đối với một số bệnh nhân. Gần đây, các loại thuốc huyết áp thông thường được gọi là thuốc chẹn beta đã được sử dụng để điều trị chứng lo âu liên quan đến ám ảnh chuyên biệt.

Các kỹ thuật thư giãn, như hít thở sâu, cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng lo lắng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tiên lượng

Đối với hầu hết mọi người, ám ảnh chuyên biệt có thể được điều trị thành công bằng liệu pháp, thuốc hoặc kết hợp cả hai.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Phòng chống bệnh ám ảnh chuyên biệt

Mặc dù nhiều chứng ám ảnh chuyên biệt không thể phòng ngừa được, nhưng sự can thiệp và điều trị sớm sau khi trải qua chấn thương, chẳng hạn như bị con vật tấn công, có thể ngăn chặn sự phát triển của chứng rối loạn hoảng sợ nghiêm trọng.

Nếu bệnh ám ảnh chuyên biệt gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Nếu bạn cần được hỗ trợ điều trị thì bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp đỡ cho bạn. 

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Kiều Trinh

    Tôi đã chữa khỏi bệnh và khuyên mọi người nên kiên trì điều trị bệnh này.

    24/10/2017
  • Phương Anh

    Tôi được biết phòng khám hello doctor có nhiều bác sĩ chuyên khoa tâm thần rất giỏi nên đã đặt lịch khám với các bác sĩ.

    16/10/2017
  • Tuấn Trọng

    Có nhiều loại bệnh về sợ hãi và ám ảnh nhỉ

    05/10/2017
  • Lê Linh

    Bài viết rất tốt, mang đến nhiều thông tin mới mẻ và có ích cho mọi người

    29/09/2017
Trang (05/06/2018)
Con em năm nay 7 tuổi. Bé ít ngủ từ lúc 3 tuổi, nhất là vào ban đêm. Em đã đi khám tâm lý cho bé ở bv Nhi đồng khoảng 3 tháng. Dạo gần đây bé hay hỏi mẹ về ma, hồn, mộ, chết... E rất lo về tâm lý của bé. E có thể đặt thời gian khám cho bé lúc nào được ạ. Mong bs trả lời sớm

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...