Cách phân biệt bệnh Zona thần kinh và thủy đậu
Không ít người thường nhầm lẫn bệnh thủy đậu với bệnh zona thần kinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 bệnh này.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Điểm giống nhau giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu
Khả năng lây từ người sang người: Cả hai bệnh thủy đậu và bệnh zona thần kinh đều có khả năng lây từ người sang người nếu không được phòng tránh đúng cách. Chúng đều lây qua đường tiếp xúc vết mụn vỡ của người bệnh hay việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với bệnh nhân: khăn mặt, khăn tắm, cốc uống nước, quần áo… Do vậy cả bệnh nhân và những người xung quanh đều cần có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Hậu quả bệnh để lại: Bệnh zona và thủy đậu đều biểu hiện ở bên ngoài da, nó làm cho da trở nên sần sùi, xấu xí làm giảm tự tin của người mắc bệnh, đồng thời có thể để lại những vết sẹo thâm trên da trong thời gian lâu dài nếu bệnh nhân không có cách chữ trị đúng cách.
Khi mắc bệnh thì bệnh nhân cần mau chóng đến bệnh viện hoặc hiệu thuốc để lấy thuốc điều trị. Cần phải dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Điểm khác nhau giữa bệnh zona thần kinh và thủy đậu
Đối tượng bị bệnh: Đối tượng của bệnh thủy đậu thông thường là trẻ nhỏ, người già hoặc người trưởng thành có sức đề kháng kém. Đối tượng của bệnh zona thần kinh thường tập trung vào những người đã từng mắc bệnh thủy đậu. Nói cách khác những người có tiền sử mắc thủy đậu mới có khả năng bùng phát bệnh zona thần kinh.
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh thủy đậu bắt nguồn từ loại siêu vi-rut có tên herpes zoster gây ra trong khi bệnh zona thần kinh chỉ là sự bùng phát trở lại của chúng sau thời gian ẩn nấp trong cơ thể. Đối với người đã từng mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi, virut vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn mà ẩn trong các tế bào thần kinh dưới dạng không hoạt động. Chúng bị kiềm chế bởi hệ miễn dịch tự nhiên của con người, khi hệ miễn dịch ấy suy yếu thì dễ bị zona thần kinh.
Triệu chứng của bệnh: Người mắc bệnh thủy đậu ban đầu sẽ bị sốt, thường là sốt nhẹ sau đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát triển to dần thành các nốt mụn nước trên khắp cơ thể và lây lan với tốc độ khá cao. Mụn bọc nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày dịch đó trở nên đục như mủ. Sau 2-3 ngày nữa, các mụn sẽ đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Hình ảnh bệnh thủy đậu
Triệu chứng zona thần kinh gặp đầu tiên là tự dưng đau nhức nhối dọc theo dây thần kinh nửa bên người (nơi vùng da sắp nổi thương tổn), cục bộ sẽ phát ngứa, nóng rát, đau nhức dữ dội. Sau đó nổi các bọng nước to lõm ở giữa, hoặc mọc thành chùm mụn nước rất đặc trưng, xuất hiện ở một bên cơ thể, lan dần và đỏ ửng, tổn thương phân bổ quanh dây thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, kèm sưng hạch bạch huyết vùng lân cận. Trẻ em đau nhẹ, hoặc không đau nhưng người già đau rất dữ dội.
Hình ảnh bệnh Zona thần kinh
Khả năng tái phát: Bệnh thủy đậu chỉ mắc 1 lần trong đời trong khi đó, zona có thể tái phát đi tái phát lại trong suốt cuộc đời bạn. Do vậy để phòng tránh zona quay trở lại, chúng ta nên tăng cường sức đề kháng bản thân vì zona chỉ tấn công khi sức đề kháng cơ thể kém.
Trên đây là những chia sẻ trong việc phân biệt giữa bệnh Zona thần kinh và bênh thủy đậu, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi