Tự hành hạ bản thân - triệu chứng nguy hiểm và đáng lo ngại

Tự hành hạ bản thân - triệu chứng nguy hiểm và đáng lo ngại

Điều gì khiến cho một người luôn tự tìm cách làm tổn thương bản thân? Đây quả là một câu hỏi hóc búa và khó có được câu trả lời chính xác. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng tự hành hạ bản thân, mời bạn theo dõi những thông tin dưới đây:

1. Tự hành hạ bản thân là gì

2. Biểu hiện của tự hành hạ bản thân

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tự hành hạ bản thân

4. Phương pháp tự chăm sóc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

6. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Tự hành hạ bản thân là gì

Tự hành hạ bản thân (không phải tự tử), thường được gọi đơn giản là tự gây thương tích, là hành động cố tình gây tổn hại cho bề mặt cơ thể của bạn, chẳng hạn như tự cắt hoặc đốt chính bản thân. Nó thường không phải là cố gắng để tự tử. Thay vào đó, hình thức tự gây thương tích này là một cách không lành mạnh để đối phó với cơn đau tinh thần, sự tức giận dữ dội và sự thất vọng.

Tự gây thương tích có thể mang lại cảm giác bình tĩnh tạm thời và giải phóng sự căng thẳng, nhưng thường đi sau đó vẫn là cảm giác tội lỗi, xấu hổ và sự đau đớn. Mặc dù không có ý định gây thương tích đe dọa đến mạng sống, nhưng tự gây thương tích vẫn có thể tạo ra các hành động nghiêm trọng hơn và thậm chí gây tử vong.

2. Biểu hiện của tự hành hạ bản thân

Các dấu hiệu và triệu chứng của việc tự gây thương tích có thể bao gồm:

  • Sẹo
  • Các vết cắt mới, vết trầy xước, bầm tím hoặc các vết thương khác
  • Chà xát quá nhiều các vùng trên để tạo ra vết bỏng
  • Giữ các vật sắc nhọn trên tay
  • Mặc áo dài tay hoặc quần dài, ngay cả trong thời tiết nóng
  • Khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân
  • Liên tục có những câu hỏi về nhận dạng cá nhân, chẳng hạn như "Tôi là ai?" "Tôi đang làm gì ở đây?"
  • Sự mất ổn định về hành vi và tình cảm, sự bốc đồng và không thể đoán trước
  • Lời tuyên bố về sự bất lực, tuyệt vọng hoặc vô giá trị

Các dạng tự gây thương tích

Bệnh nhân thường tự hành hạ bản thân trong bí mật và thực hiện theo cách vẫn thường làm và có kiểm soát và thường để lại một dấu hiệu trên da. Ví dụ về tự hành hạ bản thân bao gồm:

  • Cắt (vết cắt hoặc trầy xước nghiêm trọng bằng một vật sắc nhọn)
  • Cào
  • Đốt (bằng diêm, thuốc lá hoặc các vật nóng, sắc nhọn như dao)
  • Đánh dấu các từ hoặc ký hiệu trên da
  • Đánh hoặc đấm
  • Xỏ da với các vật sắc nhọn
  • Kéo tóc
  • Kiên trì chăm sóc hoặc can thiệp vào việc chữa lành vết thương

Cánh tay, chân và mặt trước của thân mình là mục tiêu tự hành hạ thường xuyên nhất, tuy nhiên bất kỳ vùng nào trên cơ thể đều có thể trở thành đối tượng làm tổn thương. Những người tự gây thương tích có thể sử dụng nhiều phương pháp để gây hại cho bản thân.

Buồn bã có thể gây ra một động lực để tự gây thương tích. Nhiều người tự gây thương tích chỉ một vài lần và sau đó dừng lại. Nhưng vài người khác, tự gây thương tích có thể trở thành hành vi lặp đi lặp lại lâu dài.

Mặc dù ít xảy ra nhưng một số người trẻ tuổi có thể tự gây thương tích ở nơi công cộng hoặc theo các nhóm để gắn kết với nhau hoặc để cho người khác thấy rằng họ đã trải qua cơn đau.

Biểu hiện của triệu chứng tư hành hạ bản thân

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tự hành hạ bản thân

Không có lý giải hoàn chỉnh nào cho việc tự gây thương tích.

- Tự hành hạ bản thân (không phải tự tử) thường là kết quả của việc không có khả năng để đối phó một cách lành mạnh với những tổn thương tâm lý.

- Những người có một thời gian khó khăn để điều chỉnh, thể hiện hoặc thấu hiểu cảm xúc. Sự kết hợp của những cảm xúc khác nhau gây nên việc tự gây thương tích thường rất phức tạp. Ví dụ, có thể có cảm giác vô ích, cô đơn, hoảng loạn, tức giận, tội lỗi, tự chối bỏ bản thân, tự ghét bản thân mình hoặc rối loạn tình dục.

Thông qua tự gây thương tích, người đó có thể đang cố gắng:

  • Kiểm soát hoặc giảm bớt căng thẳng, lo lắng và mang lại cảm giác nhẹ nhõm
  • Mang lại sự quên lãng đau đớn tinh thần thông qua sự đau đớn về thể xác
  • Cảm nhận được sự kiểm soát của cơ thể, cảm xúc hoặc tình huống trong cuộc sống của mình
  • Cảm thấy điều gì đó - bất cứ điều gì - ngay cả khi đó là đau thể chất, khi cảm thấy trống rỗng
  • Thể hiện cảm xúc nội tâm ra bên ngoài
  • Truyền đạt sự chán nản hoặc cảm giác căng thẳng với thế giới bên ngoài
  • Nghĩ mình đáng bị trừng phạt vì những lỗi lầm tự nhận thức

4. Phương pháp tự chăm sóc

Ngoài việc điều trị chuyên môn, đây là một số mẹo tự chăm sóc quan trọng:

- Duy trì kế hoạch điều trị của bạn: Tiếp tục các cuộc hẹn điều trị và dùng thuốc theo hướng dẫn.

- Nhận ra các tình huống hoặc các cảm xúc có thể gây ra mong muốn muốn tự gây thương tích của bạn. Lập kế hoạch với các phương án làm dịu bớt hoặc làm sao lãng chính bản thân hoặc nhận được sự hỗ trợ từ người khác, như vậy bạn sẽ sẵn sàng để đối phó trong lần tiếp theo khi bạn cảm thấy bị thôi thúc tự gây thương tích cho bản thân.

- Yêu cầu giúp đỡ: Giữ số điện thoại của bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khoẻ của bạn và nói với họ về tất cả các sự cố liên quan đến việc tự gây tổn thương. Chỉ định một thành viên đáng tin cậy trong gia đình hoặc một người bạn là người mà bạn sẽ liên lạc ngay lập tức nếu bạn có yếu tố thúc đẩy muốn tự gây thương tích hoặc khi hành vi tự gây thương tích tái diễn.

- Chăm sóc bản thân: Tìm hiểu các bài tập thể chất và các bài tập thư giãn như là một phần thường xuyên trong thói quen hàng ngày của bạn. Ăn uống lành mạnh. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, có thể ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của bạn.

- Tránh uống rượu và thuốc kích thích: Chúng ảnh hưởng đến khả năng của bạn khi đưa ra những quyết định đúng đắn và có thể khiến bạn có nguy cơ tự gây thương tích.

- Hãy chăm sóc cẩn thận vết thương của bạn nếu bạn bị thương hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cần. Gọi điện thoại cho người thân hoặc bạn bè để được giúp đỡ và hỗ trợ. Không chia sẻ dụng cụ dùng để tự gây thương tích - làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu bạn đang tự làm tổn thương bản thân, thậm chí chỉ bằng một cách không đáng kể, hoặc nếu bạn đã có ý nghĩ về chuyện đó, hãy tìm sự giúp đỡ. Bất kỳ hình thức tự làm tổn thương nào cũng là dấu hiệu của những vấn đề lớn hơn cần được giải quyết.

Nói chuyện với người bạn tin tưởng - chẳng hạn như bạn bè, người thân, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, lãnh đạo tôn giáo của bạn hoặc nhân viên trường học - những người có thể giúp bạn thực hiện các bước đầu tiên để điều trị thành công. Trong khi bạn có thể cảm thấy xấu hổ và bối rồi về hành vi của bạn, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy sự hỗ trợ, chăm sóc và sự giúp đỡ vô điều kiện.

Nếu bạn đã gây tổn thương nghiêm trọng cho bản thân hoặc tin rằng thương tích của bạn có thể đe dọa tính mạng, hoặc nếu bạn nghĩ mình có thể làm tổn thương bản thân hoặc có ý muốn tự tử, hãy gọi số cấp cứu tại địa phương ngay lập tức.

Cũng nên xem xét các lựa chọn này nếu bạn đang có ý nghĩ tự tử:

  • Gọi cho chuyên gia sức khoẻ tâm thần.
  • Gọi số điện thoại đường dây nóng phòng chống tự sát
  • Tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ gia đình của bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác.
  • Tiếp cận với một người bạn thân hay người thân.
  • Liên lạc với một nhà lãnh đạo tôn giáo của bạn hoặc một người nào khác trong cộng đồng cùng tôn giáo của bạn.

Các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh sẽ là những người giúp đỡ tốt nhất cho bạn, chính vì vậy, khi bạn thấy mình có triệu chứng tự hành hạ bản thân, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để sớm được điều trị. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vũ Đức

    Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến cho người bệnh

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung