Triệu chứng nôn ói, nguyên nhân và cách chữa trị
Nôn ói là tình trạng chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi nôn ói diễn ra thường xuyên và gây ảnh hưởng đến cuộc sống thì chúng ta nên cảnh giác với triệu chứng này.
1. Nôn ói là gì
3. Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Nôn ói là gì?
Nôn, hay trào ngược, là sự tống xuất đột ngột của dịch dạ dày. Nôn ói đơn độc có thể xuất phát từ nguyên nhân ngoài dạ dày, nôn tái diễn có thể do một bệnh lý lâm sàng. Nôn nhiều có thể dẫn đến mất nước, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
2. Nguyên nhân gây nôn ói
Nôn ói là một biểu hiện khá phổ biến, ăn nhiều hay uống nhiều bia rượu cũng có thể gây trào ngược. Nhìn chung, đây là những nguyên nhân không đáng ngại. Nôn ói bản chất không phải là một bệnh lý, mà là một triệu chứng của các bệnh lý khác, như:
- Ngộ độc thức ăn
- Ăn không tiêu
- Nhiễm trùng (Các bệnh do vi khuẩn, virus)
- Say tàu xe
- Nôn nghén ở phụ nữ mang thai
- Chứng đau đầu
- Thuốc
- Gây tê
- Hoá trị liệu
- Bệnh Crohn
Nôn thường xuyên mà không liên quan đến các căn nguyên trên có thể mà triệu chứng của Hội chứng nôn ói chu kỳ (Cyclic vomiting syndrome), với biểu hiện là nôn ói kéo dài đến 10 ngày, đi kèm với buồn nôn và mệt mỏi. Xảy ra chủ yếu trong thời niên thiếu.
Các biến chứng khác đi kèm có thể kể đến gồm:
- Mất nước
- Sâu răng
- Viêm thực quản
- Xước thực quản
3. Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ
Nôn ói là một triệu chứng thông thường nhưng đôi khi là dấu hiệu của một tình trạng cấp cứu. Cần đến khám ngay nếu bệnh nhân có biểu hiện:
- Nôn nhiều hơn 1 lần trong ngày
- Nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm
- Đi kèm một tình trạng nhức đầu và cứng cổ
- Đau bụng dữ dội
Nôn ra máu cũng là một tình trạng phải cấp cứu. Tình trạng này còn gọi là ói máu (Hematemesis),xuất huyết tiêu hóa trên, là một bệnh cảnh mà bệnh nhân:
- Nôn ra máu đỏ tươi, lượng nhiều
- Nhổ ra máu đen
- Ho khạc ra chất như bã cà phê
Ói máu thường do viêm loét, đứt vỡ mạch máu, và xuất huyết dạ dày. Ói máu cũng có thể do một số loại ung thư. Thường đi kèm triệu chứng chóng mặt, choáng váng. Bệnh nhân ói máu phải được gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế cấp cứu gần nhất.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
4. Biến chứng của nôn ói
- Mất nước là biến chứng thường gặp nhất vì nôn ói. Khi nôn, dạ dày không chỉ tống xuất thức ăn mà còn cả dịch nữa.
- Mất nước có thể làm khô miệng, mệt mỏi, tiểu sậm, tiểu ít, nhức đầu, rối loạn ý thức.
- Mất nước nghiêm trọng đặc biệt xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì trẻ có trọng lượng nhỏ nên có ít dịch để duy trì lượng dịch cho cơ thể. Nên khi trẻ nôn ói nhiều lần cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sỹ ngay.
- Suy dinh dưỡng là một biến chứng khác của nôn ói. Cơ thể mất khả năng giữ lại thức ăn và chất dinh dưỡng. Nên đến thăm khám nếu nôn ói thường xuyên gây lờ đờ và yếu mệt.
5. Điều trị chứng nôn ói
- Điều trị tình trạng nôn ói thường liên quan đến điều trị nguyên nhân chính. Không cần điều trị một đợt trào ngược không lặp lại. Tuy nhiên phải lưu ý tình trạng mất nước có thể xảy ra kể cả khi bệnh nhân chỉ nôn một lần.
- Bệnh nhân được khuyến cáo uống đủ nước, bổ sung dung dịch điện giải. Đây là giải pháp được cho là hỗ trợ tình trạng mất các chất chất điện giải cần thiết khi nôn ói.
Bổ sung nước là cần thiết cho những người bị nôn ói
- Thức ăn cứng có thể gây kích ứng dạ dày đang nhạy cảm, gây nôn ói nhiều hơn. Vì vậy nên tạm ngưng ăn thức ăn cứng, khó tiêu cho đến khi tình trạng cơ thể ổn định hơn.
- Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống nôn cho các tình trạng nôn ói thường xuyên. Thuốc giúp giảm các đợt trào ngược.
- Các bài thuốc dân gian chứa gừng, chanh, sả cũng có thể có ích. Nhưng sử dụng phải có hướng dẫn của thầy thuốc vì có thể xảy ra tương tác thuốc.
- Thay đổi chế độ ăn cũng có tác động tốt, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai ốm nghén. Thức ăn giúp giảm nôn ói gồm thức ăn không dầu mỡ, bánh quy mặn, các sản phẩm có chứa gừng như rượu gừng. Chia thành nhiều bữa nhỏ cũng có thể hữu ích.
6. Phòng ngừa chứng nôn ói
- Nên có kế hoạch xử trí cụ thể dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. Nguyên nhân kích thích nôn có thể rất khác nhau giữa các bệnh nhân, ví dụ như uống quá nhiều rượu, ăn quá no, đau nửa đầu, tập thể dục ngay sau bữa ăn, stress, thức ăn cay nóng hay thiếu ngủ.
- Thay đổi lối sống có thể làm giảm các đợt nôn ói. Ví dụ như nguyên nhân nhiễm trùng không thể bị loại bỏ hoàn toàn, nhưng vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh tay, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Xử trí tốt nôn ói tái phát sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.
Khi tình trạng nôn ói của bạn thường xuyên lặp lại hoặc gây ra những biến chứng khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với bác sĩ.
Bình luận, đặt câu hỏi