Viêm thực quản

Viêm thực quản

Viêm thực quản là tổn thương viêm ở niêm mạc thực quản. Đây là bệnh lý khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau và thường xảy ra cùng với một bệnh khác nên ít được chú ý.

1. Bệnh viêm thực quản là gì

2. Triệu chứng của bênh viêm thực quản

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thực quản

4. Biến chứng của bệnh viêm thực quản

5. Điều trị bệnh viêm thực quản

6. Phòng chống bệnh viêm thực quản

1. Bệnh viêm thực quản là gì?

Viêm thực quản là tình trạng viêm và tổn thương các mô của thực quản, ống cơ cung cấp thức ăn từ miệng đến dạ dày. Đây là một bệnh khá phổ biến. Ở Tây Âu có tới 34-40% dân số bị trào ngược dạ dày-thực quản và có tỷ lệ viêm thực quản tới gần 20% số bệnh nhân nội soi.

Viêm thực quản thường gây ra đau đớn, khó nuốt và đau ngực. Nguyên nhân của viêm thực quản bao gồm trào ngược axit dạ dày vào thực quản, nhiễm trùng, uống thuốc và dị ứng.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm thực quản

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm thực quản, bao gồm:

  • Khó nuốt.
  • Đau khi nuốt.
  • Đau ngực, đặc biệt phía sau xương ức xảy ra khi ăn uống.
  • Nuốt thức ăn trở nên khó khăn trong thực quản.
  • Buồn nôn.
  • Ói mửa.
  • Đau dạ dày.
  • Trào ngược nước bọt.
  • Giảm sự thèm ăn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Triệu chứng viêm thực quản kéo dài hơn một vài ngày.
  • Không cải thiện hoặc thoái lui với thuốc kháng acid toa.
  • Có cảm giác khó ăn
  • Kèm theo các triệu chứng cúm, như sốt, nhức đầuđau nhức cơ bắp.
  • Có kèm theo khó thở hoặc đau ngực không kích hoạt ngay lập tức với ăn uống.
  • Nếu có tiền sử bệnh tim, hãy gặp bác sĩ nếu cảm thấy đau ngực.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thực quản

Có nhiều nguyên nhân gây viêm thực quản như:

  • Viêm họng cấp dẫn đến viêm thực quản cấp.
  • Viêm thực quản cấp sau gây mê bằng hít.
  • Tác động cơ học: sau nuốt dị vật.
  • Viêm do, hoá chất, độc hại: tự từ, do nghề nghiệp.
  • Viêm thực quản do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản: cơ vòng dưới thực quản có tác dụng ngăn tính acid của dạ dày lên thực quản; nếu van này rối loạn mở-đóng gây trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm mạn tính và tổn thương mô trong thực quản.
  • Viêm thực quản dị ứng: do thực quản bị dị ứng với một hoặc nhiều thực phẩm như sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, lạc, lúa mạch đen và thịt bò. Bên cạnh đó có thể bị viêm thực quản do hít phải chất gây dị ứng (như phấn hoa…).
  • Viêm thực quản do thuốc: một số thuốc uống có thể gây tổn thương nếu tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian kéo dài.
  • Viêm thực quản truyền nhiễm: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, lao, giang mai, nấm Actinomyces, bệnh xơ cứng bì. Nhiễm nấm (hay gặp Candida albicans) hay ký sinh trùng thường xảy ra ờ những người có chức năng hệ thống miễn dịch kém (như những người nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh tiểu đường, sử dụng kháng sinh hoặc ung thư),.. có thể dẫn đến viêm thực quản.
  • Thiếu Vitamin (A, Bl, B6, BI2, C)

4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm thực quản

Viêm thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Thủng thực quản: đau dữ dội khu trú ở cổ (thủng đoạn thực quản cổ); đau vùng lưng, sau xương ức, thượng vị (thủng đoạn thực quản ngực); mạch nhanh, khó thở, sốt…
  • Viêm màng phổi: đau, khó thở, nghe có tiếng cọ màng phổi; chụp Xquang thấy màng phổi dày.
  • Viêm màng tim.
  • Viêm thanh-thực quản.
  • Hẹp thực quản.

Triệu chứng của bệnh viêm thực quản

Viêm thực quản gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm thực quản

Nguyên tắc điều trị:

  • Giai đoạn đầu điều trị nội khoa và chỉ định thuốc tuỳ theo nguyên nhân gây viêm thực quản.
  • Khi hẹp thực quản có thể phối hợp với điều trị ngoại khoa.

Điều trị bệnh viêm thực quản

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi viêm thực quản

Phương pháp điều trị:

Điều trị viêm thực quản gồm có 2 phương pháp:

Điều trị nội khoa

Các nhóm thuốc điều trị trong điều trị viêm thực quản như:

  • Các thuốc ức chế thụ thể H2: ức chế kéo dài bài tiết dịch vị ban đêm, dễ uống và khá an toàn.
  • Các thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc chống trào ngược
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc

Điều trị ngoại khoa

  • ​Làm giảm trào ngược bằng cách’ tạo ra một nắp van giúp thức ăn đi một chiều từ thực quản xuống dạ dày.
  • Phẫu thuật được chỉ định khi không đáp ứng với điều trị nội khoa, chảy máu cấp hoặc hẹp thực quản.

6. Biện pháp phòng chống bệnh viêm thực quản

Để phòng ngừa viêm thực quản người bệnh cần:

  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Tránh các thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm có thể làm tăng trào ngược: như rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, cà chua và các thực phẩm nhiều gia vị
  • Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên (bỏ thuốc lá, kiêng các chất gây viêm thực quản)
  • Điều trị dứt điểm bệnh hầu họng, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, các nhiễm trùng…

Bệnh viêm thực quản cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng về sau. Bạn cần khám bác sĩ để có được phương án điều trị tốt nhất. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Văn Nhật Minh

Bác sĩ Văn Nhật Minh

Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Linh

    Tôi dạo này cảm thấy rất khó nuốt và khi nuốt còn cảm thấy đau. Nhiều lúc còn cảm thấy buồn nôn. Tình trạng này cứ kéo dài. Nên tôi đã đi khám thì mới biết là bị viêm thực quản. Sau một thời gian điều trị tôi đã cảm thấy khá hơn, không còn thấy khó nuốt nữa. Cảm ơn bác sĩ.

    06/10/2017
  • Nguyễn Hằng

    Bị bệnh này ăn uống có cần kiêng gì không ạ. Tôi thấy bệnh viêm thực quản thì liên quan nhiều đến ăn uống mà.

    28/09/2017
  • Phí Phương Anh

    Tôi bị đau cổ họng, đau ngực và khó nuốt nên mới đi khám bác sĩ và phát hiện ra mình vị bệnh viêm thực quản. Sau khi điều trị tôi đã đỡ hơn rất nhiều. Nếu bạn cũng đang có triệu chứng hay mắc bệnh thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

    15/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...