Triệu chứng giảm hồng cầu - nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng giảm hồng cầu - nguyên nhân và cách chữa trị

Thiếu hồng cầu là hiện tượng giảm lượng hồng cầu trong máu dẫn đến thiếu ô xy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể và gây nhiều hậu quả đáng ngại cho người bệnh. Để hiểu hơn về triệu chứng này, bạn có thể tham khảo những thông tin duới đây.

1. Giảm hồng cầu là gì?

2. Nguyên nhân gây ra giảm hồng cầu

3. Biểu hiện thường gặp khi bị giảm hồng cầu

4. Điều trị giảm hồng cầu

5. Bác sĩ điều trị

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Hiện tượng giảm số lượng hồng cầu trong máu là gì?

Số lượng hồng cầu trung bình của người Việt Nam là: nữ giới khoảng 3,8 triệu/mm3 máu, nam giới khoảng 4,2 triệu/mm3. Lượng hồng cầu sẽ có sự thay đổi trong ngày, thấp khi ngủ và tăng lên khi vận động. Hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn, khoảng 5 triệu/mm3. Nhưng trong 10 ngày đầu mới sinh, một số hồng cầu bị tiêu đi, dẫn đến tình trạng vàng da sinh lý trẻ sơ sinh. Một vài tháng sau, hồng cầu của trẻ sẽ gần bằng của người trưởng thành.

Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi khoảng 100-120 ngày. Hồng cầu già sẽ tiêu hủy bởi các đại thực bào trong tủy xương, gan, lách.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiếu hồng cầu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi so với người bình thường.

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm hồng cầu trong máu

Khá khó để xác định nguyên nhân chính xác gây ra thiếu hồng cầu trong máu. Có nhiều lí do, trong đó có: do thiếu hụt vitamin B12 hay acid folic, thiếu máu do di truyền, bất thường màng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố hoặc do thiếu men. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu do di truyền. Các biện pháp kĩ thuật có thể giúp kiểm tra chồng, vợ hay bào thai và cho biết xác suất trẻ có mang mầm bệnh hay không. 3. Biểu hiện thường gặp khi bị giảm hồng cầu

Nếu bị giảm hồng cầu ở mức độ nhẹ, bạn sẽ không cảm thấy triệu chứng nào rõ rệt. Nếu bệnh phát triển chậm, các triệu chứng có thể xảy ra đầu tiên bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu, gắt gỏng;
  • Thường xuyên mệt mỏi hơn so với bình thường, hoặc so với khi tập thể dục;
  • Nhức đầu;
  • Khó tập trung hay suy nghĩ.

Nếu thiếu máu nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Choáng váng nhẹ khi bạn đứng lên;
  • Màu xanh ở lòng trắng của mắt;
  • Móng tay giòn
  • Màu da nhợt nhạt;
  • Khó thở;
  • Đau lưỡi.

4. Phương pháp điều trị khi bị giảm hồng cầu trong máu

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán giảm hồng cầu không khó, người bệnh chỉ cần thực hiện xét nghiệm máu là có thể phát hiện ra, nhưng tìm được nguyên nhân gây giảm hồng cầu lại là vấn đề không hề dễ dàng. Để làm được điều đó, các bác sĩ sẽ cần khai thác kỹ lưỡng về triệu chứng, chế độ ăn uống, sinh hoạt, các bệnh lý kèm theo,… của người bệnh. Từng trường hợp cụ thể có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm khác để xác định bệnh. 

Điều trị

Điều trị giảm hồng cầu bằng thuốc

Tùy thuộc và nguyên nhân gây ra giảm hồng cầu và mức độ mà người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định một hoặc một số phương pháp điều trị phù hợp:

  • Truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng.
  • Thiếu máu do thiếu dưỡng chất sẽ dùng các loại thuốc bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic và một số vitamin hay khoáng chất khác.
  • Thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid .
  • Thuốc điều trị các bệnh mắc kèm khác như thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc tẩy giun…
  • Sử dụng Erythropoietin –thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị giảm hồng cầu

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng đối với những người thiếu máu. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng cường quá trình tạo máu, giảm các triệu chứng đặc biệt là đối với trường hợp thiếu máu do dinh dưỡng kém. 

Tập thể dục đề đặn, vừa sức mỗi ngày: Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng, tăng cường quá trình chuyển hóa, tăng quá trình tạo máu của cơ thể

Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau quả có màu xanh đậm, đậu tương, bí đỏ, nho, mận… thịt nạc, cá, sữa, trứng…

Có thể bạn quan tâm: Hồng cầu tăng cao là biểu hiện của bệnh gì?

Để điều trị hồng cầu giảm, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Hương

    Hôm vừa rồi tôi có đi khám và cũng được bác sĩ bảo lượng hồng cầu giảm nhưng không có hiểu gì hết. May tìm được chia sẻ này của bác sĩ trên Facebook người bạn. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ.

    08/02/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung