Triệu chứng đau khớp bàn tay, nguyên nhân và cách chữa trị

Triệu chứng đau khớp bàn tay, nguyên nhân và cách chữa trị

Mọi người đều từng bị đau khớp bàn tay ít nhất 1 lần trong đời, có thể là do dùng bàn tay quá nhiều hoặc do chấn thương vùng bàn tay. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau khớp bàn tay, để có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng này, bạn có thể tham khảo trong bài viết này.

1. Đau khớp bàn tay là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau khớp bàn tay

3. Biện pháp chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau khớp bàn tay là gì

Cơn đau khớp bàn tay được miêu tả là cơn đau âm ỉ và dai dẳng hoặc đau chói như dao đâm ở vùng bàn tay, bao gồm đau cổ tay, đau bàn tay và đau các khớp ngón tay. Triệu chứng này không những gây khó chịu cho bạn mà còn ảnh hưởng tới các hoạt động có liên quan tới bàn tay, ảnh hưởng tới năng suất làm việc và học tập của bạn.

Triệu chứng của đau khớp bàn tay thay đổi ở mỗi người. Các triệu chứng thường gặp của đau khớp bàn tay là:

  • Cảm giác ngứa ran hoặc tê buốt các ngón tay hoặc bàn tay
  • Đau, căng cơ hoặc sưng phù vùng bàn tay hoặc ngón cái
  • Sưng phù và cứng ở các khớp cổ tay, khớp bàn tay hoặc khớp ngón tay
  • Cứng, nóng ran và sưng phù ở khớp bàn tay
  • Có xuất hiện một khối phồng mềm hoặc sưng phù ở vùng cổ tay hoặc bàn tay
  • Đau khi cử động các ngón tay

2. Nguyên nhân gây ra đau khớp bàn tay

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp bàn tay. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây đau khớp bàn tay:

- Viêm khớp là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau khớp và viêm khớp bàn tay. Có 2 bệnh viêm khớp thường gặp gây đau khớp bàn tay là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thoái hóa khớp ảnh hưởng tới 3 vùng lớn của bàn tay là gốc ngón tay cái, các khớp bàn ngón và khớp giữa của ngón tay. Trong khi viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới cả bàn tay và cổ tay. Đây là một bệnh tự miễn, do hệ thống miễn dịch của bạn nhầm lẫn các tế bào bình thường của khớp thành các tế bào lạ và tấn công chúng, làm cho vùng khớp bị sưng, cứng và gây ra triệu chứng đau khớp bàn tay.

- U nang là một khối phồng chứa đầy dịch phát triển gần các khớp hoặc gần 1 gân cơ, kích thước thay đổi từ kích cỡ của 1 hạt đậu tới kích cỡ của 1 quả banh golf.

- Bệnh De Quervain là bệnh ảnh hưởng tới gân cơ dạng ngón cái và gân cơ duỗi ngón cái ngắn. Bệnh gây ra triệu chứng sưng các gân cơ liên quan tới ngón cái, làm các gân cơ này dày lên và khi cử động ngón cái, bạn sẽ cảm thấy rất đau.

- Gãy xương có thể gây đau bàn tay dữ dội. Ngoài cảm giác đau, sau khi gãy xương bạn có thể gặp các triệu chứng như cứng, sưng phù bàn tay hoặc không cử động được bàn tay

- Hội chứng ống cổ tay là tình trạng hay gặp gây đau khớp bàn tay, tê và ngứa ran ở vùng bàn tay cũng như các ngón tay 

- Viêm bao gân

- Bệnh Gout (gút)

3. Biện pháp chăm sóc

Biện pháp chăm sóc triệu chứng đau khớp bàn tay

Để làm giảm cơn đau khớp bàn tay, hãy thử những cách dưới đây:

  • Tránh các hoạt động sử dụng bàn tay quá nhiều
  • Chườm lạnh ở vùng bị đau khoảng 20 phút mỗi 2 – 3 giờ
  • Dùng thuốc giảm đau
  • Tập các bài tập riêng cho vùng khớp bàn tay
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế dầu mỡ, thịt đỏ
  • Uống nhiều nước, hạn chế nhịn tiểu

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu sau:

  • Bạn không thấy tình trạng đau khớp bàn tay cải thiện sau khi thực hiện những cách đã nói ở trên
  • Cơn đau trở nên tệ hơn
  • Cơn đau lặp lại nhiều lần

Hãy đi tới cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ khẩn cấp khi bạn có các triệu chứng dưới đây:

  • Cảm thấy cực kì đau đớn sau chấn thương ở vùng bàn tay
  • Cổ tay hay ngón tay của bạn bị biến dạng
  • Bạn nghe tiếng “rắc” khi bị chấn thương
  • Bạn khó cử động vùng bàn tay, cổ tay hay ngón tay sau chấn thương

Các dấu hiệu trên cho thấy có một hoặc nhiều xương có thể bị gãy do chấn thương. Do đó bạn cần được chăm sóc y tế kịp thời để tránh được các biến chứng có hại về sau.

Khi những cơn đau bàn tay kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh. Hãy liên hệ ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246khi bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ. Các bác sĩ của Hello Doctor với nhiều năm kinh nghiệm và đến từ nhiều chuyên khoa chắc chắn sẽ giúp đỡ được cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Quốc Cường

    Cảm ơn bác sỹ, bài viết rát hay và bổ ích

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung