Tôi cảm thấy vai bị đau, nhức mỏi, khó chịu

Tôi cảm thấy vai bị đau, nhức mỏi, khó chịu

Thưa bác sĩ, tôi là Nam, năm nay 29 tuổi. Cách đây mấy tháng tôi bắt đầu đi tập thể thao để tăng cường sức khỏe do đặc thù công việc văn phòng ít hoạt động, cơ thể yếu gầy. Gần tháng nay tôi bị cảm giác đau ở vai, đưa tay lên xuống rất khó chịu. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên được không?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Trả lời:

Gửi Nam!

Để biết rõ được là mình có bị bệnh gì hay không bạn có thể liên lạc trực tiếp với bác sĩ từ xa của Hello Doctor Lại Quốc Thái hoặc đi khám trực tiếp. Chúng tôi xin cung cấp thêm cho bạn thông tin về biểu hiện của đau vai như sau:

Đau vai còn được gọi là đau khớp vai, là đau xương bả vai, đau vai mãn tính. Cơn đau ở vai có thể xuất phát từ khớp vai hoặc cơ bắp, dây chằng, và gân xung quanh. Đau khớp vai thường sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu khi hoạt động và di chuyển cánh tay hoặc vai.

Nhiều bệnh và tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến cấu trúc ngực hoặc bụng, như bệnh tim hoặc bệnh túi mật, cũng có thể gây đau vai. Đau vai xuất phát từ vùng khác trên cơ thể gọi là đau quy chiếu. Tình trạng này thường không tệ hơn khi bạn hoạt động vai.

Các nguyên nhân gây ra đau vai có khá nhiều nhưng có thể kể ra đây bao gồm:

  • Hoại tử vô mạch, hay còn gọi là hoại tử vô khuẩn xương (trong tiếng Anh là Avascular necrosis)
  • Chấn thương tùng thần kinh cánh tay (Tiếng Anh: Brachial plexus injury) – Tùng thần kinh cánh tay là hệ thống các dây thần kinh gửi tín hiệu từ cột sống đến vai, cánh tay và tay. Chấn thương tùng thần kinh cánh tay xảy ra khi những dây thần kinh này bị kéo căng, co lại hoặc thậm chí là tách ra khỏi cột sống.
  • Gãy cánh tay
  • Gãy xương đòn (gãy xương quai xanh)
  • Viêm bao hoạt dịch (Bursitis) – Là tình trạng viêm (sưng, đỏ) của một túi chứa đầy dịch lỏng nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân.
  • Bệnh lý rễ tủy cổ, hay còn gọi là đau dây thần kinh cổ (Cervical radiculopathy)
  • Trật khớp vai
  • Tê cứng vai
  • Thoát vị hoành, hay thoát vị gián đoạn (Hiatal hernia) – xảy ra khi một phần của dạ dày trượt lên và nhô vào khoang ngực.
  • Va chạm
  • Viêm xương khớp
  • Viêm đa cơ do thấp khớp, hay đau đa cơ dạng thấp (Polymyalgia rheumatica)
  • Bệnh thấp khớp
  • Viêm rách gân cơ xoay (Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, và giúp ta làm động tác giở tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay vai . Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị)
  • Tổn thương dây chằng giữa xương đòn và xương bả vai
  • Viêm khớp
  • Bong gân và căng cơ
  • Viêm gân
  • Đứt, rách gân
  • Hội chứng lối thoát ngực ( Thoracic outlet syndrome) – là một nhóm các rối loạn xảy ra khi có sự chèn ép các mạch máu và dây thần kinh ở khu vực giữa xương đòn và xương sườn đầu tiên.
  • Rách sụn

Dựa vào các thông tin trên bạn cần gặp bác sĩ hoặc tới các cơ sở y tế ngay khi bạn gặp các trường hợp như sau:

  • Nếu bạn thấy đau vai đi kèm với khó thở hoặc có cảm giác thắt chặt trong lồng ngực là dấu hiệu của cơn đau tim, bạn cần được cấp cứu ngay.
  • Nhờ ai đó đưa bạn đến phòng cấp cứu hoặc bệnh viên ngay nếu đau vai gây ra do chấn thương và đi kèm với: Biến dạng khớp vai, Không thể xoay vai hoặc nhấc cánh tay, Đau dữ dội, Sưng đột ngột.

Bạn có thể gặp bác sĩ của Hello Doctor nếu như vừa đau vai mà vừa có các dấu hiệu: Sưng, đỏ, mềm và nóng xung quanh khớp vai.

Để giảm các cơn đau vai thì bạn có thể thử vài cách sau (thường thì các cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm cơn đau vai rõ rệt trong vài ngày)

  • Sử dụng thuốc giảm đau như các loại giảm đau không kê toa có thể có tác dụng.
  • Nghỉ ngơi, tránh hoạt động khiến chỗ đau nghiêm trọng hơn.
  • Chườm đá lên chỗ đau từ 15 – 20 phút, vài lần mỗi ngày.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Lê

    Bác sĩ tư vấn rất nhiệt tình, mình rất hài lòng

    26/07/2017
  • Xuân Trung

    Có gọi điện thoại nhờ bác sĩ tư vấn và cảm thấy hài lòng. Thanks.

    20/06/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung