Những biện pháp xử lý và điều trị mụn hiệu quả

Những biện pháp xử lý và điều trị mụn hiệu quả

Mụn là vấn đề khiến cho rất nhiều người lo lắng bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ. Để biết được nguyên nhân gây ra mụn và biện pháp xử lý ra sao, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

1. Mụn là gì

2. Các loại mụn thường gặp

3. Nguyên nhân gây ra mụn

4. Yếu tố nguy cơ gây ra mụn

5. Điều trị mụn

6. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Mụn là gì?

Mụn là do rối loạn hoạt động của các hormone và nhiều chất khác ở tuyến tiết bã của da và các nang tóc, dẫn đến việc lỗ chân lông bị bít lại tạo thành mụn. Hơn nữa, nếu mụn bị vi khuẩn xâm nhập và nhiễm trùng sẽ tạo thành mụn mủ. Mụn thường xảy ra trên mặt, cổ, lưng, ngực, và vai. Mặc dù mụn thường không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nó lại gây cho bạn cảm giác không tự tin và khó chịu. Mụn trứng cá nặng có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn.

2. Các loại mụn thường gặp

Các loại mụn thường gặp là:

  • Mụn đầu đen (thường xuất hiện trên mũi, là những chấm đen li ti);
  • Mụn đầu trắng (mụn ẩn dưới da);
  • Sẩn (bướu màu hồng);
  • Mụn mủ (mụn đỏ có mủ bên trong);
  • U nang (mụn có kích thước lớn và thường viêm đau);
  • Nốt (đây là dạng nặng nhất của mụn).

3. Nguyên nhân gây ra mụn

Có các nguyên nhân chính gây ra mụn là:

  • Dầu thừa trên da
  • Bí tắc lỗ chân lông
  • Tế bào chết
  • Vi khuẩn

Một số điều khiến mụn tồi tệ hơn:

  • Thay đổi mức độ hormone ở các bé gái và phụ nữ trưởng thành 2-7 ngày trước khi có kinh nguyệt;
  • Sự đè ép do đội mũ bảo hiểm xe đạp, đeo ba lô, hoặc dùng dây thắt lưng quá chặt;
  • Ô nhiễm và độ ẩm cao;
  • Nặn mụn;
  • Chà xát trên da.
  • Stress
  • Ăn kiêng
  • Một số loại thuốc

Một số suy nghĩ , thành kiến sai lầm về mụn:

- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều chất béo thực sự rất ít ảnh hưởng đến mụn. Trên thực tế làm việc trong khu vực như nhà bếp hay đứng cạnh chảo rán lâu ngày sẽ gây bí tắc lỗ chân lông. Đây là điều kiện thuận lợi để mụn phát triển.

- Da bẩn: Mụn không phải tạo nên do da bẩn. Chà xát da quá mạnh hoặc rửa mặt bằng hóa chất kich ứng sẽ làm mụn nặng hơn.

- Trang điểm: Trang điểm không làm mụn tồi tệ hơn, nhất là khi bạn sử dụng các sản phẩm không chứa dầu và thường xuyên tẩy trang, thì  lỗ chân lông sẽ không bị bí tắc.

4. Yếu tố nguy cơ gây ra mụn

Thay đổi hóc-môn: Thời kỳ dậy thì các hóc-môn thay đổi và sử dụng một số loại thuốc khiến các bé vị thành niên mọc mụn.

Di truyền: Gen có vai trò lớn trong việc quyết định một người có mụn hay không.

Các chất chứa dầu: Bạn có thể bị mụn khi tiếp xúc với mỹ phẩm nhiều dầu hay môi trường làm việc dầu mỡ.

Áp lực lên da: Đây có thể là do điện thoại, nón bảo hiểm, cổ áo chật và đeo ba lô thường xuyên.

Căng thẳng: Stress không gây mụn, nhưng nếu bạn đã có mụn stress sẽ làm mụn tệ hơn.

5. Điều trị mụn

Điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm nhẹ

Bác sĩ thường dùng những loại thuốc không cần kê toa hoặc thuốc xức cho những người có dấu hiệu mụn trứng cá nhẹ. Thuốc xức được bôi trực tiếp vào tổn thương mụn hoặc toàn bộ vùng da bị ảnh hưởng.

Có một số thuốc không cần kê toa được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nhẹ. Mỗi loại có cách hoạt động khác nhau. Sau đây là những loại phổ biến nhất:

  • Benzoyl peroxide: giúp trị mụn và làm giảm lượng dầu;
  • Resorcinol: giúp “tiêu diệt” mụn đầu đen và mụn đầu trắng;
  • Axit salicylic: giúp “tiêu diệt” mụn đầu đen và mụn đầu trắng, giảm rụng tóc;
  • Sulfur: giúp “tiêu diệt” mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Điều trị mụn

Điều trị cho mụn viêm vừa và nặng

Những người bị mụn viêm vừa và nặng có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi hoặc uống theo toa, dùng một loại hoặc dùng kết hợp.

- Thuốc thoa tại chỗ kê toa.

Một số loại thuốc kê toa thoa tại chỗ được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Ngăn chặn, làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn và giảm viêm.
  • Các dẫn xuất Vitamin A (retinoids): Giải tỏa các mụn trứng cá hiện có, sử dụng thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh đi vào các nang. Một số thuốc giảm sự hình thành của mụn trứng cá. Những loại thuốc này có chứa một dạng thay thế của vitamin A.
  • Các thuốc khác: Có thể phá hủy mụn và giảm lượng dầu hoặc giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn và giảm viêm.

- Uống thuốc theo toa.

Đối với những bệnh nhân bị mụn trứng cá vừa và nặng, các bác sĩ thường kê toa thuốc kháng sinh dạng uống. Kháng sinh giúp kiểm soát mụn trứng cá bằng cách kiềm chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và giảm viêm. Thuốc uống và thuốc bôi theo toa có thể dùng kết hợp. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá là tetracycline, minocycline, và doxycycline. Thuốc uống khác ít được sử dụng là clindamycin, erythromycin, hoặc sulfonamid.

Những người có các nốt sần hoặc u nang cần được điều trị bởi bác sĩ da liễu. Đối với bệnh nhân bị mụn viêm nặng mà các loại thuốc như đã mô tả ở trên không tác dụng, bác sĩ sẽ kê toa isotretinoin, retinoid (vitamin A phái sinh). Isotretinoin là một loại thuốc uống dùng một lần hoặc hai lần một ngày sau khi ăn từ 15 đến 20 tuần.

Thuốc có thể làm giảm rõ rệt kích thước của các tuyến dầu để hạn chế lượng dầu được sản xuất. Kết quả làm giảm vi khuẩn tăng trưởng.

Điều trị mụn do hormone ở phụ nữ

Bác sĩ sẽ kê toa một trong các loại thuốc để điều trị loại mụn này ở phụ nữ:

  • Thuốc tránh thai. Giúp ngăn chặn buồng trứng sản xuất androgen;
  • Thuốc corticosteroid liều thấp, chẳng hạn như prednisone hoặc dexamethasone. Giúp ngăn chặn các androgen được sản xuất bởi tuyến thượng thận;
  • Thuốc Antiandrogen như spironolactone. Giúp giảm sản xuất dầu quá mức.

Hỏi ý kiến bác sĩ da liễu về các phương pháp điều trị khác có thể giúp kiểm soát tình trạng mụn trứng cá của bạn. Một số lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

  • Liệu pháp tiêm là một kỹ thuật sử dụng kim hoặc ánh sáng để đưa hóa chất và chất chống oxy hóa trực tiếp vào lỗ chân lông nhằm giảm lượng chất nhờn tiết ra và kích thích các tế bào da mới phát triển;
  • Mài mòn và siêu mài mòn là phương pháp điều trị loại bỏ các tế bào da chết, giúp thúc đẩy da mới phát triển và ngăn chặn lỗ chân lông khỏi bị tắc;
  • Lột da bằng hóa chất cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các tế bào da chết và ngăn chặn lỗ chân lông bị tắc. Một số hóa chất được sử dụng phổ biến là axit glycolic và axit salicylic.

Điều trị bằng tia laser cũng có thể xóa mụn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tia laser có thể làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da và kiểm soát lượng dầu sản xuất bởi các tuyến dầu. Nhiệt từ ánh sáng laser cũng có thể làm nhỏ lỗ chân lông.

Những phương pháp điều trị mụn trứng cá này không hẳn có tác dụng với mọi người, mà nó tùy thuộc vào loại mụn bạn mắc. Để hiểu rõ hơn tình trạng mụn của bản thân, bạn nên khám ở chỗ các chuyên gia da liễu.

Sinh hoạt phù hợp

Bạn nên xem lại thói quen sống thường ngày, chế độ ăn uống và tập thể dục vì những gì bạn làm mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến làn da của bạn. Làm việc nhiều đến mức bạn mất ngủ, ăn uống qua loa sơ sài có thể khiến bạn bị mụn và thậm chí còn tệ hơn nữa. Các độc tố trong thực phẩm mà bạn chọn để ăn cho xong lúc này có thể thoát ra ngoài mồ hôi và gây tiết nhiều dầu hơn, làm cho mụn dễ hình thành. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, căng thẳng có thể góp phần gây mụn do hormone căng thẳng cortisol sản sinh ra sẽ làm các tuyến dầu trên da hoạt động quá mức.

Hãy đảm bảo bạn có chế độ ăn cân bằng với nhiều trái cây, rau và thịt nạc. Bạn nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường và thực phẩm chiên. Bạn hãy uống nhiều nước và nước ngọt ít gas như soda. Khi bị căng thẳng, bạn nên hoạt động thể chất bằng việc đi bộ vào buổi sáng trước khi đi làm hoặc đi bơi vào buổi tối. Những việc này sẽ làm bạn thấy tốt hơn!

Bạn có thể tự điều trị mụn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên khi mụn quá nhiều hoặc gây ảnh hưởng lớn đến làn da của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vân Trang

    Đúng bài viết tôi đang cần. Tôi cảm ơn bác sĩ.

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung