Làm sao để chữa nói lắp hiệu quả?

Làm sao để chữa nói lắp hiệu quả?

Chào bác sĩ, tôi tên là Vui. Tôi có một bé gái năm nay 5 tuổi, nhưng cháu mắc phải tật nói lắp. Gia đình tôi đã cố sửa cho cháu nhưng không hiệu quả, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên để khắc phục tình trạng nói lắp cho cháu, Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Vui, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nói lắp là một triệu chứng thường gặp ở một số người. Để giúp bạn có phương án điều trị cho cháu, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:

1. Nói lắp là gì

2. Biểu hiện của nói lắp

3. Nguyên nhân gây ra nói lắp

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

 

1. Triệu chứng nói lắp là gì?

Nói lắp - hay còn gọi là rối loạn khả năng nói trôi chảy bắt đầu từ lúc nhỏ - là một rối loạn ngôn ngữ liên quan đến những vấn đề thông thường và đáng chú ý về khả năng nói lưu loát và trôi chảy. Những người nói lắp biết những gì họ muốn nói, nhưng gặp khó khăn trong việc diễn đạt chúng. Ví dụ, họ có thể lặp lại hoặc kéo dài một từ, một âm tiết, hoặc phụ âm hoặc nguyên âm. Hoặc họ có thể ngắt quãng trong khi nói vì họ có vấn đề về từ hoặc âm thanh.

Nói lắp là rất phổ biến ở trẻ nhỏ như là một phần của việc học nói thông thường. Trẻ nhỏ có thể nói lắp ráp khi khả năng nói và ngôn ngữ của chúng chưa phát triển đủ để theo kịp những gì trẻ muốn diễn đạt. Hầu hết khi trẻ lớn lên sẽ bỏ được tật nói lắp.

Tuy nhiên, đôi khi nói lắp là một tình trạng mạn tính tồn tại đến giai đoạn trưởng thành. Kiểu nói lắp như thế có thể có ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tương tác với mọi người xung quanh.

Trẻ em và người lớn nói lắp có thể khắc phục được tình trạng này do các phương pháp điều trị như trị liệu ngôn ngữ, sử dụng các thiết bị điện tử để cải thiện khả năng nói lưu loát hoặc liệu pháp nhận thức hành vi.

2. Biểu hiện của triệu chứng nói lắp

Các dấu hiệu và triệu chứng nói lắp có thể bao gồm:

  • Khó khăn khi bắt đầu một từ, cụm từ hoặc câu
  • Kéo dài một từ hoặc âm trong một từ
  • Sự lặp lại một âm, âm tiết hoặc từ
  • Ngưng một đoạn ngắn với một số âm tiết hoặc từ nhất định, hoặc tạm dừng khi đang nói một từ (từ bị đứt quãng)
  • Thêm các từ như "um" nếu thấy khó khăn khi chuyển qua từ tiếp theo 
  • Gương mặt hoặc phần trên của cơ thể biểu lộ sự căng thẳng, khó khăn, hoặc xúc động khi nói một từ
  • Lo lắng khi nói chuyện
  • Hạn chế khả năng giao tiếp hiệu quả

Những điều cản trở khả năng nói của người nói lắp có thể kèm theo:

  • Chớp mắt liên tục
  • Rung môi hoặc hàm
  • Giật giật mặt
  • Đầu giật
  • Nắm chặt tay

Nói lắp có thể tệ hơn khi người đó hưng phấn, mệt mỏi hoặc căng thẳng, hoặc khi cảm thấy ngượng ngùng, bị thúc giục hoặc áp lực. Các tình huống như nói trước một nhóm người hoặc nói chuyện qua điện thoại có thể đặc biệt khó khăn đối với những người nói lắp.

Tuy nhiên, hầu hết những người nói lắp đều có thể nói mà không lắp khi họ tự nói chuyện với một mình và khi hát hay nói chuyện trong trạng thái điềm tĩnh với người khác.

Triệu chứng nói lắp

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nói lắp

Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu các nguyên nhân cơ bản của sự nói lắp tiến triển. Sự kết hợp của các yếu tố có thể gây ra tật này. Các nguyên nhân có thể gây ra nói lắp tiến triển bao gồm:

  • Bất thường trong kiểm soát vận động nói. Một số bằng chứng chỉ ra rằng những bất thường trong kiểm soát vận động nói, chẳng hạn như thời gian, cảm xúc và sự phối hợp vận động có thể liên quan.
  • Di truyền. Nói lắp có xu hướng phát triển trong gia đình. Dường như sự nói lắp có thể do bất thường di truyền.

Nói lắp với các nguyên nhân khác

Khả năng nói trôi chảy có thể bị phá vỡ bởi các nguyên nhân khác ngoài việc nói lắp tiến triển. Đột quỵ, chấn thương sọ não, hoặc rối loạn não khác có thể gây ra nói chậm, nói ngắt quãng hoặc lặp đi lặp lại các âm tiết (nói lắp do thần kinh).

Khả năng nói trôi chảy cũng có thể bị phá vỡ khi căng thẳng tinh thần. Người bình thường không nói lắp có thể nói không lưu loát khi họ lo lắng hoặc cảm thấy bị áp lực. Những tình huống này cũng có thể khiến người nói lắp càng nói ít trôi chảy hơn nữa.

Những khó khăn khi nói xuất hiện sau một chấn thương tâm lí (nói lắp do tâm lý) không phổ biến và không giống như nói lắp tiến triển.

Yếu tố nguy cơ bị nói lắp

Nam giới có nhiều khả năng nói lắp hơn nữ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nói lắp bao gồm:

  • Chậm phát triển thời thơ ấu: Trẻ em bị chậm phát triển hoặc các vấn đề về nói khác có thể bị nói lắp.
  • Có người trong gia đình nói lắp: Nói lắp có xu hướng phát triển trong gia đình.
  • Căng thẳng: Sự căng thẳng trong gia đình, kỳ vọng của cha mẹ hoặc các loại áp lực khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói lắp.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông thường trẻ em từ 2 đến 5 tuổi sẽ phải trải qua các giai đoạn nói lắp. Đối với hầu hết trẻ em, đây là một phần của việc học nói, và tật nói lắp sẽ tự cải thiện. Tuy nhiên, nói lắp vẫn tồn tại có thể cần phải được điều trị để cải thiện khả năng nói.

Đến bác sĩ để được giới thiệu hoặc liên hệ trực tiếp với các chuyên gia về ngôn ngữ để trao đổi nếu có tật nói lắp:

  • Kéo dài hơn sáu tháng
  • Xảy ra với các vấn đề về khả năng nói hoặc ngôn ngữ khác
  • Trở nên thường xuyên hơn hoặc vẫn tiếp tục mặc dù trẻ đã lớn 
  • Xảy ra kèm với sự co cứng cơ hoặc vật lộn khi diễn đạt một cách rõ rệt
  • Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp có hiệu quả tại trường học, tại nơi làm việc hoặc tương tác xã hội
  • Gây ra những lo lắng hoặc các vấn đề về tình cảm, như sợ hãi hoặc lẩn tránh những tình huống đòi hỏi phải nói
  • Bắt đầu nói lắp khi đã lớn

Bạn Vui thân mến, con bạn hiện nay đã 5 tuổi, nghĩa là sắp qua giai đoạn học nói. Để tránh tình trạng này trầm trọng hơn hoặc kéo dài suốt đời của bé, bạn nên đưa cháu đển gặp bác sĩ để được chữa trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trần Hồng Ngọc

    Con tôi cũng hay nói lắp. Tôi cũng đã thử nhiều cách nhưng đều không thành công. Nhưng sau khi đi khám bác sĩ Phú và được điều trị thì hiện nay con tôi đã không còn bị nói lắp nữa.

    12/02/2018
  • Nguyễn Ngọc Anh

    Nói lắp là việc bình thường đối với trẻ em. Tuy nhiên nếu tình trạng nói lắp này kéo dài thì bạn cũng nên đưa trẻ đi khám để có phương pháp chữa nói lắp hiệu quả nhé.

    06/10/2017
  • Nguyễn Hạnh

    Bệnh nói lắp nếu không được chữa trị sớm thì khi lớn lên có thể trở thành tật. Nên các gia đình cần lưu ý khắc phục tình trạng nói lắp cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

    26/09/2017
Phạm Khánh Ly (12/02/2018)
Chào bác sĩ, con tôi cũng hay nói lắp. Những người quen của tôi cũng bày cho rất nhiều cách nhưng hầu như đều không chữa được tật nói lắp này của con tôi. Bác sĩ có cách hay nào chữa tật nói lắp này cho con tôi không ạ.
Hello Doctor (21/02/2018)
Chào bạn Khánh Ly, để việc chữa trị cho cháu được hiệu quả, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ điều trị.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung