Giật cơ hậu môn

Giật cơ hậu môn

Hậu môn là đoạn cuối của ống tiêu hóa, nơi để đẩy phân ra ngoài. Ống hậu môn có cấu tạo bởi da, đầu mút thần kinh cảm giác, biểu mô dẹt và trụ. Bên dưới có hệ thống đám rối mạch máu trĩ nội và trĩ ngoại. 

1. Nứt hậu môn

2. Áp-xe và rò cạnh hậu môn

3. Bệnh trĩ

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Việc con người có thể đi cầu tự chủ và không bị són là nhờ chức năng của hậu môn cùng hai bó cơ vòng thắt hậu môn bao gồm cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Khi hậu môn có những thay đổi bất thường sẽ gây cảm giác thốn hậu môn, cảm giác châm chích như giật các cơ hậu môn, hay có thể nặng hơn là cảm giác đau hậu môn hoặc kể cả kèm theo đi cầu ra máu.

Hội chứng co giật vùng chậu còn gọi là cơ giật hậu môn hay rối loạn chức năng cơ vùng chậu. Đó là hiện tượng các cơ không thể co giãn một cách thoải mái ở trạng thái hoạt động bình thường. Nếu nhẹ thì triệu chứng đơn thuần sẽ chủ yếu là giật cơ vùng hậu môn, bệnh nhân có thể có cảm giác nhói. Còn nếu nặng hơn thì sự giật cơ đó sẽ gây đau, và thậm chí có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị rối loạn đi cầu. Do đó, triệu chứng giật cơ hậu môn thường là dấu hiệu đầu tiên, hay bỏ sót của nhiều bệnh lý hậu môn lành tính, và kể cả ác tính.

Những bệnh lý thường gây kích thích, rối loạn chức năng cơ vòng hậu môn thường gặp:

1. Nứt hậu môn

Những vết rách ở niêm mạc ống hậu môn có thể xuất hiện khi người bệnh đi cầu táo bón hay có phân cứng to hơn bình thường. Triệu chứng của bệnh là đi cầu có cảm giác đau rát, kèm giật cơ vùng hậu môn  và có thể có máu dính phân. Thường các vết rách cấp tính này có thể tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp vết nứt cấp tính này có thể trở thành mạn tính và biểu hiện thành vết loét do nguyên nhân vẫn chưa được điều trị hoàn toàn. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị đau hậu môn kéo dài và hình thành nỗi sợ khi đi cầu.

Những phụ nữ sau khi sinh, người béo phì hay có kèm theo trĩ ngoại là đối tượng dễ bị mắc bệnh này.

2. Áp-xe và rò cạnh hậu môn

Áp-xe là sự nhiễm trùng tụ mủ cạnh hậu môn. Đây là bệnh cấp tính và chủ yếu do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhầy ở hậu môn gây ra. Đường rò cạnh hậu môn có thể xảy ra khi ổ áp-xe phát triển mạnh, lan tỏa ra vùng mông, làm vỡ ra ngoài da.

Áp-xe có triệu chứng là đau kèm giật cơ vùng hậu môn, sốt cao, thường sờ thấy có 1 khối sưng phồng đỏ nằm cạnh hậu môn. Còn trường hợp bị rò cạnh hậu môn, bệnh nhân sẽ thấy có một mụt nhọt nổi lên gây đau, sau đó vỡ ra chảy dịch máu mủ, có thể tái phát từng đợt. 

3. Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng phình giãn của đám rối tĩnh mạch trĩ nội và ngoại ống hậu môn.

Đây cũng là một căn bệnh phổ biến, có hơn 50% dân số có nguy cơ sẽ mắc bệnh trĩ khi bước qua tuổi 30.

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên nó có thể liên quan đến tư thế đứng thẳng của người bệnh dẫn tới tăng áp lực lên vùng hội âm. Các yếu tố thúc đẩy bệnh trĩ là tuổi tác (sau 30 tuổi thường dễ mắc bệnh), táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính, mang thai, di truyền, khiếm khuyết chức năng đi cầu do sử dụng quá nhiều chất nhuận trường.

Biểu hiện bệnh trĩ

Đi cầu ra máu, có khối mô lòi ra ở hậu môn khi đi cầu, giật cơ vùng hậu môn, có thể kèm ngứa hay đau ở hậu môn

Phân độ trĩ

– Độ 1: Búi trĩ nằm trong hậu môn chỉ gây ra chảy máu khi đi cầu.

– Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự tụt vào trong hâu môn sau đó.

– Độ 3: Bệnh nhân phải dùng tay đẩy vào.

– Độ 4: Nằm hoàn toàn bên ngoài mà không thể đẩy vào được.

Biến chứng nguy hiểm của trĩ có thể gặp như sa nghẹt, tắc mạch, hoại tử…

Tóm lại, rối loạn cơ vòng hậu môn nói riêng và vận động tiêu hóa nói chung là vấn đề sức khỏe quan trọng, cần được phát hiện và điều trị sớm để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246


Đọc thêm

Chữa đau thần kinh tọa ở đâu?
Đau thần kinh tọa có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sự lựa chọn của bệnh nhân sau khi tham khảo ý kiến...
Đau thần kinh tọa nên ăn gì?
Đau thần kinh tọa xảy ra khi thần kinh tọa – thần kinh dài nhất và to nhất trong cơ thể người, bị chèn ép hay bị chấn thương. Nếu bạn mắc phải tình trạng...
Giật cơ lưỡi
Giật cơ lưỡi là một trong những biểu hiện của chứng bệnh rung cơ lành tính (BFS). Chứng bệnh này do một vài rối loạn thần kinh gây ra sự co giật các...
Thần kinh ngồi
Thần kinh ngồi gồm các sợi nguyên ủy của hai dây: thần kinh chày và thần kinh mác chung hợp nhất trong một bao chung, đi từ thành bên chậu...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Nhờ bài viết mà tôi được biêt thêm triệu chứng của mình. Cảm ơn bác sĩ.

    03/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung