Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u và có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận.
2. Triệu chứng của bệnh ung thư hậu môn
3. Tác hại của bệnh ung thư hậu môn
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hậu môn
5. Điều trị bệnh ung thư hậu môn
6. Phòng chống bệnh ung thư hậu môn
1. Ung thư hậu môn là gì?
Ung thư hậu môn có tên thiếng Anh là Anal Cancer, là một loại ung thư không phổ biến xảy ra trong hậu môn. Hậu môn là một ống ngắn ở cuối trực tràng qua đó phân rời cơ thể của bạn.
Ung thư hậu môn có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như chảy máu trực tràng và đau hậu môn.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư hậu môn
Xuất hiện hiện tượng chảy máu: Nếu bạn thấy mình có hiện tượng chảy máu trực tràng hoặc là hậu môn thì rất có thể bạn đang bị ung thư hậu môn và bệnh tình ngày càng nặng, nghiêm trọng hơn. Bạn cần hết sức lưu ý điều này.
Ngứa ngáy khó chịu: Ung thư hậu môn gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy hậu môn luôn trong tình trạng khó chịu và ngứa ngày.
Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Một triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân bị ung thư hậu môn chính là số lần đi vệ sinh ngày càng tăng lên nhiều, hình dạng phân thay đổi và có cảm giác buồn nhưng không thể nào đi ra được.
Tuyến hạch phình to: Tuyến hạch xung quanh của hậu môn hoặc quanh bẹn bỗng dưng nổi rất to. Nếu có dấu hiệu này thì bạn cần nhanh chóng nên đi kiểm tra và tiến hành chụp CT để xem có phải là di căn của ung thư hay không.
Đau đớn: Hậu môn luôn trong tình trạng đau đớn, khi mà khối u xâm lấn vào bên trong hậu môn hoặc là cơ vòng thì cảm giác đau đớn sẽ tăng lên rất nhiều.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu gặp phải các triệu chứng như trên: ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn, tình trạng đau, chảy máu ở hậu môn thì bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để khám bệnh, đánh giá tình trạng sức khỏe hiện thời của bản thân.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân:
- Ung thư hậu môn khiến cho người bệnh có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược dẫn đến sức khỏe giảm sút, dễ mắc các căn bệnh khác.
- Ung thư hậu môn khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh.
- Ung thư hậu môn nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bị di căn và tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hậu môn
Nguyên nhân gây ra ung thư hậu môn chưa được tìm ra cụ thể. Nếu bạn bị ung thư hậu môn, bạn có thể mắc phải các vấn đề về gen, dẫn đến việc gây đột biến các tế bào ở hậu môn. Các đột biến gen đó khiến tế bào khỏe mạnh biến thành tế bào ung thư.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn
Tuổi tác: Càng về già thì nguy cơ mắc ung thư hậu môn ngày càng cao. Theo thống kê thì hầu hết các trường hợp ung thư hậu môn xảy ra ở những người 50 tuổi trở lên.
Quan hệ tình dục với nhiều người: Đàn ông và phụ nữ có nhiều bạn tình trong cuộc đời của mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn, đặc biệt là những người hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Chính vì vậy mà bạn cần hình thành thói quen quan hệ tình dục lành mạnh để tránh mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Dùng thuốc hay bị bệnh ức chế hệ thống miễn dịch: Những người dùng thuốc nhằm ức chế hệ thống miễn dịch (các thuốc ức chế miễn dịch), bao gồm cả những người đã được cấy ghép nội tạng, có thể có nguy cơ gia tăng ung thư hậu môn. Bị HIV - virus gây ra bệnh AIDS - cũng có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư hậu môn
Chẩn đoán
Kiểm tra trực tràng hậu môn: Kiểm tra trực tràng hậu môn có thể chia thành hai loại là kiểm tra bên ngoài hậu môn và kiểm tra bên trong hậu môn, xuất hiện tình trạng chảy máu và u cục cần thực hiện loại kiểm tra này.
Nội soi: Nội soi có thể dùng để tìm các tổn thương bên trong hậu môn và trực tràng. Nội soi bao gồm: nội soi hậu môn và nội soi đại tràng sigma. Xuất hiện tình trạng thay đổi thói quen đi vệ sinh có thể tiến hành loại kiểm tra này để xác định tình trạng bệnh.
Sinh thiết: Sinh thiết thường dùng khi kiểm tra nội soi, nếu tồn tại khối ung thư, trong kết quả kiểm tra sẽ nói rõ loại tế bào và phạm vi xâm lấn. Nếu như khối u nhỏ, phát triển trên bề mặt hậu môn, trong quá trình sinh thiết bác sỹ có thể thử cắt bỏ toàn bộ khối u.
Chụp X- quang ngực: Đây là bước đầu tiên trong kiểm tra ung thư hậu môn di căn ngoài. Nếu ngực bình thường, khả năng bị ung thư hậu môn di căn là rất ít, không cần tiến hành bước chụp chiếu hình ảnh. Nếu như ngực bất thường, cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết hơn.
Chụp CT: Chụp CT có thể kiểm tra kích thước, vị trí và tình trạng của khối u đồng thời phát hiện hạch nổi to, cũng có thể phát hiện sự di căn của khối u. Khi xuất hiện khối u và hạch nổi to, có thể tiến hành loại kiểm tra này.
Điều trị bệnh
Phẫu thuật điều trị: Phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị ung thư hậu môn. Căn cứ vào tình trạng phát triển của khối u, phạm vi xâm lấn, mức độ di căn và sức khỏe của bệnh nhân để áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Trên nguyên tắc nếu đã di căn hạch ở bẹn, khi tiến hành phẫu hậu môn cần phải cắt bỏ khối hạch di căn lớn nhất. Phương pháp phẫu thuật gồm có: phẫu thuật cắt bỏ cục bộ và phẫu thuật cắt bỏ phần liên hợp bụng đáy chậu.
Xạ trị: Phương pháp xạ trị là sử dụng tia phóng xạ có năng lượng cao (như tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u. Hậu môn ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào đáy rất nhạy cảm với tia phóng xạ, thường kết hợp với hóa trị. Ngoài ra, xạ trị cũng cũng có thể kết hợp với phẫu thuật điều trị. Trước khi phẫu thuật sử dụng phương pháp xạ trị có thể nâng cao tỉ lệ phẫu thuật cắt bỏ. Sau khi phẫu thuật sử dụng phương pháp xạ trị có thể làm giảm tỉ lệ tái phát của ung thư hậu môn.
Hóa trị: Hóa trị là phương pháp thông qua tiêm hoặc uống thuốc, để thuốc có thể thông qua đường máu đi đến toàn cơ thể, ức chế khối u, tiêu diệt tế bào ung thư. Kết hợp hóa trị và xạ trị trong việc điều trị ung thư hậu môn được chứng minh là có hiệu quả hơn việc chỉ sử dụng hóa trị hoặc xạ trị để điều trị. Chính vì thế hóa trị và xạ trị thường được tiến hành cùng lúc.
Khám và chữa trị ung thư Hậu môn tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
6. Phòng chống bệnh ung thư hậu môn
Để phòng ngừa ung thư hậu môn thì chúng ta cần chú ý một số điều sau:
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp chúng ta nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt chống lại các tác nhân gây ung thư hậu môn.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí: Chúng ta nên ăn nhiều rau quả hàng ngày để bổ sung chất xơ và vitamin, ăn các thức ăn có nhiều chất sợi như cơm gạo lức, bánh mì đen, các loại đậu, mì ống. Đặc biệt lưu ý cần hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thịt đã chế biến, sữa có chất béo. Không hút thuốc, uống rượu bia.
- Hạn chế quan hệ tình dục qua ngã hậu môn hoặc quan hệ với người đồng tính qua ngã của hậu môn.
- Bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe nếu như đã có tiền sử của viêm loét hậu môn và mạc lươn kéo dài đã lâu.
- Đặc biệt, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát 6 tháng một lần để phát hiện mầm mống bệnh sớm. Nhờ đó kịp thời có những biện pháp điều trị cho phù hợp khi bệnh còn nhẹ và dễ chữa trị.
Khi phát hiện thấy mình có các dấu hiệu của bệnh ung thư hậu môn, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để sớm được chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi