Đi lang thang - cảnh báo dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ

Đi lang thang - cảnh báo dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ

Chúng ta thường thấy ở một số người có biểu hiện đi lang thang không chủ đích. Vậy nguyên nhân nào khiến cho họ thường đi lang thang và gia đình nên làm gì để khắc phục? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Đi lang thang là gì

2. Ai có nguy cơ đi lang thang

3. Nguyên nhân khiến một người đi lang thang

4. Những biện pháp khắc phục tình trạng đi lang thang

5. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Đi lang thang là gì

Sáu trong số mười người mắc chứng sa sút trí tuệ sẽ đi lang thang. Người mắc bệnh Alzheimer có thể không nhớ tên hoặc địa chỉ của mình, và có thể trở nên mất phương hướng, thậm chí ở những nơi quen thuộc. Đi lang thang ở những người bị sa sút trí tuệ rất nguy hiểm, do đó phải có những chiến lược và dịch vụ để giúp đỡ ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

2. Ai có nguy cơ đi lang thang

Bất cứ ai có vấn đề về trí nhớ và có thể đi bộ được đều có nguy cơ đi lang thang. Ngay cả ở giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ, người bệnh có thể trở nên mất phương hướng hoặc lẫn lộn trong một khoảng thời gian. Điều quan trọng là phải lập kế hoạch cho loại tình huống này. Hãy theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Trở về từ những chỗ thường xuyên đi bộ hoặc lái xe về trễ hơn bình thường
  • Quên đường đi đến những nơi quen thuộc.
  • Nói về những công việc, nghĩa vụ đã hoàn thành trước đây, chẳng hạn như đi làm
  • Cố gắng hoặc muốn "về nhà", ngay cả khi đang ở nhà
  • Bước qua bước lại một cách bồn chồn, không yên
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm các địa điểm quen thuộc như phòng tắm, phòng ngủ hoặc phòng ăn
  • Hỏi về nơi ở của bạn bè và gia đình trong quá khứ
  • Hành động như thể đang thực hiện một sở thích hay việc vặt, nhưng chẳng có việc gì được hoàn thành (ví dụ: di chuyển chậu và đất khắp nơi mà không thực sự trồng bất cứ thứ gì)
  • Hoảng sợ hoặc lo lắng ở những khu vực đông đúc, chẳng hạn như trung tâm mua sắm hoặc nhà hàng.

3. Nguyên nhân khiến một người đi lang thang

Nguyên nhân đi lang thang ở người sa sút trí tuệ?

Nhiều người mắc chứng sa sút trí tuệ có xu hướng đi lang thang có thể gây căng thẳng cho người chăm sóc và người thân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ra lý do tại sao chúng có thể xảy ra.

Chỉ 1 phút trước họ còn đang đứng bên cạnh bạn trong một cửa hàng, sau đó họ đã hoàn toàn biến mất trên đường về - và bạn chạy khắp nơi để tìm kiếm họ. Đi lang thang có thể gây ra sự căng thẳng tột độ nếu bạn đang chăm sóc cho một người thân yêu, nhưng đó thực sự lại là một vấn đề khá phổ biến đối với những người bị chứng sa sút trí tuệ.

Trong nhiều trường hợp, mặc dù có vẻ như họ chỉ đơn giản là "lang thang" xung quanh không mục đích, nhưng thật ra họ thường cố gắng tìm kiếm một nơi nào đó vì một lý do cụ thể - đi bộ có mục đích - chỉ là dường như không có sự liên quan giữa nơi họ đi với thời điểm hiện tại.

Đây có thể xem là một triệu chứng thách thức của bệnh sa sút trí tuệ, nếu bạn có thể nhận ra và hiểu được lý do đằng sau tại sao một người có thể đi lang thang và biến mất, bạn có thể ngăn chúng xảy ra.

Tại sao họ lại đi lang thang?

- Tiếp tục với thói quen hoặc công việc hàng ngày: Người ta thường nói rằng những thói quen lâu ngày thường rất bền bỉ, vì thế nếu người bị sa sút trí tuệ có công việc hàng ngày hoặc thói quen đặc trưng mà họ thường làm, họ có thể muốn tiếp tục làm chúng, ngay cả khi chúng không còn thích hợp. Vì vậy, họ có thể bắt đầu đi mua sắm hoặc đi đến văn phòng cũ của họ, bởi vì trong suy nghĩ của họ, đó là những gì họ đã luôn làm vào thời điểm nhất định và họ nghĩ rằng họ nên ở đó.

Chán nản: Một người thiếu sự kích thích có thể chỉ đơn giản quyết định rằng họ sẽ tìm kiếm một cái gì đó để làm, có nghĩa là có thể đi lang thang, hoặc đơn giản chỉ muốn đi tản bộ để làm gì đó có mục đích.

- Bồn chồn đứng ngồi không yên hoặc cần đốt cháy năng lượng: Nếu người bị sa sút trí tuệ thường đã từng có cuộc sống rất bận rộn hoặc năng động, và đột nhiên họ bị mắc kẹt ở nhà, hoặc bị giới hạn đời sống xã hội, họ có thể bị thôi thúc để cố gắng thoát ra.

- Lẫn lộn: Đã bao giờ bạn thấy mình bước vào phòng và không nhớ là tại sao bạn lại ở trong căn phòng đó? Điều này có thể xảy ra rất nhiều khi bạn bị chứng sa sút trí tuệ, vì vậy người mà bạn đang chăm sóc có thể cố gắng “truy cứu lại” các bước họ đã thực hiện cho đến khi họ nhớ những gì họ đã làm.

Tương tự, nếu họ không nhớ một khu vực, họ có thể đi lang thang cho đến khi họ có thể bắt đầu nhận ra một cái gì đó quen thuộc như lằn ranh giới. Hoặc, họ có thể bị mắc kẹt trong trí nhớ từ quá khứ, và sẵn sàng quay trở lại một điểm quen thuộc - chẳng hạn như một ngôi nhà trước đây họ sống - như họ công nhận.

- Tìm kiếm cái gì đó hoặc ai đó: Đi lang thang có thể xảy ra vì họ bất ngờ quyết định cần phải tìm lại một người bạn cũ mà họ đã lâu không gặp trong một thời gian dài hoặc họ tự hỏi nơi đỗ xe của họ (mặc dù không lái xe trong ba năm nay).

- Cố gắng tránh xa điều gì đó: Nếu tình huống hoặc địa điểm hiện tại gây ra đau đớn, căng thẳng hoặc khó chịu dưới bất kỳ hình thức nào, họ có thể đơn giản bước đi để lẩn tránh khỏi mọi thứ. Giống như là, nếu môi trường xung quanh rất ồn ào, họ có thể bước đi chỗ khác để tìm nơi yên tĩnh và yên bình hơn - và ai có thể đổ lỗi cho họ chứ?

- Đi lang thang vào ban đêm: Hãy lưu ý rằng lang thang có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả giữa đêm. Nếu ai đó mắc bệnh sa sút trí tuệ, họ sẽ dễ dàng bị lẫn lộn các thời điểm trong ngày, bạn có thể thấy họ bắt đầu đi lang thang lúc 2 giờ sáng vì họ quyết định đi đâu đó và không hiểu rằng lúc này họ phải đi ngủ.

Biện pháp khắc phục triệu chứng đi lang thang

4. Những biện pháp khắc phục tình trạng đi lang thang

Đi lang thang có thể xảy ra, mặc dù bạn có siêng năng quan tâm chăm sóc. Sử dụng các chiến lược sau để giúp giảm cơ hội đi lang thang:

- Thực hiện các hoạt động hàng ngày: Thực hiện những công việc thường ngày có thể giúp đỡ. Hãy tìm hiểu về cách lập kế hoạch hàng ngày cho họ.

- Xác định thời điểm đi lang thang có thể xảy ra nhất trong ngày/ Lên kế hoạch hoạt động tại thời điểm đó. Các hoạt động và tập thể dục có thể làm giảm lo lắng, kích động và sự bồn chồn.

- Hãy trấn an người đó nếu họ cảm thấy bị lạc, bị bỏ rơi hoặc mất phương hướng. Nếu người bị sa sút trí tuệ muốn đi "về nhà" hoặc "đi làm", hãy trò chuyện với họ, tập trung vào việc thăm dò và công nhận. Không được khiển trách họ. Ví dụ, "Chúng ta sẽ ở đây tối nay, chúng ta an toàn và tôi sẽ ở cùng bạn. Chúng ta có thể về nhà vào buổi sáng sau khi đã ngủ một giấc ngon lành."

- Đảm bảo đáp ứng được tất cả các nhu cầu cơ bản. Người đó có đang đi tắm không? Người đó có khát hoặc đói không?

- Tránh các địa điểm đông đúc dễ gây lẫn lộn và có thể làm mất phương hướng. Có thể là một trung tâm mua sắm, cửa hàng tạp hóa hoặc các địa điểm đông đúc khác.

- Đặt ổ khóa ngoài tầm nhìn. Lắp đặt hệ thống cửa ra vào cao hoặc thấp, và xem xét đặt chốt cửa ở bên trên hoặc bên dưới.

- Đặt các thiết bị báo hiệu khi cửa chính hoặc cửa sổ mở. Có thể đơn giản như đặt một chiếc chuông trên một cánh cửa hoặc phức tạp hơn là một thiết bị báo hiệu điện tử tại nhà.

- Cung cấp giám sát: Đừng để người bị chứng sa sút trí tuệ không được giám sát trong một môi trường mới hoặc khi môi trường xung quanh thay đổi. Không bao giờ khóa họ ở nhà hoặc để họ trong xe hơi một mình.

- Giữ chìa khóa xe khỏi tầm nhìn của họ. Nếu người đó không lái xe nữa, hãy cất chìa khóa xe đi - người bị sa sút trí tuệ có thể không chỉ đi bộ bằng chân. Người đó có thể quên rằng họ không còn có thể lái xe. Nếu người đó vẫn có thể lái xe, hãy cân nhắc sử dụng thiết bị GPS để giúp đỡ nếu bị lạc.

Lập kế hoạch

Sự căng thẳng mà gia đình và người chăm sóc trải qua khi một người mắc chứng sa sút trí tuệ đi lang thang và bị lạc là rất đáng kể. Có kế hoạch trước, do đó bạn sẽ biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp.

- Lập một danh sách những người có thể gọi để nhờ giúp đỡ. Có số điện thoại để dễ dàng liên lạc.

- Hãy hỏi những người hàng xóm, bạn bè và gia đình gọi cho bạn nếu họ nhìn thấy người đó một mình.

- Giữ ảnh gần đây và rõ khuôn mặt và cập nhật thông tin y tế trên tay để cung cấp cho cảnh sát.

- Biết rõ khu vực đang sống. Xác định những khu vực nguy hiểm gần nhà, chẳng hạn như ao hồ sông suối, cầu thang, rừng, đường hầm, trạm dừng xe buýt và đường có lưu thông lớn.

- Họ thuận tay phải hay trái? Thường đi lang thang sẽ đi theo hướng thuận của bàn tay.

- Lập một danh sách những nơi mà người đó có thể đi. Có thể bao gồm công việc trong quá khứ, nhà cũ, nơi thờ cúng hoặc nhà hàng.

- Đưa cho họ trang sức có thông tin cá nhân.

- Nếu người đó đi lang thang, tìm kiếm khu vực gần nhất không quá 15 phút.

- Báo cáo với cảnh sát rằng một người mắc bệnh Alzheimer - "người trưởng thành dễ bị tổn thương" – bị mất tích. Báo cáo mất tích và cảnh sát sẽ bắt đầu tìm kiếm họ. 

Khi gia đình bạn có bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ, tốt nhất là nên đưa họ đi khám và điều trị. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phạm Thành Trung

    Cảm ơn bác sĩ, bài viết rất hay và hữu ích, mong bác sĩ sẽ có thêm nhiều bài viết hay như thế này.

    06/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung