Đau mắt cá chân là biểu hiện của bệnh gì?

Đau mắt cá chân là biểu hiện của bệnh gì?

Chào bác sĩ! Tôi là Hoàng, năm nay 32 tuổi, thời gian gần đây thì mắt cá chân của tôi bị sưng lên, ấn vào chỉ đau nhẹ nhưng khi đứng lâu, đi bộ nhiều là đau nhức, vùng da mắt cá nhân không bị đỏ. Xin hỏi bác sĩ đau khớp mắt cá chân là bệnh gì? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào anh Hoàng, cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư. Với câu hỏi “đau mắt cá chân là bệnh gì” của anh, các bác sĩ xin được trả lời như sau:

1. Đau mắt cá chân là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau mắt cá chân

3. Cách tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Đau mắt cá chân là bệnh gì?

Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ với các gân chạy từ chân đến bàn chân. Chính vì cấu trúc khá phức tạp nên chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương. Đau mắt cá là một trong những biểu hiện thường hay gặp phải của bệnh viêm khớp. Người bị đau mắt cá thường hay đau đớn, vùng mắt cá sưng to kèm theo đỏ, khó khăn trong trong việc đi lại.

Phần đông người bệnh thường lơ là trước các chấn thương nhỏ ở mắt cá, đến khi mắt cá bị sưng, viêm, gây ra các cơn đau cản trở đi lại và sinh hoạt, người bệnh mới tìm đến các phương pháp chữa trị. Việc chậm trễ trong phát hiện cũng như điều trị sai cách có thể khiến các cơn đau mắt cá trở nên trầm trọng, dẫn đến suy giảm chức năng vận động.

Đau mắt cá chân thường đi kèm triệu chứng sưng mắt cá chân, bạn có thể tham khảo thêm triệu chứng sưng mắt cá chân tại Sưng mắt cá chân.

2. Nguyên nhân gây triệu chứng đau mắt cá chân

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đau mắt cá chân, chẳng hạn như: đã từng chấn thương khớp; do mắc bệnh tiềm ẩn nào đó. Cụ thể là:

- Bong gân mắt cá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau mắt cá, chiếm 85% trong số các chấn thương mắt cá. Bong gân xảy ra khi dây chằng (phần mô nối với xương) bị rách hoặc căng quá mức. Hầu hết các chứng bong gân mắt cá là bong gân mặt bên, xảy ra khi bàn chân bị vặn về 1 bên, phần mắt cá ngoài xoay về phía tiếp đất, khiến dây chằng bị kéo căng và rách. Đa số các trường hợp bong gân mắt cá chân rất dễ chữa và thường hồi phục rất nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi lành, mắt cá sẽ trở nên yếu hơn và các cơn đau mắt cá rất dễ tái phát trở lại.

- Bệnh Gout khởi phát khi có sự tăng lên vượt mức bình thường acid uric (sản sinh do quá trình phân hủy purine), kết thành tinh thể hình kim sắc nhọn tích tụ trong các khớp cơ, gây ra các cơn đau dữ dội. (Để biết thêm thông tin về bệnh Gout, bạn có thể xem tại đây) 

- Viêm khớp cổ chân xảy ra khi sụn khớp bị thoái hóa làm các khớp xương cọ sát vào nhau, khiến vùng khớp cổ chân bị đau nhức. Ngoài ra, các chấn thương do tai nạn nếu không chữa trị triệt để có thể dẫn đến tổn thương khớp tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra tình trạng viêm.

Triệu chứng đau mắt cá chân

3. Những phương pháp tự chăm sóc khi bị đau mắt cá chân

- Nghỉ ngơi, hạn chế cử động cổ chân để tránh gây ra thêm các tổn thương cho cơ, dây chằng hoặc các mô khác.

- Chườm lạnh vùng cổ chân bằng túi nylon đựng đá. Trước khi đặt túi đá này lên vùng bị bong gân, bạn nên phủ một lớp khăn mỏng nhằm tránh tình trạng bỏng lạnh khi da tiếp xục trực tiếp với đá. Bạn chỉ nên chườm đá trong khoảng thời gian 15-20 phút, chườm đá trong thời gian dài có thể khiến da bị tổn thương. Tránh chườm nóng hay sử dụng bất kì loại dầu, rượu, thuốc nào… để xoa bóp. Thao tác này có thể khiến vùng dây chằng bị tổn thương chảy máu nặng hơn.

- Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối theo kiểu lợp ngói, lớp sau chồng lên 2/3 lớp băng trước để giảm sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.

- Nằm kê chân cao để máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên kê cao từ 10-20 cm,  không nên kê cao quá sẽ khiến chân bạn bị tê do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân. Bạn cũng có thể nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10 cm.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đau mắt cá là báo hiệu của sự sai lệch cấu trúc bên trong. Vì vậy, sử dụng thuốc giảm đau chỉ có thể tạm thời làm mờ triệu chứng, không mang lại hiệu quả chữa trị tận gốc. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh thực hiện theo các chỉ dẫn chữa đau dân gian.

Khi xuất hiện các triệu chứng như bị đau nặng hoặc sưng, có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như bị tấy đỏ, nóng và đau trong các khu vực bị ảnh hưởng hoặc sốt cao hơn 37,8 độ C, tình trạng đau dai dẳng kéo dài thì hãy nhanh chóng đi bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ hữu ích cho anh Hoàng, anh có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và giúp đỡ.

Cảm ơn anh đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Kiều Thủy tiên

    Những bài viết thực sự chất lượng và dễ hiểu

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Huyền

    Xem xong bài viết này tôi mới biết được đau mắt cá chân mà lại là dấu hiệu của nhiều căn bệnh như vậy. Cảm ơn bác sĩ.

    06/10/2017
  • Nguyễn Xuân Quang

    Tôi đang gặp phải tình trạng giống y như anh Hoàng. Tôi sẽ thử áp dụng các phương pháp mà bác sĩ đưa ra.

    29/09/2017
  • Lương Thanh thư

    Trước đây tôi bị bong gân mắt cá chân nên cũng gặp triệu chứng này. Đau ghê gớm luôn. Sau điều trị khỏi thì cũng hết bị đau luôn

    06/09/2017
  • Nguyễn Hoa

    Bài viết rất hữu ích bác sĩ ạ, tôi cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ về triệu chứng này. Tôi thấy mình cũng đang có triệu chứng này và mong muốn được chữa bệnh với bác sĩ Minh

    26/07/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung