10 điều cần lưu ý cho người hay bị ợ hơi, chướng bụng, xì hơi
10 thông tin sau đây sẽ giúp ích được cho những người đang có tình trạng ợ hơi nhiều, chướng hơi đầy bụng và xì hơi liên tục.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Vì sao bị ợ hơi?
Ợ hơi là do nuốt không khí từ việc:
- Ăn hoặc uống quá nhanh
- Ghép hàm giả không khớp; không nhai thức ăn một cách hoàn toàn được
- Uống đồ uống có ga
- Nhai kẹo cao su hoặc mút kẹo
- Nuốt quá nhiều do căng thẳng thần kinh hoặc chảy nước sau mũi
- Cần phải ợ hơi để giảm bớt khó chịu ở bụng
2. Làm gì để tránh tình trạng ợ hơi liên tục
Để tránh tình trạng ợ hơi quá mức, cần tránh:
- Đồ uống có ga
- Kẹo cao su
- Kẹo cứng
- Thuốc Simethicone cũng có thể hữu ích trong việc giảm các triệu chứng
3. Bị chướng bụng cần kiêng ăn gì?
Chướng bụng và khó chịu có thể là do sự nhạy cảm của ruột hoặc các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Để giảm bớt triệu chứng, cần tránh:
- Bông cải xanh
- Đậu hầm
- Bắp cải
- Đồ uống có ga
- Bông cải trắng
- Kẹo cao su
- Kẹo cứng
Một số những thực phẩm mà người hay bị ợ hơi nên tránh
4. Các dấu hiệu gợi ý bụng phình to do cơ bụng yếu
- Ít to hơn vào buổi sáng
- Càng to ra khi bắt đầu một ngày trở đi
- Giảm to khi nằm xuống
5. Biện pháp ngăn ngừa vấn đề phình to bụng
- Tập căng cơ bụng bằng cách kéo bụng lên vài lần trong ngày
- Tập gập bụng nếu có thể
- Mặc quần áo hỗ trợ vùng bụng khi tập thể dục
6. Xì hơi như thế nào là bình thường?
Xì hơi là khí được tạo ra thông qua hoạt động của vi khuẩn trong ruột và được tống ra qua trực tràng. Lưu ý rằng:
- Xì hơi 10-18 lần mỗi ngày là bình thường
- Hơi cơ bản là vô hại và không mùi
- Nặng mùi là do các chất khí có liên quan đến thức ăn ăn vào
7. Các loại thực phẩm có khả năng hình thành khí
- Sữa, các sản phẩm từ sữa và thuốc có chứa lactose (nếu cơ thể bạn không sản xuất ra enzyme (lactase) để phá vỡ đường sữa (lactose).
- Một số loại rau củ - đậu hầm, bông cải trắng, bông cải xanh, bắp cải.
- Một số tinh bột - lúa mì, yến mạch, ngô, khoai tây. Gạo sẽ là một lựa chọn lý tưởng để thay thế cho nhóm thức ăn này torng trường hợp bạn muốn đảm bảo đủ tinh bột trong ngày nhưng ngại xì hơi quá nặng mùi.
8. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu cảm thấy việc xì hơi đáng quan ngại, hãy đến gặp bác sĩ để xác định xem bạn có mắc chứng không dung nạp với lactose hay không.
9. Chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Xác định các loại thực phẩm gây khó chịu. Giảm hoặc loại bỏ các thực phẩm tạo khí này khỏi chế độ ăn uống của bạn.
10. Nên sử dụng loại thuốc nào để điều trị ợ hơi, chướng bụng, xì hơi?
Than hoạt tính Charcoal có thể mang lại một số lợi ích trong việc điều trị ợ hơi, chướng bụng, xì hơi. Than hoạt tính cũng được sử dụng để giảm tình trạng ngứa liên quan đến liệu pháp chạy thận và để điều trị ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều.
Lư ý là cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng ợ hơi, chướng bụng, xì hơi, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Ợ hơi, chướng bụng và xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Để điều trị ợ hơi, chướng bung, xì hơi, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi