Bệnh trầm cảm có tái phát không, cách điều trị như thế nào?
Chào bác sĩ, tôi tên là Liên. Tôi có một người em gái trước đây bị bệnh trầm cảm sau sinh và đã điều trị khỏi bệnh. Nhưng thời gian gần đây tôi thấy em tôi có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm lại. Xin hỏi bác sĩ là bệnh trầm cảm liệu có thể tái phát không và nếu trầm cảm tái phát thì phải điều trị như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi vấn đề này. Cảm ơn bác sĩ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trả lời:
Chào bạn Liên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin trả lời luon với bạn rằng bệnh trầm cảm hoàn toàn có khả năng tái phát. Trầm cảm có thể tái phát do nhiều người bệnh tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy các triệu chứng đã giảm. Tuy nhiên, theo như bạn nói thì em bạn đã điều trị khỏi, vậy thì có thể một số yếu tố đã kích thích khiến cho em bạn có thể bị trầm cảm lại.
Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ bệnh trầm cảm là gì, hãy bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nó. Chúng tôi đã trình bày khá đầy để về bệnh trầm cảm trong bài "Trầm cảm là bệnh gì" và bạn có thể tham khảo.
1. Yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh trầm cảm tái phát
Trải qua những sự kiện đau khổ gây ra cú sốc tâm lý
Những sự kiện khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái tâm lý đau buồn rất dễ kích thích bệnh trầm cảm trở lại. Những sự kiện này có thể là:
- Gia đình không hạnh phúc: Gia đình không hạnh phúc khiến cho người bệnh không giải tỏa được tâm lý. Phụ nữ châu Á thường không thích đưa những chuyện xấu trong gia đình để tâm sự với người khác, điều đó khiến cho những buồn bực ngày càng chất chứa và vô tình lại gây áp lực lên họ.
- Chịu áp lực và sức ép lớn: Những áp lực trong công việc và cuộc sống là điều mà ai cũng phải đối mặt. Tuy nhiên với những người bị trầm cảm thì điều này lại khiến cho họ dễ rơi vào trạng thái chán nản, u uất.
- Mất người thân hoặc gia đình ly tán: Việc mất đi người thân hoặc phải rời xa một người thân cũng có thể là yếu tố kích hoạt cho trầm cảm quay trở lại. Bởi vì khả năng điều chỉnh tâm trạng của những người bị trầm cảm thường kém hơn những người khác.
Lạm dụng các chất kích thích hoặc có các hành vi gây nghiện
Nhiều người bị bệnh trầm cảm có xu hướng tìm đến các chất kích thích, các chất gây nghiện như là một sự giải thoát tạm thời cho mình. Tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng rất tiêu cực đến bệnh tình của họ.
Ngoài việc sử dụng các chất kích thích, các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng những việc đột ngột ngừng những hành vi gây nghiện cũng khiến cho bệnh trầm cảm tái phát. Chẳng hạn như nhiều người nghiện xem phim, và họ bỏ qua việc giao tiếp với những người xung quanh, chìm đắm trong thế giới của riêng họ. Đến khi không được xem phim thì họ cảm thấy vô cùng hụt hẫng.
>>>Xem thêm về các yếu tố có thể gây ra bệnh trầm cảm tái phát trong bài "Nguy cơ trầm cảm tái phát".
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Điều trị bệnh trầm cảm tái phát như thế nào?
Điều cần thiết khi điều trị bệnh trầm cảm tái phát đó là một chuyên gia. Bạn có thể khuyên em bạn tìm đến bác sĩ điều trị trước đây hoặc tìm đến một chuyên gia khác. Nếu tìm đến một chuyên gia khác, gia đình cần cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình điều trị trước đây, các loại thuốc đã sử dụng và các triệu chứng hiện tại của người bệnh.
Bác sĩ sẽ bắt đầu với việc cho bệnh nhân uống thuốc lại từ đầu. Cũng có trường hợp người bệnh kháng lại thuốc chống trầm cảm đã sử dụng trước kia và bác sĩ sẽ phải tìm ra một loại thuốc khác cho họ.
Chị Liên nên khuyên em mình đi khám bác sĩ để được chẩn đoán lại và có phương án điều trị nếu bệnh trầm cảm tái phát. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi