Dinh dưỡng dành cho người hay tê tay chân - nên và không nên ăn gì
Tê tay chân là một triệu chứng khá phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để chữa trị. Các chuyên gia đã chia sẻ rằng việc có một chế độ dinh dưỡng tốt có thể sẽ giúp cho bạn khắc phục đáng kể triệu chứng này. Cùng xem các chuyên gia chia sẻ như thế nào về chế độ dinh dưỡng cho người hay tê tay chân - nên và không nên ăn gì.
Tê tay chân xảy ra ở cả nam và nữ, và ở mọi lứa tuổi. Tê tay chân là tình trạng cánh tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân bị tê mỏi, giảm hoặc mất cảm giác, hay cảm thấy râm ran như bị kim châm, kiến bò, cử động có thể khó khăn. Nếu tê tay chân ở giai đoạn nặng thì có thể không cầm nắm được, hoặc tệ hơn là không đi lại được và phải nằm một chỗ.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tê tay chân. Hai nguyên nhân chính là giảm lượng máu nuôi và chèn ép thần kinh chi phối vùng bị tê, thường là do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, có thể do lao động năng, chấn thương, ngủ sai tư thế,…Bên cạnh đó, thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân thường gặp và rất hay bị bỏ sót.
Để biết rõ hơn về những nguyên nhân gây ra triệu chứng tê tay chân, bạn có thể xem tại Nguyên nhân gây ra tê tay chân.
Bị tê tay chân thường là do thiếu chất gì?
Tê tay chân hay xảy ra ở những người thiếu canxi, thiếu kali, thiếu acid folic, thiếu vitamin B1, vitamin B12…, hay nói cách khác thường gặp ở những người gầy yếu, kém ăn, phụ nữ có thai và trẻ em suy dinh dưỡng.
Khi bị tê tay chân do thiếu chất, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tăng cường các loại thực phẩm giàu dưỡng chất trên.
Thạc sĩ - Bác sĩ Lại Quốc Thái
Khoa: Cơ xương khớp, Nội tổng quát
Nơi làm việc: Bệnh viện Nhân Dân 115, Becamex
Kinh nghiệm: 16 năm
Liên hệ: 1900 1246
Dinh dưỡng dành cho người hay tê tay chân
Bị tê tay chân nên ăn gì?
- Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, K như nấm, cá, sữa tươi nguyên kem, đậu phụ, lòng đỏ trứng, tôm, sữa đậu nành, kem chua, ngũ cốc, rau xanh, rau mầm,…
- Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm như nho, chuối, sữa bò, sữa chuối, rau cải, rong biển,…
- Sữa: có chứa nhiều canxi giúp cải tạo xương khớp, tốt cho cơ thể phòng ngừa các bệnh xương khớp gây tê tay chân.
- Chè xanh: có chứa flavonoid, đây là chất chống oxy hóa mạnh, giúp phòng chống loãng xương và thiếu canxi. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên uống quá nhiều chè xanh trong ngày, sẽ ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh.
- Bột amla: Quả amla hay còn gọi là quả lý gai có nguồn gốc từ Ấn Độ được sử dụng trong các sản phẩm như bánh kẹo, mứt, bột, đồ ngâm, trong khi một số chỉ đơn giản là ăn ngay. Bột amla được bào chế từ quả amla. Khi trộn với mật ong, nó thanh lọc máu và giúp tăng lưu thông máu.
- Nghệ: Củ nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể của bạn. Bột nghệ đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một loạt các bệnh. Tác dụng chống viêm của nó sẽ giúp giảm tê và khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng.
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Để ngăn chặn tê và cảm giác ngứa rần ở bàn tay và bàn chân của bạn, cần thiết phải ăn các thực phẩm giàu vitamin B, đặc biệt là B6 và B12. Những vitamin này cần thiết cho chức năng thần kinh khỏe mạnh. Do đó, khi thiếu hụt chúng có thể gây ra cảm giác tê ở bộ phận cơ thể như bàn tay, cánh tay, ngón tay và chân. Một số thực phẩm giàu vitamin B là trứng, bơ, chuối, đậu, cá, bột yến mạch, pho mát, sữa chua, các loại hạt và hoa quả khô. Phải kể đến ở đây là quế, nhờ chứa nhiều vitamin nhóm B quan trọng, mà quế giúp cải thiện lưu lượng máu đến cánh tay và chân của bạn, do đó giúp điều trị tê ở bàn tay và bàn chân.
- Thực phẩm giàu magiê: Mức magiê thấp trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây tê ở bàn tay và bàn chân. Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nó kiểm soát các xung động thần kinh, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giải độc, sản xuất năng lượng và hình thành xương và răng khỏe mạnh. Ăn thực phẩm giàu magiê như rau màu xanh đậm, các loại hạt, hạt, bột yến mạch, bơ đậu phộng, cá nước lạnh, bơ, chuối và chocolate đen. Điển hình trong số đó là dầu mù tạt – được dùng rất nhiều từ thời cổ đại trong y học Ayurveda, không chỉ kích thích sự lưu thông máu mà còn cải thiện sức khỏe của các dây thần kinh do chứa nhiều magiê.
Những thực phẩm giàu Vitamin D
Những thực phẩm giàu Vitamin K
Bị tê tay chân không nên ăn gì?
- Đồ ăn mặn: làm cho hàm lượng canxi trong cơ thể bị giảm dễ dẫn đến tình trạng rối loạn canxi gây loãng xương khiến tê tay chân nặng hơn.
- Thực phẩm có tính axit cao: làm cho hàm lượng canxi, magie bị giảm dễ dẫn đến tình trạng tê tay chân, mệt mỏi, thiếu máu, đau nhức người,…Nguyên nhân là do những thực phẩm này kết hợp với các chất như clo, lưu huỳnh khiến cho quá trình biến đổi chất bị dừng lại…
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị tê tay chân nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng sớm, giúp cho cơ thể hấp thụ và tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời, giúp ngăn ngừa loãng xương.
Tập thể dục cũng là một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi những cảm giác tê, phục hồi cảm giác và vận động tay chân. Mỗi một phần cơ thể của bạn có thể được hưởng lợi từ sự tăng lưu thông, vận động và tập thể dục toàn thân.
Trái lại, người bệnh tuyệt đối không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, không nên ngồi xổm hoặc mang vác nặng. Ngoài ra, khi thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh thì cũng cần phải giữ ấm cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý rằng khi tình trạng tê tay chân kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và các biện pháp tự chữa trị tỏ ra không hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi