Rối loạn chơi game - nghiện game, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn chơi game hay nghiện game được WHO liệt kê là một trình trạng sức khỏe tâm thần và thuộc nhóm những rối loạn do những hành vi có tính nghiện ngập.
- Những tác hại của rối loạn chơi game
- Triệu chứng của rối loạn chơi game
- Định nghĩa rối loạn chơi game bằng ngôn ngữ đời thường
- Nghiện game: Bạn có cần sự giúp đỡ không?
- Có phải tất cả những người chơi game đều lên lo lắng về việc mắc rối loạn chơi game?
- Nên làm gì nếu một người có khả năng mắc rối loạn chơi game?
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
Sau một thập niên giám sát hoạt động chơi game trên máy vi tính, WHO quyết định phân loại một số người chơi game quá mức là đối tượng có vấn đề tâm thần. Đó là những người ưu tiên chơi game hơn các hoạt động, sở thích khác trong cuộc sống và đã kéo dài tình trạng này quá 1 năm, theo tiêu chí được phác thảo.
1. Những tác hại của rối loạn chơi game - nghiện game
Vấn đề thực sự là chơi game ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người đó. Nếu một hoạt động có ích cho bản thân bạn và không gây hại cho người khác thì nó không được gọi là một rối loạn. Vì thế, trong ICD-11, WHO đã cho thấy rối loạn chơi game thực sự có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của một người.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn chơi game
WHO đã đưa ra những tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chơi game nếu một người có những hành vi sau:
- Mất kiểm soát đối với việc chơi game (ví dụ quyết định có chơi hay không, hoàn cảnh chơi, tần suất, cường độ, thời gian chơi và khi nào thì dừng lại)
- Tăng mức độ ưu tiên dành cho việc chơi game, khi mà trò chơi điện tử được ưu tiên hơn các lợi ích cuộc sống khác và hoạt động thường ngày
- Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
3. Định nghĩa rối loạn chơi game bằng ngôn ngữ đời thường
Bạn có thể bị mắc bệnh rối loạn chơi game nếu bạn:
- Chơi game kiểm soát bạn và bạn không thể kiểm soát hoạt động này.
- Chơi game khiến bạn xa rời những việc đáng lẽ bạn nên làm.
- Bạn tiếp tục chơi game dù bạn biết rằng nó đang tổn hại đến đời sống của bạn.
Và cuối cùng, những triệu chứng này cần kéo dài ít nhất 12 tháng, trừ khi có một tình huống khẩn cấp xảy ra, để được chẩn đoán là mắc rối loạn chơi game.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
4. Nghiện game: Bạn có cần sự giúp đỡ không?
Dù không hoàn toàn chuẩn xác, nhưng dựa vào những câu hỏi tương tự của những rối loạn nghiện khác, bạn có thể trả lời những câu hỏi dưới đây để xác định xem bạn có cần sự giúp đỡ của những chuyên gia y tế hay không:
- Bạn có tự cảm thấy cần cắt giảm việc chơi game lại không?
- Bạn có cảm thấy khó chịu vì người khác chỉ trích việc bạn chơi game?
- Bạn có bao giờ cảm thấy tồi tệ hay tội lỗi với việc chơi game?
- Có phải game là thứ đầu tiên bạn nghĩ đến khi thức dậy vào buổi sáng?
Đây là những dấu hiệu chung cần tìm kiếm đối với một chứng nghiện, tuy nhiên vẫn có những thứ khác. Như bạn có sự thay đổi về tâm trạng theo chiều hướng tiêu cực từ khi bạn bắt đầu thói quen này không? Bạn có tự thấy bản thân mình giảm những mối quan hệ xã hội – mất liên lạc với bạn bè, gia đình? Hiệu suất tại trường học hay nơi làm việc của bạn giảm sút mà không có điều gì khác có thể lý giải?
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
5. Có phải tất cả những người chơi game đều bị rối loạn chơi game?
Những nghiên cứu cho thấy rối loạn chơi game chỉ ảnh hưởng đến một tỉ lệ nhỏ những người chơi. Tuy nhiên, những người chơi game nên chú ý đến thời gian họ bỏ ra cho việc chơi game, đặc biệt là khi họ bắt đầu ưu tiên nó hơn nhưng hoạt động hằng ngày khác, cũng như bất kì thay đổi nào về sức khỏe thể chất hay tâm thần và hoạt động xã hội mà có thể là do hành vi chơi game của họ.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK
Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury
_____________________________
6. Nên làm gì nếu một người có khả năng mắc rối loạn chơi game?
Việc hiểu rối loạn chơi game là gì giúp người ta có một khái niệm rõ ràng hơn về cách nhận ra cũng như đối phó với rối loạn này, đặc biệt là đối với một phụ huynh muốn xác định rằng con mình có mắc rối loạn này hay không. Thông thường, nếu bạn bảo với con bạn rằng chúng không được làm điều gì đó, chúng có thể sẽ cảm thấy có động lực hơn để làm việc đó hay khám phá thêm vì bố mẹ chúng cấm cản. Khi đưa ra định nghĩa về rối loạn này, mọi người lo rằng “mọi game đều xấu xa hay có ảnh hưởng không tốt”. Tuy nhiên, điều này không chính xác trong mọi trường hợp. Chơi game có thể có nhiều ích lợi, nó có thể tăng cường sự phối hợp tay - mắt, kĩ năng giải quyết vấn đề và giúp mọi người kết nối với nhau. Thậm chí có những game được xây dựng với mục đích hỗ trợ cho một số tình trạng sức khỏe. Điều quan trọng là khiến trẻ hiểu được tổng quát về rối loạn này, và giúp chúng nhận ra khi nào chúng trở nên nghiện game.
Phụ huynh nên quan tâm chú ý đến con mình và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế kịp thời để tránh những tác hại của rối loạn chơi game.
Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.
>>> Nên đọc thêm:
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi