Những điều cần biết về bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
Người mắc bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn nghĩ rằng người khác sẽ hãm hại hay nói xấu họ dù không có bất kì bằng chứng nào chứng tỏ được.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì?
Rối loạn nhân cách hoang tưởng được xếp vào nhóm A – nhóm rối loạn nhân cách lập dị/kì cục, nghĩa là hành vi của người bệnh được xem là kì lạ hoặc không giống với mọi người.
Người mắc chứng rối loạn nhân cách hoang tưởng không bao giờ tin tưởng người khác, lúc nào cũng nghĩ những người xung quanh họ luôn tìm cách hãm hại họ, nói xấu họ, ngay cả người thân cận nhất cũng có khả năng làm hại họ.
Họ không tin vào bất kì ai khác, lúc nào cũng có suy nghĩ thù hận, hằn học, khinh bỉ, thậm chí tấn công người khác ngay cả khi người đó chỉ đưa ra bình luận vô tội về người mắc bệnh. Do đó người bệnh thường dễ cảm thấy giận dữ và căm ghét người khác.
Người mắc bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn nghi ngờ mọi người sẽ làm điều xấu với mình dù không có bất kì bằng chứng nào chứng minh được điều đó. Vì vậy thói quen đổ lỗi người khác và không tin tưởng hình thành, có thể ảnh hưởng tới khả năng tạo các mối quan hệ gần gũi với những người xung quanh. Những người mắc bệnh này thường:
- Nghi ngờ về lòng trung thành của người khác, luôn tin rằng họ đang bị lợi dụng vì mục đích xấu xa nào đó
- Khó tin tưởng vào người khác hoặc không tiết lộ thông ttin cá nhân do lô sợ các thông tin sẽ được sử dụng để chống lại họ
- Thù dai và luôn giận dữ
- Quá nhạy cảm và không thích bị chỉ trích
- Luôn đọc ra các thông điệp bí ẩn trong các nhận xét thông thường của người khác hoặc vẻ bề ngoài của người khác
- Nhận ra có người bàn tán về vẻ ngoài của họ dù không rõ ràng và thường phản ứng lại một cách giận dữ và nhanh chóng trả đũa người khác
- Luôn nghi ngờ bạn đời/người yêu lừa dối mình dù không có bằng chứng rõ ràng
- Thường lạnh lùng và xa cách với người thân, có thể trở thành người kiểm soát và ganh tị
- Không nhận rõ vai trò của họ trong các cuộc cãi vã và tin rằng họ luôn đúng
- Rất khó khăn để giải tỏa tâm lí
- Luôn có thái độ thù địch, cứng đầu và hay cãi nhau
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện giờ nguyên nhân chính gây rối loạn nhân cách hoang tưởng vẫn chưa biết được, nhưng nhiều người tin rằng bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng là kết quả của sự kết hợp của gen di truyền và yếu tố tâm lí.
Trên thực tế, bênh rối loạn nhân cách hoang tưởng thường hay xảy ra ở những người có người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt, gợi ý có sự liên quan giữa 2 bệnh với nhau.
Các trải nghiệm sớm thời thơ ấu, bao gồm các sang chấn về thể chấn hoặc tình cảm cũng có thể là một trong các yếu tố phát triển bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng.
- Để hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần phân liệt, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
3. Các yếu tố nguy cơ
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng tới hiện nay vẫn chưa biết được, nhưng các yếu tố dưới đây dường như làm gia tăng khả năng phát triển hoặc kích hoạt chứng rối loạn nhân cách như:
- Tiền sử gia đình có người mắc chứnng rối loạn nhân cách hoặc các bệnh tâm thần khác
- Bị ngược đãi, gia đình không đầm ấm lúc thơ ấu
- Được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi thời thơ ấu
- Có nhiều biến thể của các chất dẫn truyền thần kinh và biến đổi cấu trúc não
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Cách phòng bệnh
Do những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng còn chưa được làm rõ, dẫn đến những biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn đa nhân cách cũng chưa được xác định cụ thể.
Nhưng theo lời khuyên của các bác sĩ ở Hello Doctor, nếu có một lối sống lành mạnh, có một nhân cách mạnh mẽ, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thì sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi