11 điều không nên làm với bệnh nhân rối loạn nhân cách ái kỷ

11 điều không nên làm với bệnh nhân rối loạn nhân cách ái kỷ

Đặc điểm nổi bật của những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ chính là sự thiếu thấu cảm người khác và nhu cầu được mọi người ngưỡng mộ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ thường kiêu căng, ngạo mạn, tự cao, tự cho mình là trung tâm và luôn cho rằng mình rất hấp dẫn. Ngoài ra, những người đó còn thường mang trong đầu những ý nghĩ kì quái mang tính chủ quan (như tài hoa, sự thành công và sắc đẹp của bản thân) và luôn muốn nhận được sự đối đãi đặc biệt từ mọi người. Những dấu hiệu đó có xu hướng xuất hiện vào giai đoạn sớm của lứa tuổi thanh thiếu niên và phải được quan sát nhận định trong nhiều ngữ cảnh khác nhau bao gồm trong công việc và trong các mối quan hệ xã hội.

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ thường nghĩ rằng bản thân mình là nhất, là tuyệt vời, đặc biệt và có xu hướng kết giao với những người mà họ nghĩ là độc nhất vô nhị theo một khía cạnh nào đó. Họ luôn có nhu cầu cực kì cao được ngưỡng mộ và được mọi người chú ý. Bên cạnh đó, họ rất khó chấp nhận và dễ cảm thấy tổn thương khi thất bại hay bị người khác chỉ trích.

Nguyên nhân của chứng rối loạn này vẫn chưa được hiểu rõ. Các yếu tố di truyền, sinh học hay các trải nghiệm đầu đời có thể đóng một vai trò nào đó trong sự tiến triển của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu của bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ

Các dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ

Một người được gọi là mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ khi có năm hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:

  • Cường điệu hóa sự quan trọng của bản thân.
  • Luôn bị ám ảnh bởi các yếu tố như sự thành công, quyền lực, sắc đẹp, trí thông minh hay những câu chuyện lãng mạn.
  • Luôn tin rằng mình là người rất đặc biệt và chỉ những người đặc biệt mới có thể hiểu được mình.
  • Đòi hỏi sự quan tâm, chú ý và ngưỡng mộ từ người khác.
  • Có tham vọng được mọi người đối xử đặc biệt.
  • Lợi dụng những người xung quanh để đạt được mục đích của bản thân.
  • Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, chỉa sẻ và thấu cảm người khác.
  • Luôn đố kị với những người xung quanh hoặc luôn nghĩ rằng mọi người ghen tỵ với mình.
  • Luôn có thái độ và cách cư xử ngạo mạn.

Có 50-75% những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ là nam giới. Hơn nữa, bệnh này có xu hướng dễ gặp ở tuổi thanh thiếu niên, nhưng không có nghĩa là chứng rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ tiến triển sau đó.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Những điều không nên đối xử với người bị rối loạn nhân ái kỷ

Những điều không nên làm với người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ

Có rất nhiều nguyên tắc khác nhau khi đối diện với những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Sau đây là 11 điều không nên làm khi tiếp xúc với những bệnh nhân đó:

1. Không nên hạ thấp giá trị của họ

Hình ảnh bản thân là tất cả của những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Họ cố gắng làm việc thể khẳng định ưu thế của bản thân và chứng minh rằng những người khác luôn kém cỏi hơn mình. Nhưng điều quan trọng là những bệnh nhân đó không hề mạnh mẽ, bởi ẩn sau vẻ bề ngoài đó là cảm giác trống trãi. Chúng ta có thể thông cảm đối với họ nhưng không được để vẻ bề ngoài đó lừa dối.

2. Không nên chia sẻ thông tin cá nhân đối với họ

Vì càng chia sẻ những thông tin cá nhân, họ sẽ càng dùng nó để chống lại bạn, khiến bạn bẽ mặt và thao túng bạn, đặc biệt là khi cần thiết hay những lúc bạn yếu thế nhất. Nói chung là hãy hạn chế thông tin chia sẻ với những người mắc chứng rối loạn nhân cách này. 

3. Đừng bào chữa cho những suy nghĩ, cảm giác và hành động của bạn

Họ thường cố gắng khiến cho những người khác tự bình phẩm về hành động của bản thân, bằng cách chỉ ra, đưa các câu hỏi dẫn dắt và có những hành động như thể bạn cần phải giải thích rõ cho họ nghe. Những phương pháp có thể giúp ích trong trường hợp này: không bào chữa, không tranh luận, không phản kháng và không giải thích. Bạn không cần phải giải thích hay bào chữa bản thân. Hơn nữa, việc tranh cãi hay phản kháng sẽ khiến cho họ có những hành động trái ngược. Nói chung, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ rất thích chiến thắng, tranh đua, không thích lắng nghe người khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Đừng xem nhẹ tính cách của họ

Hành vi và sự ham muốn được chú ý của những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Theo thời gian, mọi người có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và thất bại trong việc bắt kịp những hành vi đó. Đừng nhầm lẫn rằng việc lừa dối, thao túng và hạ bệ người khác là sai trái. Đôi khi những điều đó giúp họ vượt qua mọi chuyện.

5. Đừng hy vọng họ sẽ chịu trách nhiệm

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách này khi làm điều sai trái thường hiếm khi xin lỗi hay nhận lấy trách nhiệm. Họ luôn nghĩ việc họ làm là đúng và có quyền hơn người khác. Vì vậy, việc bắt những người này chịu trách nhiệm về những việc sai họ đã làm sẽ tốn rất nhiều thời gian. Nếu bạn muốn chỉ ra chỗ, hãy làm như đó là việc bạn cần nói ra chứ không phải do bạn mong đợi họ nghe và xác nhận lỗi lầm đó.

6. Đừng cho rằng họ sẽ chia sẻ những quan điểm về thế giới với bạn

Nếu bạn mong muốn những người mắc chứng rối loạn nhân cách này sẽ chia sẻ với bạn thì bạn đã sai lầm. Họ là người luôn xem người khác như nguồn đem lại sự hài lòng cho bản thân. Từ ngữ mà họ dùng thường là công cụ hay vũ khí hơn là chia sẻ. Họ có ham muốn mãnh liệt được chú ý. Tất cả đều xuất phát từ cảm giác không vững chắc, dễ lay động từ bản thân. Nếu biết được điều này, bạn sẽ tránh được việc đặt mong đợi sai lầm và thiết lập được ranh giới phù hợp.

7. Đừng cố gắng đánh hạ những người đó trong lĩnh vực của họ

Hãy nhớ rằng những người mắc chứng rối loạn nhân cách này dành cả cuộc đời để hoàn thiện mục tiêu của họ. Họ rất sợ bị thất bại, chỉ trích hay trở nên yếu thế. Vì vậy, những người đó luôn cố gắng hết sức để duy trì hình ảnh, củng cố nguồn lực để tự thúc đẩy mình. Hơn nữa, việc gắng sức hạ bệ họ giống như việc một tay nghiệp dư đang cố gắng chống lại một tay đầy kinh nghiệm. Do đó, hãy chuyên tâm vào lĩnh vực của mình và thành thật với giá trị của bản thân.

8. Đừng hành động một cách chủ quan 

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ thường thích lợi dụng người khác nhiều nhất có thể. Họ có thể sẽ đối xử với bạn rất thân thiết, nhưng ít ai có khả năng chống lại ham muốn được lợi dụng, thao túng những người xung quanh. Một khi bị đối xử như thế, bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn và buồn bã. Hãy nhớ rằng, đó không phải là tính cách của họ mà đó chỉ là việc mà những người rối loạn nhân cách ái kỷ thực hiện.

9. Đừng kỳ vọng vào lòng thấu cảm của họ

Những người rối loạn nhân cách ái kỷ thường không có sự quan tâm, thông cảm, thấu hiểu người khác. Lòng thấu cảm bắt nguồn từ sự xem trọng một cách công bằng giá trị của mọi người. Và đó là những điều mà họ không có. Vì vậy, thay vì kỳ vọng vào sự thấu hiểu từ họ, hãy tự yêu bản thân mình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

10. Đừng mong họ sẽ thay đổi

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách này rất khó thay đổi. Qua thời gian, họ có thể thay đổi hành vi nhưng là vì cuộc sống của chính họ. Do đó, việc cố gắng thay đổi những người này là vô cùng khó khăn. Thay vào đó, hãy chấp nhận con người họ và tập trung vào việc chăm sóc họ.

11. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của họ

Họ bị ám ảnh bởi sự chú ý, thành công, giàu có, quyền lực, quyền thao túng,... Đối với họ, đó là những điều vô cùng quan trọng và họ sẽ tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nó, ngay cả việc phản bội những người xung quanh. Đó là những thứ mà bạn cần phải đối mặt.

Chúng ta có thể khoan dung với họ nhưng không có nghĩa là cho phép họ làm tổn thương và lợi dụng chúng ta. Đó là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người trong việc tự chăm sóc bản thân. Đó không phải là ái kỷ mà là sống một cách lành mạnh.

Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ thì nên đưa người bệnh đi khám và điều trị. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ. Các bác sĩ của Hello Doctor với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp đỡ người bệnh điều trị bệnh một cách tốt nhất. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung