Cách điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời và biện pháp phòng ngừa

Cách điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời và biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp chữa bệnh mất trí nhớ tạm thời chủ yếu là thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, việc điều trị thuốc hoặc các phương pháp can thiệp khác là không thực sự cần thiết.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Để biết đầy đủ thông tin về các dấu hiệu, nguyên nhân gây ra bệnh, bạn có thể xem tại bài viết: Bệnh mất trí nhớ tạm thời.

1. Các cách điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời

Một điều cần phải nhớ, đó là không cần thiết điều trị cho chứng mất trí tạm thời, nó có thể tự khắc phục và không có biến chứng lâu dài.

Khi gặp các biểu hiện của bệnh mất trí nhớ tạm thời, bạn nên làm gì?

- Nếu quá lo lắng cho tình trạng của mình thì bạn nên đi khám để được tư vấn một cách đầy đủ nhất.

- Nếu một người bạn hoặc thành viên gia đình có các triệu chứng trên, hãy đi cùng người đó đến bệnh viện, bởi vì họ sẽ không nhớ đực các sự kiện gần đây, bạn sẽ là người cung cấp thông tin quan trọng cho bác sĩ.

- Lưu ý bất kỳ dấu hiệu đi kèm như tê, yếu hoặc run rẩy,… nhằm loại trừ các tình trạng nguy hiểm.

- Nói cho nhân viên y tế về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng.

Mất trí nhớ tạm thời là rối loạn trí nhớ gặp ở nhiều người, nhất là khi tuổi tác càng tăng. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh, học cách quản lý công việc hàng ngày một cách khoa học là cách hữu ích giảm thiểu chứng mất trí nhớ tạm thời.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các biện pháp phòng ngừa tình trạng mất trí nhớ tạm thời

a. Giảm thiểu stress

Thiền định là cách giảm căng thẳng hiệu quả

Thiền định là cách giảm căng thẳng hiệu quả

- Thiền và nghe nhạc là phương pháp hiệu quả giúp giảm căng thẳng và làm chậm quá trình mất trí nhớ sớm ở người cao tuổi bị suy giảm nhận thức.

- Theo một nghiên cứu, thiền và nghe nhạc trong thời gian ba tháng cải thiện đáng kể chức năng bộ nhớ chủ quan và hiệu suất nhận thức khách quan. Sự tồn tại của trí nhớ còn tăng thêm ba tháng sau khi tập thiền.

- So với giấc ngủ sinh lý thì ngồi thiền còn tốt hơn, trong trạng thái tĩnh bạn sẽ thực sự làm chủ được từng ý nghĩ của mình.

- Chỉ cần 30p thiền và yoga mỗi ngày cũng ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng và chức năng não và khả năng nhận thức.

b. Tập luyện não

Tập luyện não sẽ giúp cho não bộ khỏe mạnh hơn

Tập luyện não sẽ giúp cho não bộ khỏe mạnh hơn

Để khỏe mạnh, bộ não cần luyện tập tương tự cơ bắp, tập luyện mỗi ngày giúp tư duy nhanh hơn, cải thiện trí nhớ, ngoài ra còn giúp bạn tĩnh tâm hơn.

- Tập thói quen ngủ trưa: khoảng 15p ngủ trưa đủ để não bộ hồi phục trong suốt quá trình hoạt động buổi sáng.

- Học tập mọi lúc mọi nơi: đừng bao giờ ngừng học hỏi bất kỳ thứ gì xung quanh bạn, dần dàn bộ não sẽ quen với việc không chỉ dừng lại ở một phần thông tin mà muốn hiểu biết nhiều hơn. Hãy nắm lấy bất cứ cơ hội học tập nào từ người khác – những người có kiến thức rộng hơn bạn trong một lĩnh vực nào đó.

- Viết: nghiên cứu cho thấy, chữ viết tay mang dấu ấn cá nhân và làm cho bạn thông minh hơn. Hãy sắm cho mình một quyển sổ tay và tạo thói quen ghi nhật ký, lên kế hoạch,…

- Học ngôn ngữ mới là một trong những cách có lợi cho não bộ, xem phim, nghe nhạc, đọc báo song ngữ khi rảnh rỗi để kích thích não phát triển tốt hơn.

- Chơi các trò chơi trí tuệ như ô chữ, quiz IQ, trắc nghiệm tâm lý,… 

- Trải nghiệm những thử thách mới: một bộ não “rỗng” sẽ khiến nó hoạt động trì trề, vì vậy hãy tự tạo cho mình nhiều thử thách khác nhau để não bộ hoạt động. Tích góp những kỹ năng mới luôn là cách rèn luyện não hữu hiệu.

- Ghi chú lại những suy nghĩ của bản thân, vì sau này chắc chắn bạn sẽ quên mất nó, viết ra giúp bạn sắp xếp lại mọi thứ rõ ràng và có thời gian tư duy vào từng vấn đề.

- Cảm xúc tích cực là năng lượng cho bộ não vận hành.

c. Khởi động đồng hồ sinh học

Đôi khi bạn cảm thấy buồn ngủ cả ngày, đó là do có sự đảo lộn đồng hồ sinh học, vì vậy hãy khởi động lại hệ thống và nói không với caffeine và đường- vì chúng là kẻ thù lớn nhất cho năng lượng trí não.

Ngủ đủ 8 tiếng một ngày: các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ là một nhân tố chính gây ra sự suy giảm nhận thức và căn bệnh Alzheimer.

d. Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp phòng chống bệnh mất trí nhớ tạm thời hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp phòng chống bệnh mất trí nhớ tạm thời hiệu quả

Nguyên tắc đầu tiên là uống đủ nước, bởi nước chiếm tới 70% cơ thể và 80% của bộ não. Do đó, nếu chúng ta không cung cấp đủ nước thì bộ não sẽ không tươi tỉnh, làm việc kém hiệu quả. 

Một nguồn cung cấp protein dồi dào liên quan mật thiết đến việc tăng cường trí não chính là cá - giàu axit béo và omega-3 là chìa khóa cho sức khỏe của não bộ. 

Chế độ ăn uống có giàu thịt cá giúp làm giảm khả năng suy giảm trí nhớ cũng như đột quỵ và các bệnh về thần kinh. Hơn nữa, chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường trí nhớ, đặc biệt khi chúng ta lớn lên.

Bạn nên ăn cá ít nhất hai bữa mỗi tuần.

Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và trái cây như bơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giảm cholesterol xấu. Điều này làm giảm nguy cơ tạo mảng bám và tăng cường lưu thông máu, cung cấp các chất một cách đơn giản và tươi ngon để kích hoạt các tế bào não.

Một số nhà nghiên cứu rất lạc quan về nhân sâm, cây bạch quả, và sự kết hợp giữa vitamin, khoáng chất, thảo mộc cùng tác động của chúng lên não, nhưng vẫn cần thêm bằng chứng.

Lợi ích cho trí não của bạn: Hãy phấn đấu để có một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ các loại thực phẩm lành mạnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Mất trí nhớ tạm thời

Các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh mất trí nhớ tạm thời
Biểu hiện mất trí nhớ đột ngột, hoàn toàn thoáng qua, sau đó bộ nhớ sẽ dần dần ổn định trở lại là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh mất...
Bệnh mất trí nhớ tạm thời ở người trẻ do nguyên nhân nào gây ra?
Bệnh mất trí nhớ tạm thời không thường xuyên xảy ra ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan với căn bệnh này. Cùng chúng tôi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Ngọc Anh

    Mẹ của tôi đã từng bị mất trí nhớ tạm thời nên tôi rất lo lắng. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích như vậy.

    03/10/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung