Các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh mất trí nhớ tạm thời
Biểu hiện mất trí nhớ đột ngột, hoàn toàn thoáng qua, sau đó bộ nhớ sẽ dần dần ổn định trở lại là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh mất trí nhớ tạm thời.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Khái niệm bệnh mất trí nhớ tạm thời
Mất trí nhớ tạm thời là tình trạng đột ngột tạm thời mất trí nhớ, với nguyên nhân không phải là do các rối loạn như nhiễm trùng, đột quỵ, động kinh hoặc chấn thương đầu. Đây là một rối loạn thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Mất trí nhớ tạm thời là do sự tổn thương của não bộ, khiến cho não bộ mất đi một khoảng kí ức trong thời gian gần đây, nhưng phần kí ức của những năm trước vẫn còn.
2. Những biểu hiện của bệnh mất trí nhớ tạm thời
- Tình trạng mất trí nhớ xảy ra bột phát, đột ngột, thoáng qua:
Người bệnh sẽ không thể nhớ bất kỳ sự kiện gần đây bao gồm những gì đã xảy ra một ngày, một tuần hoặc cho đến một năm trước đây. Thời gian phát bệnh thường trong vòng 24 và trí nhớ sẽ dần dần hồi phục trở lại.
- Hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi khi đang nói chuyện và không biết mình đang ở đâu, vị trí, thời gian nào:
Trong lúc mất trí nhớ tạm thời, người bệnh thường không nhận biết được đường đi và phương hướng, ngay cả những địa điểm, con đường quen thuộc.
Bên cạnh những dấu hiệu và triệu chứng đã nêu, một biểu hiện phổ biến của chứng mất trí nhớ tạm thời bao gồm các câu hỏi lặp đi lặp lại, thường là của cùng một câu hỏi - ví dụ, "Tôi đang làm gì ở đây?" hay "Làm thế nào tôi ở đây? Nói cách khác, người bệnh sẽ hay đưa ra những câu hỏi về nơi họ đang ở hay những câu hỏi về thời gian, địa điểm.
Người bệnh có thể không nhớ được ngày tháng, các mùa trong năm và mốc thời gian. Họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu một điều gì đó khi điều đó không xảy ra ngay lập tức. Đôi khi, họ quên mất mình đang ở đâu hay làm sao họ đến được nơi đó.
Điều này khác với chứng lú lẫn thừơng thấy ở người già là đối với chứng lú lẫn thông thường là họ có thể cảm thấy mơ hồ về các ngày trong tuần nhưng sẽ nhớ ra sau đó.
- Đặt đồ vật nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng lại các bước:
Khác với các chứng bệnh mất trí nhớ khác (có phần nghiêm trọng hơn) hay với chứng bệnh Alzheimer, người mắc chứng mất trí nhớ tạm thời không xuất hiện các triệu chứng như tê liệt tay chân, co giật hoặc không bị động kinh, chấn thương đầu thời gian gần đây. Họ cũng không bị thay đổi nhiều về tính cách, phản ứng.
Và đặc biệt là họ không gặp khó khăn trong việc nhận thức và làm những hoạt động sinh hoạt thường ngày. Những kỷ niệm cũ hơn ngược lại có thể vẫn còn nguyên vẹn và họ vẫn có thể nhớ được họ là ai và nhận ra các thành viên trong gia đình.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Biến chứng và hậu quả của chứng bệnh mất trí nhớ tạm thời
Bệnh tuy bước đầu vô hại, tuy nhiên nếu thờ ơ các biểu hiện của bệnh, chứng mất trí nhớ tạm thời có khả năng phát triển thành bệnh mất trí nhớ, khi ấy kí ức của chúng ta sẽ khó có thể lấy lại được.
Bệnh cũng có thể biến chứng thành chứng bệnh trầm cảm, điều này là vô cùng nguy hiểm vì khi bị trầm cảm nặng, bệnh nhân sẽ thường có xu hướng suy nghĩ bi quan về việc tự tử và cái chết.
Vì vậy, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ tạm thời, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để sớm nhận được sự điều trị. Bạn có thể tham khảo thêm cách điều trị tại bài viết "Điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời"
4. Phương pháp phòng bệnh mất trí nhớ tạm thời
- Chế độ ăn: Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. bổ sung những thực phẩm có chứa omega-3, sắt, DHA,…
- Chế độ tập luyện: Bên cạnh việc tập thể dục thể thao để có một cơ thể dẻo dai, tràn đầy năng lượng, hãy quan tâm đến sức khỏe trí não bạn bằng việc luôn để đầu óc thoải mái, thư giãn bằng những trò chơi ghép hình, giải câu đố, nghe nhạc, nghe radio, học một ngoại ngữ mới,…
- Giao tiếp với mọi người nhiều hơn
- Đừng phụ thuộc quá nhiều vào trí tuệ nhân tạo, hãy tự rèn cho mình khả năng tính toán và tự ghi nhớ
- Chăm lo cho giấc ngủ của bạn, ngủ thiếu giấc khiến đầu óc kém tập trung, giảm khả năng tư duy
Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh mất trí nhớ tạm thời ở người trẻ tuổi.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi