Hướng điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm
Điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm hiện nay có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như điều trị không can thiệp, phẫu thuật, phong bế thần kinh chẩm
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
Điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm
Điều trị không can thiệp
Mục tiêu của phương pháp này là giảm đau. Thông thường cơn đau sẽ giảm hoặc hết khi chườm ấm, nghỉ ngơi hoặc vật lý trị liệu như xoa bóp, dùng thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ. Các thuốc chống co giật cũng có thể làm giảm triệu chứng đau ở người bệnh.
Phong bế dây thần kinh qua da: Đây là phương pháp không chỉ giúp chẩn đoán đau dây thần kinh chẩm, mà còn có thể giảm đau khá hiệu quả. Phương pháp này có thể thực hiện tại các dây thần kinh chẩm hoặc ở một số bệnh nhân, tại các hạch thần kinh C2 hay C3. Điều quan trọng cần lưu ý là steroids sử dụng trong điều trị phong bế dây thần kinh qua da có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
Phẫu thuật
Can thiệp phẫu thuật có thể được xem xét khi người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội, kéo dài và không hiệu quả với điều trị bảo tồn. Những lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật cần phải được cân nhắc kĩ.
Giải ép mạch máu vi phẫu là kỹ thuật ‘bộc lộ’ dây thần kinh bị ảnh hưởng, xác định các mạch máu có thể chèn ép các dây thần kinh và nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi điểm chèn ép. Việc “giải ép” có tác dụng giúp dây thần kinh bớt nhạy cảm, cho phép chúng hồi phục và không gây đau nữa. Các dây thần kinh điều trị có thể bao gồm các rễ thần kinh C2, hạch và thần kinh hậu hạch.
Kích thích thần kinh chẩm, sử dụng máy kích thích thần kinh đưa xung điện qua dây dẫn cách điện luồn dưới da đến gần các dây thần kinh chẩm tại nền sọ. Các xung điện có thể giúp chặn các tín hiệu đau đến não. Lợi ích của phương pháp này là nó xâm hại cơ thể rất ít, các dây thần kinh và cấu trúc xung quanh khác không bị tổn thương vĩnh viễn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Phong bế thần kinh chẩm
Phong bế thần kinh chẩm (occpital nerve block) là một loại kỹ thuật gây tê tại chỗ, tiêm hỗn hợp dung dịch bao gồm thuốc gây tê và thuốc chống viêm corticoid vào dây thần kinh chẩm nhằm cắt đứt đường dẫn truyền những kích thích gây đau đi qua thần kinh chẩm. Đây là phương pháp được áp dụng vừa để chẩn đoán xác định, vừa để điều trị kiểm soát đau nửa đầu có nguyên nhân tổn thương thần kinh chẩm.
- Chỉ định
- Chẩn đoán đau đầu do tổn thương thần kinh chẩm
- Điều trị đau đầu do tổn thương thần kinh chẩm
- Chống chỉ định
- Không có chống chỉ định tuyệt đối
- Chống chỉ định tương đối khi có tổn thương phần mềm dưới da vùng chẩm: viêm da, áp xe phần mềm, dị dạng động tĩnh mach...
- Nguyên lý kỹ thuật
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là chặn đường dẫn chuyền thần kinh cảm giác của các thần kinh chẩm. Có 2 phương pháp chặn đường dẫn truyền thần kinh được áp dụng phổ biến hiện nay đó là sử dụng các thuốc gây tê tại chỗ và sử dụng đốt sóng cao tần (radio-frequency ablation) và phương pháp dùng thuốc sử dụng hỗn dịch thuốc gây tê tại chỗ trộn lẫn với thuốc chống viêm corticoid sau đó sẽ được tiêm trực tiếp vào dây thần kinh và phần mềm xung quanh.
Xem thêm Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh chẩm để biết các nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh chẩm.
Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi