Viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm cấp tính xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày, đôi khi kèm theo xuất huyết niêm mạc, nặng hơn là viêm loét. Bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại di chứng.
1. Bệnh viêm dạ dày cấp tính là gì
2. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính
4. Biến chứng bệnh viêm dạ dày cấp tính
5. Điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính
6. Phòng chống bệnh viêm dạ dày cấp tính
1. Bệnh viêm dạ dày cấp tính là gì?
Viêm dạ dày cấp tính là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Đặc điếm lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính là : xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và không để lại di chứng.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp thường được chia làm 4 dạng với các biểu hiện khác nhau:
Viêm lòng dạ dày: Đây là tình trạng niêm mạc phù nề sung huyết và có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Người bệnh thường cảm thấy đau dạ dày, căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, kèm theo nôn và choáng váng.
Viêm dạ dày thể xuất huyết: Xuất hiện những đốm xuất huyết, đôi khi có mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc và các vết xước chảy máu. Tình trạng này thường do rượu, bia hoặc các thuốc NSAIDs gây ra. Nếu xuất huyết nhiều bệnh nhân có thể bị choáng và sốc.
Viêm dạ dày thể ăn mòn: Thường do sự tác động liên tiếp của các chất kích ứng lên niêm mạc dạ dày làm phù nề và hoại tử tại chỗ, sau một thời gian sẽ để lại những mô sẹo. Biểu hiện chính của bệnh là đau thượng vị ngay sau khi niêm mạc dạ dày tiếp xúc với chất kích ứng, sau đó là nôn, thậm chí nôn ra máu, sốc.
Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: dạ dày bị viêm tấy, mưng mủ các vách niêm mạc cùng với thành dạ dày. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, viêm phúc mạc. Bệnh được cải thiện khi có kháng sinh, tuy nhiên hiện nay vi khuẩn đã kháng nhiều loại thuốc.
Triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp tính điển hình là những cơn đau đến đột ngột
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bạn có bất kì triệu chứng viêm dạ dày cấp tính nào hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp tính có nhiều nguyên nhân gây ra và được xếp vào hai nhóm chính: ngoại sinh và nội sinh. Cụ thể như sau:
Các yếu tố ngoại sinh
- Nhiễm vi khuẩn, virus: mà chủ yếu là do loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn Gram âm tồn tại trong môi trường có độ acid cao như dạ dày. Chúng xâm nhập vào dạ dày người mắc bệnh nhiễm khuẩn Hp qua đường miệng rồi cư trú sâu dưới lớp niêm mạc, tạo ra các men bảo vệ chúng tránh khỏi sự tấn công của dịch vị, đồng thời tiết ra các chất độc gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Do thức ăn, đồ uống: Ăn thức ăn nóng quá hay lạnh quá, thức ăn xơ cứng khó tiêu, thức ăn không hợp vệ sinh,… hoặc đồ uống gây kích thích như rượu, bia, cà phê….cũng gây viêm dạ dày cấp tính.
- Do thuốc: Một số thuốc như các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, các kháng sinh, corticoid…làm tăng tiết acid hoặc làm giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho acid tấn công vào lớp niêm mạc gây viêm và xung huyết.
- Nhiễm độc: uống nhầm phải các dung dịch acid hoặc kiềm, thủy ngân, muối kim loại nặng, nitrit bạc… cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính.
Các yếu tố nội sinh
Những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, thông thường do mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn cấp (bệnh cúm, sởi, thương hàn, viêm ruột Crohn…), urê máu cao, mắc bệnh stress nặng, thiếu máu ác tính, chấn thương sọ não, bệnh xơ gan, bệnh tim phổi cấp, dị ứng hải sản (viêm dạ dày do dị ứng)…
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm dạ dày cấp tính
Bệnh viêm dạ dày cấp tính gây ra những tác hại khó lường đến cho người bệnh. Bệnh thường khởi phát đột ngột khiến bệnh nhân không kịp chuẩn bị, các triệu chứng của bệnh khiến cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, đau đớn.
Bệnh viêm dạ dày cấp tính nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm dạ dày mạn tính và đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng viêm dạ dày nguy hiểm như: Hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày,…
5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính
Để điều trị viêm dạ dày cấp tính, trước tiên cần giảm đau nhanh cho người bệnh bằng một số biện pháp đơn giản như ăn nhẹ các thực phẩm lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa. Khi cơn đau giảm bớt người bệnh có thể ăn các thức ăn mềm như bánh mỳ, bánh quy, cơm nát… sau đó mới có thể ăn trở lại như bình thường.
Đối với các nguyên nhân như có sự xuất hiện của vi khuẩn Hp thì cần phải điều trị với các loại kháng sinh. Nếu người bệnh bị viêm dạ dày cấp tính do ăn hoặc uống phải những chất độc hại rất có thể được chỉ định rửa dạ dày. Những yếu tố khác như bị sốc do phẫu thuật, sang chấn tâm lý hoặc do lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, an thần thì cần trấn an người bệnh, tạo một tâm lý thoải mái trong suốt quá trình điều trị bằng các phác đồ dùng thuốc khác.
Tuy vậy, để chữa dứt điểm viêm dạ dày cấp tính, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh những tác nhân gây bệnh nêu trên. Không nên để dạ dày trong tình trạng quá no hoặc quá đói, mà nên ăn đủ bữa và đúng giờ.
Những thực phẩm có tính kích thích niêm mạc dạ dày như rượu bia, ớt, cà phê, trà đặc… nên dùng một cách vừa phải, tránh để bệnh viêm dạ dày cấp tính tái phát, nếu không bệnh sẽ kéo dài dẫn đến thể mãn tính rất khó điều trị.
6. Biện pháp phòng chống bệnh viêm dạ dày cấp tính
Hãy bắt đầu việc phòng ngừa bệnh viêm dạ dày cấp tính bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình:
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống với mức độ vừa phải và không nên ăn khuya trước khi đi ngủ
- Ăn chín uống sôi chống tình trạng dạ dày nhiễm khuẩn
- Sử dụng bia rượu với mức độ vừa phải vì nó rất dễ khiến bạn bị viêm dạ dày
- Tạo thói quen ăn uống đúng giờ để tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có vị chua như cóc, xoài,… thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, hành vì nó sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.
- Các chất kích thích như cà phê, chè đặc, nước uống có ga … sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axít gây hại cho niêm mạc dạ dày.
- Không hút thuốc lá, không thức khuya quá 11h đêm
- Sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và lao động để tinh thần luôn được thoải mái nhất
- Không lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau vì nó rất hại cho bao tử.
- Tập thể dục mỗi ngày nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể,phòng chống bệnh tật, giúp các cơ quan hoạt động nhẹ nhịp nhàng.
Viêm dạ dày cấp tính nên được điều trị dứt điểm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246. Khi bạn điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tại Hello Doctor, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ nhiều bác sĩ từ nhiều chuyên khoa để có thể khám, chữa toàn diện bệnh tật của mình.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật
Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát
Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi